Đề cương ôn tập Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 chi tiết nhất

Đề cương ôn tập Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 12 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 343 lượt xem
Tải về


Đề cương ôn tập Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 chi tiết nhất

A. Văn bản

1. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

+ Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc

+ Hình tượng sông Hương: vẻ đẹp địa lí, vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp văn hóa

+ Cái tôi mê đắm tài hoa, sâu sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Liên hệ các tác phẩm khác: hình tượng dòng sông, tình yêu quê hương đất nước…

2. Vợ Chồng A Phủ (Tô Hoài)

+ Tác giả Tô Hoài

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Hình tượng nhân vật: Mị, A Phủ

+ Đặc sắc nghệ thuật

+ Phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc: tiếng sáo, giọt nước mắt….

+ Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

+ Hình tượng người nông dân, hình tượng người phụ nữ…( Liên hệ các tác phẩm khác)

3. Vợ nhặt (Kim Lân)

+ Tác giả Kim Lân

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Nhan đề, tình huống

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc

+ Hình tượng nhân vật: Bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt

+ Đặc sắc nghệ thuật

+ Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

+ Hình tượng người nông dân, hình tượng người phụ nữ (Liên hệ các tác phẩm khác)

4. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

+ Tác giả Nguyễn Trung Thành

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc

+ Hình tượng rừng xà nu

+ Các thế hệ anh hùng: Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít…

+ Cảm hứng sử thi

+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Liên hệ các tác phẩm khác)

5 Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

+ Tác giả Nguyễn Thi

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Hình tượng nhân vật: Chú Năm, người mẹ, Chiến, Việt

+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Liên hệ các tác phẩm khác)

6. Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)

+ Tác giả Nguyễn Minh Châu

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Tình huống truyện

+ Hình tượng nhân vật: Người đàn bà hàng chài, Phùng, Đẩu

+ Đặc sắc nghệ thuật

+ Phân tích kết thúc tác phẩm

+ Hình tượng người phụ nữ (Liên hệ các tác phẩm khác)

+ Hình tượng người nghệ sĩ (Liên hệ các tác phẩm khác)

7. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

+ Tác giả Lưu Quang Vũ

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, bố cục.

+ Phân tích các cuộc đối thoại: giữa Hồn và Xác, giữa Hồn Trương Ba và người thân, giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

+ Bi kịch nhân vật Trương Ba

+ Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của vở kịch.

8. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)

+ Tác giả Trần Đình Hượu

+ Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật

+ Quan điểm của tác giả về đặc trưng vốn văn hóa dân tộc Việt Nam

+ Phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

9. Số phận con người ( Sô- lô- khốp)

+ Những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sô-lô-khốp

+ Tóm tắt đoạn trích

+ Ý nghĩa nhan đề

+ Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật

+ Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc

+ Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp

+ Cảm nhận đoạn bình luận ngoại đề cuối tác phẩm

10. Thuốc ( Lỗ Tấn)

+ Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn

+ Tóm tắt đoạn trích

+ Ý nghĩa nhan đề

+ Phân tích hình tượng Hạ Du

+ Những đặc sắc nội dung và nghệ thuật

+ Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc (vòng hoa trên mộ Hạ Du, con đường mòn, câu chuyện trong quán trà…)

11. Ông già và biển cả ( Hê-minh-uê)

+ Tóm tắt đoạn trích

+ Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hê-minh-uê

+ Nguyên lí “tảng băng trôi”

+ Nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô

+ Các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, mang tính biểu tượng.

- Các văn bản đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn, Bắt sấu rừng U Minh Hạ

+ Tóm tắt văn bản

+ Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

B. Tiếng Việt và Làm văn

1. Các phương thức biểu đạt

2. Các loại phong cách ngôn ngữ

3. Các thao tác lập luận

4. Các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật

5. Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội

6. Kĩ năng làm các dạng bài nghị luận văn học

C. Cấu trúc đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn

I. Thời gian làm bài: 120 phút

II. Cấu trúc:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)

Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm)

Xem thêm:

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ Văn lớp 12 năm 2022

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm, cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

                                                (Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. ( 0,5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?

Câu 3. ( 1 điểm) Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 4. ( 1 điểm) Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả A Phủ: Lần thứ nhất, lúc bị đánh trong cuộc xử kiện: “A Phủ chỉ quỳ, im như tượng đá”. Lần thứ hai là lúc được Mị cởi trói: “A Phủ quật sức vùng lên chạy”. 

Cảm nhận hình ảnh nhân vật A Phủ trong hai chi tiết trên. Từ đó phát biểu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Cho đoạn thơ:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

 

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ

(Xuân Quỳnh – Thuyền và biển)

 

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?

Câu 2: Những vần thơ trên gợi liên tưởng đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 12?

Câu 3: Biện pháp tu từ chính được thể hiện trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm l‎ý nhân vật Mị dưới tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ ‎ý nghĩa của âm thanh cuộc sống đối với tâm lý‎ Chí Phèo trong buổi sáng hôm sau (“Chí Phèo” – Nam Cao) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Có một cách mà từ xưa người ta đã dùng đến “mệt mỏi” trong những trường hợp thế này là: lấy tên các tác phẩm của người ấy hay lời văn trong đó đem ghép lại với nhau cho chúng tạo ra một nội dung nào đó. Thanh Thảo chọn cách khác. Thi liệu anh viết về Lorca toàn là những thi ảnh rất ám  trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca mà sau những lãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo: đàn ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen vầng trăng đỏ , chàng kị  sĩ đơn độc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh hương… Và tất nhiên làm sao có thể thiếu được dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn là những hình ảnh – biểu tượng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơ Thanh Thảo ! Cảm hứng vụt dậy thì liền gọi luôn những đạo quân ấy về cho cùng đầu quân (đầu thai thì đúng hơn) vào thi phẩm này. Nhờ đó hình tượng Lorca và suy cảm Thanh Thảo đã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó. Thì tương giao tâm giao cũng còn là thế chứ sao ? 

(Chu Văn Sơn)

Câu 1. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu hiệu quả.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 3. Chỉ ra các phép liên kết trong văn bản trên.

Câu 4. Chỉ ra thao tác lập luận chính trong văn bản trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.

1 343 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: