Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi: CƯỠI NGỖNG MÀ VỀ

Trả lời Bài tập 5. trang 40 sbt Ngữ văn 8 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.

1 12,291 25/09/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Những câu chuyện hài

Bài tập 5. trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:

CƯỠI NGỖNG MÀ VỀ

Nhà nọ giàu nhưng tính lại kiệt. Gà vịt đầy vườn mà khách đến chơi vẫn cứ cơm rau luộc với mấy quả cà. Đã thế lại còn chép miệng phàn nàn với khách:

- Chẳng mấy khi bác đến chơi mà trong nhà lại không đào đâu ra một thức gì để thết bác cho tử tế, tôi lấy làm áy náy quá.

Khách ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:

– Âu là tôi có con ngựa đấy, bác cứ bắt mà làm thịt, anh em ta cùng đánh chén cho vui.

Chủ hỏi:

– Thế nhưng đường xa bác về bằng cách gì cho tiện?

Khách vui vẻ chỉ vào đàn ngỗng mà đáp:

– Có khó gì việc ấy. Có đàn ngỗng của bác kia, cứ xem con nào lớn, bác cho tôi mượn một con, tôi sẽ cưỡi ngỗng mà về.

(Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 56 – 57)

Câu 1 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm chi tiết thể hiện gia cảnh chủ nhà.

Trả lời:

Chi tiết thể hiện gia cảnh chủ nhà: “gà vịt đầy vườn”. Chi tiết này chứng tỏ gia đình chủ nhà khá sung túc. Câu đầu tiên của truyện cũng đã giới thiệu gia chủ là người giàu có.

Câu 2 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong tình huống truyện, chủ nhà tiếp đãi khách như thế nào? Sự tiếp đãi đó thể hiện tính cách gì của chủ nhà?

Trả lời:

Trong tình huống truyện, mặc dù gia cảnh chủ nhà khá sung túc, nhưng chi tiếp đãi khách những món ăn đạm bạc như rau luộc, cà muối. Thường thì đây là những món ăn của nhà nghèo khó, trong những bữa cơm hàng ngày. Sự tiếp đãi này thể hiện sự keo kiệt của chủ nhà.

Câu 3 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hãy đoán mức độ mối quan hệ của chủ và khách trong truyện, từ đó giải thích tại sao chủ nhà trở thành đối tượng bị chế giễu.

Trả lời:

Quan hệ chủ – khách trong truyện có lẽ cũng thân thiết, chắc quen biết đã lâu, khách từ xa lặn lội tới thăm chủ nhà (phải đi bằng ngựa). Thông thường, khi có khách, nhất là khách đường xa tới, chủ nhà sẽ khoản đãi những món ăn ngon và bổ để biểu lộ mối thân tình, sự hiếu khách của mình. Nhưng ở truyện này, chủ chỉ mời khách món rau luộc, cà muối, đã thế lại còn giả nghèo giả khổ “không đào đâu ra một thức gì để thết bác” và tỏ ra áy náy. Điều này cho thấy chủ nhà không chỉ keo kiệt mà còn muốn che đậy sự keo kiệt của giễu trong truyện. mình, không thịnh tình với khách. Do đó, chủ nhà trở thành đối tượng bị chế

Câu 4 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu nghịch lí trong lời nói của khách với chủ nhà, từ đó chỉ ra nghĩa hàm ẩn trong lời nói đó.

Trả lời:

Nghịch lí trong lời nói của khách với chủ nhà: “cưỡi ngỗng mà về”. Ngỗng là một loài gia cầm nuôi lấy thịt, không phải con vật có thể làm phương tiện đi khách chứ không phải không có thức gì trong nhà. lại. Cách nói của khách có nghĩa hàm ẩn rằng chủ nhà có thể thịt ngỗng đãi

1 12,291 25/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: