Đọc lại bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Trần Tế Xương trong SGK
Trả lời Bài tập 1. trang 27 sbt Ngữ văn 8 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.
Giải SBT Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ
Bài tập 1. trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Trần Tế Xương trong SGK (tr. 82 – 83) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Từ ngữ có nghĩa thường dùng được ghi nhận trong các từ điển, đồng thời có thể mang nghĩa đặc thù chỉ được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể. Em cần xác định ý nghĩa của từ lẫn trong bài thơ này.
Từ lẫn trong bài thơ thể hiện tình trạng đan xen, lẫn lộn, không phân biệt được cái nọ với cái kia. Từ lẫn vì vậy không chỉ miêu tả thực tế việc tổ chức gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định lúc bấy giờ (khoa thi Đinh Dậu, 1897), mà còn thể hiện sắc thái đánh giá tiêu cực: lẫn lộn, pha tạp (không chỉ ở sự xuất hiện đồng thời của sĩ tử của cả hai trường thi, mà các câu thơ sau đó còn cho thấy có sự hiện diện của người Pháp trong một kì thi tuyển nhân tài của người Việt).
Trả lời:
Em có thể chọn một từ ngữ nêu ấn tượng của mình về hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt trong bài thơ, chẳng hạn: kém cỏi, nhếch nhác...
Lí do lựa chọn từ ngữ đó:
- Ấn tượng từ hình ảnh của nhân vật sĩ tử: lôi thôi → kém về phong thái, tác phong.
- Ấn tượng từ chất giọng của nhân vật quan trường: âm oẹ → kém về thái độ hành xử.
Trả lời:
Phép đối là cách sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân xứng về ngữ pháp; hài hoà về âm thanh nhịp điệu; sự tương phản hoặc tương đồng về nghĩa giữa các về đối để nhấn mạnh một nội dung nào đó. Em cần xác định được nội dung nhấn mạnh này, bởi đó chính là giá trị, tác dụng của phép đối.
Gợi ý tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu luận:
- Hình ảnh “rợp trời” đối với “quét đất” đã phản ánh thực trạng đất nước ta dưới ách nô dịch của thực dân Pháp; trời đất vốn của ta giờ lại bị nhiễu nhương bởi những kẻ ngoại bang xâm lược.
- Hình ảnh cái váy che phần thân dưới cơ thể của người phụ nữ được đem ra để đối với chiếc cờ phất phới trên đầu quan sứ thể hiện tiếng cười đả kích, phủ nhận sự tôn trọng đối với địa vị cao quý của viên quan này.
- Từ mụ đầm là cách gọi giễu cợt, có phần khinh thị với người phụ nữ phương Tây (là vợ của quan chức người Pháp) được đặt trong sự đăng đối với từ quan s (từ để gọi nhân vật chức sắc cao cấp trong chính quyền thực dân) là lời châm biếm, đả kích dành cho “cặp đôi” vợ chồng viên quan Pháp.
Trả lời:
Thi tuyển người tài ra gánh vác việc công là một hoạt động vô cùng trọng yếu liên quan đến thịnh suy của đất nước. Khi nêu cảm nhận về các nhân vật người nước ngoài xuất hiện trong buổi lễ xướng danh của kì thi, em cần lưu ý: sự xuất hiện của các nhân vật người nước ngoài được ghi nhận trong bài thơ là một sự bất thường, thể hiện sự can thiệp của ngoại bang vào vận mệnh của đất nước ta.
Các nhân vật người nước ngoài xuất hiện trong bài thơ là những người có quyền uy (quyền lực phủ khắp xứ thuộc địa) nhưng đáng bị mắng chửi, lên án (vì là những kẻ xâm lược, đã xuất hiện ở nơi không phải của họ và cũng không dành cho họ).
Trả lời:
Em quan sát những đặc điểm hoặc biểu hiện của các nhân vật được đề cập trong bài thơ; lưu ý cách nhà thơ sử dụng các từ ngữ, các biện pháp tu từ khi khắc hoạ những nhân vật này.
– Sĩ tử: trông lôi thôi, không ra dáng người có nền nếp học hành – đáng thương hại.
– Quan trường: giọng nói âm oẹ, không tròn vành rõ chữ) năng lực hạn chế.
– Quan sứ, mụ đầm: nghênh ngang ở nơi vốn không thuộc về họ → hành động đáng khinh bỉ và lên án.
Trả lời:
Qua câu thơ "Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà", tác giả muốn nhắn nhủ tới
“nhân tài đất Bắc”:
– Tình cảnh đất nước trong thời kì thực dân nửa phong kiến thực sự bi đát, đáng báo động.
– Là người Việt có lương tri thì chớ ngoảnh mặt làm ngơ trước tình cảnh ấy.
Trả lời:
Em nên sử dụng từ điển Hán Việt để tham khảo trước khi trả lời câu hỏi này.
– Gợi ý giải thích nghĩa của yếu tố xướng: hát, ca hát; hát trước để người khác hoạ theo.
– Từ Hán Việt có sử dụng yếu tố xướng, ví dụ: đề xướng, hợp xướng, lĩnh xưởng, xướng ca, xướng danh, thủ xưởng,...
Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ thái bình trong câu thơ cuối cần được hiểu như thế nào?
Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: “Sự bất toàn” của cây vông được thể hiện ở những đặc điểm nào?
Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích cách sử dụng từ “khen” trong câu thơ cuối của bài thơ.
Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ.
Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Vì sao các sĩ tử đỗ đạt lại trở thành đối tượng bị chế giễu?
Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới đối tượng nào?
Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ đi đời trong bài thơ.
Câu 6 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?
Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới những nhân vật nào?
Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức