Giải Địa lí 11 trang 117 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 11 trang 117 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 trang 117

1 379 28/07/2023


Giải Địa lí 11 trang 117 Kết nối tri thức

  • Câu hỏi trang 117 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục II và hình 23.1, hãy: Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.

    Dựa vào thông tin mục II và hình 23.1 trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản

    Lời giải:

    - Địa hình và đất: Nhật Bản là một đất nước nhiều đồi núi, địa hình bị cắt xẻ phức tạp.

    + Khu vực đồi núi: chiếm khoảng 4/5 diện tích, phần lớn là núi trẻ, độ cao trung bình từ 1500 - 2000 m; có nhiều núi lửa, chiếm khoảng 10% núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Đất đai chủ yếu là đất: pốt dôn, đất nâu...

    + Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển.

    - Khí hậu: Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới, mang tính chất gió mùa; phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trên 1000 mm/năm. Khí hậu Nhật Bản phân hóa rõ rệt:

    Theo chiều bắc - nam: Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

    Theo chiều đông - tây: sự phân hóa thể hiện rõ ở đảo Hôn-su, phía đông đảo ấm, mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô ráo vào mùa đông; phía tây đảo có mùa đông lạnh hơn, nhiều tuyết.

    + Ở những khu vực địa hình núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

    - Sông, hồ

    + Mạng lưới sông ngòi khá dày, đa số các sông đều ngắn, dốc và có tốc độ chảy lớn. Sông dài nhất là sông Si-na-nô.

    + Có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa trên đảo Hôn-su. Đặc biệt, Nhật Bản có nhiều hồ núi lửa, như hồ Ku-sa-ra, Si-cốt-sư trên đảo Hô-cai-đô,…

    Sinh vật: khá phong phú, có các kiểu rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới.

    + Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô;

    + Rừng lá rộng có ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.

    Khoáng sản

    + Nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là than đá và đồng, các khoáng sản khác (vàng, chì - kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có trữ lượng không đáng kể.

    + Nhật Bản có nhiều suối khoáng nóng tự nhiên.

    Biển: 

    + Đường bờ biển dài 29000 km với vùng biển rộng không đóng băng, bờ biển nhiều vũng vịnh.

    + Vùng biển có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều ngư trường lớn.

    Câu hỏi trang 117 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục II và hình 23.1, hãy: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

    Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản

    Lời giải:

    - Ảnh hưởng của địa hình và đất đai:

    + Nhiều đồi núi, địa hình cắt xẻ phức tạp nên khó khăn trong giao thông vận tải, cư trú.

    + Diện tích đồng bằng và đất thấp rất ít nên hạn chế trong phát triển nông nghiệp, canh tác.

    - Ảnh hưởng của khí hậu:

    Khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

    + Sự phân hóa khí hậu ảnh hưởng đến sự đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ, loại hình du lịch.

    - Ảnh hưởng của sông, hồ:

    + Các sông có giá trị về thủy điện nhưng hạn chế về mặt giao thông.

    + Các hồ cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, có cảnh quan đẹp phục vụ khai thác du lịch.

    - Ảnh hưởng của tài nguyên sinh vật: Tài nguyên rừng với thành phần loài đa dạng là cơ sở để phát triển ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ.

    - Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản:

    + Nghèo khoáng sản nên Nhật Bản phải nhập khẩu phần lớn khoáng sản để phục vụ cho ngành công nghiệp.

    + Nhiều suối khoáng nóng tự nhiên phát triển du lịch, chữa bệnh.

    - Ảnh hưởng của biển:

    + Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển.

    + Vùng biển đa dạng sinh học cao, nhiều ngư trường lớn là điều kiện để phát triển ngành khai thác thủy sản.

1 379 28/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: