Dòng điện chạy vào động cơ điện thường rất lớn, có khi đến hàng nghìn ampe

Lời giải Bài 20.7* trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7.

1 391 03/12/2022


Giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Bài 20.7* trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dòng điện chạy vào động cơ điện thường rất lớn, có khi đến hàng nghìn ampe. Nếu để công tắc điện trực tiếp ở mạch điện này thì rất nguy hiểm, cho nên người ta dùng rơle điện từ. Hình 20.4 là sơ đồ mô tả ứng dụng của rơle điện từ: 1 – nam châm điện; 2 – thanh thép đàn hồi; 3 – công tắc điện; 4 – lò xo; 5 – động cơ điện. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Đóng khóa điện K, ống dây trở thanh nam châm điện (1) do có dòng điện chạy qua, từ trường của nam châm điện hút thanh thép đàn hồi (2) làm công tắc điện (3) đóng và có dòng điện chạy vào động cơ điện (5).

Muốn động cơ ngừng hoạt động thì ngắt khóa điện đầu vào, ống dây không có dòng điện chạy qua nữa thì không còn là nam châm điện và bị mất từ tính, lò xo (4) kéo thanh thép lên làm công tắc (3) ngắt điện chạy vào động cơ, động cơ ngừng hoạt động.

1 391 03/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: