Dựa vào hình 1, em hãy cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều

Với giải câu 1 trang 140 sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Địa Lí 6. Mời các bạn đón xem:

1 532 21/10/2022


Giải Địa Lí 6 Bài 14: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Câu 1 trang 140 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Dựa vào hình 1, em hãy:

- Cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

- So sánh độ cao của các điểm B1, B2, B3, C.

- Cho biết một bạn muốn leo lên đỉnh A2, để đỡ leo dốc thì nên đi theo sườn D1 – A2 hay sườn D2 – A2.

Dựa vào hình 1, em hãy (ảnh 1)

Trả lời:

- Các đường đồng mức có khoảng cao đều là 100 mét.

- So sánh độ cao giữa các đỉnh núi B1, B2, B3, C:

+ Điểm B1: cao 1000m.

+ Điểm B2: cao 1100m.

+ Điểm B3: cao 900m.

+ Điểm C: cao 900m.

Như vậy: độ cao điểm B2 > B1 > B3 = C.

- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, ta nên đi theo sườn D1-A2 vì đường này dài hơn (các đường đồng mức cách xa nhau) chứng tỏ địa hình thoải. Với địa hình thoải thì việc leo núi đỡ dốc sẽ dễ hơn.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu 2 trang 140 Địa Lí 6 – KNTT: Căn cứ vào hình 2, em hãy cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào 

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu 

Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Bài 19: Thủy quyền và vòng tuần hoàn lớn của nước

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Trắc nghiệm Bài 14: Bài tập chuyên đề cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

1 532 21/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: