TOP 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2024 có đáp án

Bộ Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 12 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 2,337 21/09/2023
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn 12 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2023 - 2024 có đáp án

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

   Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

    Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ; Ngữ văn 9, tập 2, tr.11-12)

Câu 1. Theo tác giả, mấu chốt của thành đạt là ở đâu?

Câu 2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản?

Câu 4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của ý chí, nghị lực đối với sự thành công của mỗi người.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1

Mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.

Câu 2

Nghị luận.

Câu 3

Phân tích.

Câu 4 

- Nội dung: trình bày được một hoặc một số vai trò của ý chí, nghị lực

- Hình thức: đảm bảo hình thức của đoạn văn và yêu cầu về số câu.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu

- Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm:

– Nói đến giá trị nhân đạo là muốn nói đến:

+ Thái độ cảm thông của nhà văn đối với số phận con người, nhất là những con người nghèo khổ, bất hạnh.

+ Đó còn là thái độ ca ngợi, khẳng định của nhà văn về những phẩm chất tốt đẹp của người lao động;

+ Qua đó, nhà văn thể hiện những khao khát về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc cho con người.

2. Những biểu hiện:

a. Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trước nhất thể hiện ở thái độ cảm thông của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với cuộc sống của những con người nghèo khổ nơi vùng biển.

– Nhà văn xót xa trước cảnh nghèo khổ, đông con của những gia đình hàng chài:

+ “Nhà nào cũng trên dưới chục đứa” phải sống chen chúc nhau trong những chiếc thuyền lưới vó chật hẹp.

+ Vào những vụ bắc, biển động hàng tháng, thuyền không ra biển được “cả nhà vợ chồng con cái phải ăn toàn cây xương rồng luộc chấm muối”.

– Nguyễn Minh Châu hết sức cảm thông trước tình cảnh người đàn bà hàng chài thường xuyên bị chồng đánh đập.

+ Nếu không cảm thông và xót xa cho cuộc đời bất hạnh của chị, tác giả không chú ý kỹ từng nét ngoại hình lam lũ đáng thương ở người đàn bà hàng chài

+ “Khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc thếch và rách rưới”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, “tay buông thõng xuống”, ra vẻ người nhẫn nhục, cam chịu.

– Hơn thế nữa, nhà văn còn muốn bênh vực cho chị, không muốn chọ bị chồng đánh đập tàn nhẫn.

+ Vì vậy, trong tác phẩm, ít nhất hai lần tác giả đã để cho Phùng xông ra bênh vực cho chị đến nỗi anh phải bị thương.

+ Chúng ta có thể hiểu, nghệ sĩ Phùng cũng chính là hóa thân của nhà văn trong tác phẩm, là nhân vật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm nhiều suy nghĩ và hành động của mình.

– Nhà văn cũng cảm thông với tình cảnh của người chồng vũ phu:

+ Cũng chính vì cuộc sống quá nghèo khổ lại phải lao động vất vả để nuôi cả một gia đình đông con nên “anh con trai cục tính những hiền lành”, không bao giờ biết đánh vợ xưa kia, giờ đã trở thành một người chồng vũ phu thường xuyên đánh vợ tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

+ Có thể nói người đàn ông hàng chài thô bạo ấy là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo, lam lũ. Lão lầm lỳ đánh vợ như một thói quen để giải tỏa tâm lý và nỗi khổ triền miên của đời mình.

– Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phê phán mạnh mẽ hành động vũ phu của người chồng.

+ Ông muốn giúp người đọc thấy rõ tình trạng bạo lực trong gia đình như một mảng tối còn tồn tại trong xã hội ta những năm tám mươi của thế kỉ hai mươi.

+ Thông qua hình ảnh người chồng thường xuyên đánh vợ tàn nhẫn, tác giả đã báo động với mọi người về một hiện tượng nhức nhối của xã hội.

+ Đâu đó trong cuộc sống chung quanh ta vẫn còn sự lộng hành của cái xấu, cái ác.

+ Gióng lên một hồi chuông báo động về cái ác, Nguyễn Minh Châu muốn đấu tranh cho cái thiện được tồn tại. Đó chính là một trong những biểu hiện về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

b. Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn đứng về cái đẹp, cái thiện. Đi tìm, phát hiện, ca ngợi, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó là biểu hiện sâu sắc của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

– Trước năm 1975, trong bối cảnh lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Nguyễn Minh Châu xây dựng những vẻ đẹp lý tưởng, yêu nước, anh hùng của con người Việt Nam thời chống Mỹ.

+ Họ là Lãm, là Nguyệt trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

+ Đó là những con người thật cao đẹp, họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân cho tình yêu Tổ quốc, biết gác lại những tình cảm của cá nhân mình cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

– Sau năm 1975, cuộc sống hiện ra nhiều chiều, nhiều mặt đối lập, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào hiện thực để nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa dạng, nhiều chiều.

+ Có như vậy, ông mới phát hiện ra được những vẻ đẹp còn khuất lấp trong cái lấm láp bụi bặm của đời thường.

+ Hình ảnh người đàn bà xấu xí nhẫn nhục vẫn lóe lên vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, một vẻ đẹp đầy nữ tính, vị tha của người phụ nữ ở một miền biển còn đói nghèo, lạc hậu.

– Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một cái nhìn rất nhân đạo về con người.

+ Ông đã phát hiện và khẳng định nhiều phẩm chất cao đẹp ở người phụ nữ có cái vẻ bên ngoài xấu xí và cam chịu, nhẫn nhục này.

+ Bằng một cái nhìn đa dạng, nhiều chiều và sâu sắc, Nguyễn Minh Châu đã giúp ta cảm nhận được một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị.

– Tác giả còn giúp ta nhận ra lý do chị không thể bỏ chồng thật có lý, điều đó chứng tỏ chị không phải là một người phụ nữ nông nổi, thiếu nghĩ suy, nhu nhược, hèn nhát, mà là người phụ nữ thật sâu sắc và từng trải, biết suy nghĩ, cân nhắc cho từng hành động của mình.

+ Chị cho biết: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa”.

+ Nguyễn Minh Châu còn giúp ta cảm nhận được những khát vọng hạnh phúc trong lòng người đàn bà hàng chài nghèo khổ này.

Phải yêu thương con người lắm nhà văn mới chú ý đến từng chuyển biến nhỏ trên gương mặt của chị khi nói về hạnh phúc. Nhà văn cho ta biết, khi nói về hạnh phúc, “lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí” của chị “chợt ửng sáng lên như một nụ cười”.

– Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho tình mẫu tử, biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc gia đình.

+ Thông qua suy nghĩ của chị về gia đình và hạnh phúc, tác giả đã giúp ta hiểu ra được một gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù trong gia đình ấy còn nhiều cảnh ngang trái, khổ đau, nhưng chị vẫn nâng niu trân trọng từng chút hạnh phúc nhỏ nhoi mà mình có được.

+ Đó là thái độ cảm thông, cái nhìn hết sức nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người.

c. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa còn thể hiện ngay trong quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: “Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc và vì cuộc đời, vì con người”.

– Cách kết thúc tác phẩm đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Là tấm ảnh đen trắng nhưng mỗi lần nhìn vào Phùng đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”.

+ Vậy thì, đây đâu chỉ là ảnh nghệ thuật mà chính là hiện thực cuộc đời. Nếu chỉ đơn thuần là ảnh nghệ thuật trắng đen thì sao lại có được “cái màu hồng hồng của ánh sương mai” do ánh mặt trời của ánh bình minh buổi sáng phản chiếu?

+ Và nếu chỉ là ảnh thì người đàn bà hàng chài ấy làm sao “bước ra khỏi tấm ảnh” để “bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”.

+ Đó chính là quan điểm nghệ thuật mà tác giả muốn gởi gắm với mọi người: Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời, nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời, vì con người.

+ Mỗi một nhà văn hãy đi vào cuộc sống, hãy sống gắn bó với con người và nhìn nhận họ một cách đa dạng, nhiều chiều để phát hiện ra những hạt ngọc còn ẩn sâu trong tâm hồn họ, dù rằng ngoại hình họ xấu xí và họ đang sống trong một hoàn cảnh ngang trái, khổ đau.

– Qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một vấn đề để mọi người cùng suy nghĩ và giải quyết. Đó là vấn đề về số phận và hạnh phúc của con người.

+ Cái nhìn của Nguyễn Minh Châu thật đa dạng, nhiều chiều. Ông thấy trong cuộc sống có cả ánh sáng và bóng tối, nước mắt và nụ cười, bề nổi và bề chìm, khổ đau và hạnh phúc.

+ Nhưng điều quan trọng nhất là ông vẫn tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người, tin vào bản chất tốt đẹp của xã hội sẽ làm thay đổi số phận con người.

III. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn học, 1996)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?

Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật “bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

     Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc.

Câu 2: (5,0 điểm)

     "Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người”Anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ nhận định trên.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Câu 2. 

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc.

Câu 3

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau 

- Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc 

Câu 4

Trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến “Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

- Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Hạnh phúc cần được vun trồng từ bàn tay của những người biết trân quý, nâng niu hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời nếp nhà. Và để hạnh phúc của mỗi gia đình được trọn vẹn, mỗi người phải biết “chịu” nhau một chút. Hạnh phúc được ươm mầm, chắt chiu mỗi ngày, mỗi người; hạnh phúc không dễ tìm cũng không thể cầu xin.

- Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng nên sắc màu của hạnh phúc cũng thật phong phú, đa dạng.

- Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1

a. Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về hạnh phúc

b. Thân đoạn:

- Giải thích khái niệm hạnh phúc:

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.

- Trình bày quan điểm hạnh phúc của bản thân: thế nào là hạnh phúc, làm thế nào để tạo hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc?

+ Tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng những gì bản thân đang có. Sống tích cực, có ý nghĩa; mang lại niềm vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

+ Giữ hạnh phúc giống như trồng một cái cây cần được vun trồng, chăm sóc mỗi ngày. Cây hạnh phúc đó cũng chính là cây đời của mỗi người. Khi ta hạnh phúc, đời ta sẽ tỏa hương hoa.

- Bàn bạc mở rộng.

- Nêu bài học nhận thức và hành động.

c. Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của hạnh phúc đối với mỗi người, mỗi nhà.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trên hành trình đổi mới, là người mở đường “tinh anh và tài năng” của văn học Việt Nam sau năm 1975.

Chiếc thuyền ngoài xa (1983) khai thác sâu sắc số phận cá nhân con người, những vấn đề đạo đức với nhiều suy tư trăn trở của người cầm bút.

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài: 

2.1 Giải thích ý kiến:

Thấu hiểu: Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

Trĩu nặng tình thương: là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, là sự cảm thông, đồng cảm

2.2 Phân tích, chứng minh, bình luận

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

b. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài để làm sáng tỏ nhận định

* Nội dung

- Nhân vật đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu của nhà văn về số phận con người

+ Thấy được tình cảnh và nỗi khổ của người đàn bà hàng chài: kém may mắn, cuộc sống lam lũ, cơ cực, bấp bênh (thuyền chật, con đông, nghèo đói, có lúc cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…).

+ Thấu hiểu bi kịch của người đàn bà bị bạo hành: thường xuyên bị chồng đánh đập một cách tàn nhẫn, vô lý (Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).

- Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn đã thể hiện cái nhìn trĩu nặng tình thương với con người

+ Phát hiện đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: thấu hiểu lẽ đời; bao dung, cảm thông với nỗi khổ của chồng; thương con vô bờ bến (Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…).

+ Cảm thương, chia sẻ và trân trọng khát khao hạnh phúc bình dị, đời thường của nhân vật (Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…).

* Nghệ thuật

- Tạo được tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và nhân vật.

- Tính cách nhân vật được thể hiện qua nhiều mối quan hệ; giọng điệu xót xa, chiêm nghiệm.

2.3 Đánh giá chung

Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, mang tính thời sự của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và số phận con người.

- Qua phản ánh những nghịch lý cuộc đời, nhà văn thể hiện tình cảm chân thành với những người lao động nghèo khổ; cảnh báo về thực trạng bạo hành gia đình và góp phần lý giải nguyên nhân của thực trạng ấy.

3. Kết bài:

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

     Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì.[…]

      Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời thì không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng (1), cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn (2); mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.

     Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục(3); mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi".

(Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm, Dẫn theo SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo Dục, trang 114).

(1) Con nhà kiều dưỡng: con nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng.

(2) Tư văn: văn nhã, có văn hóa.

(3) Nhẫn nhục: ở đây ý nói là chịu đựng gian khổ.

Câu 1. Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Nguyên nhân của việc không dám mạo hiểm, xông pha vào khó khăn là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Câu văn sau sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: “Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”. (1,0 điểm)

Câu 4. Trong những quyết định quan trọng, nếu mạo hiểm bao giờ cũng có những rủi ro nhất định, có thể thành công, có thể thất bại. Anh/chị suy nghĩ gì về điều đó? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Đọc hai đoạn văn mở đầu và kết thúc truyện Rừng xà nu dưới đây:

       (4) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

     Trong rừng ít có loài cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

     Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

     (5)… Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

      Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 38 và 48)

Từ hai đoạn văn trên cùng những hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu, anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng cây xà nu và nhận xét cách mở đầu, kết thúc truyện của Nguyễn Trung Thành.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Thao tác lập luận: so sánh và bình luận.

Câu 2: Nguyên nhân chính của việc không dám mạo hiểm xông pha vào khó khăn là: vì không biết chịu nhẫn nhục chịu đựng khổ sở.  

Câu 3:

- Kể tên được hai biện pháp tu từ: liệt kê và điệp   

- Phân tích tác dụng: diễn tả đầy đủ, sâu sắc và nổi bật những thứ tiện lợi, đủ đầy, có sẵn làm con người ta yếu đuối, mất đi tinh thần mạo hiểm; đồng thời làm cho câu văn hài hòa, cân đối, nhịp nhàng…

Câu 4: Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau:

Ý thức và chấp nhận cả thành công và thất bại khi dám mạo hiểm quyết định trong cuộc sống vốn tồn tại nhiều khó khăn.

- Biết rút ra bài học từ những thất bại và tin tưởng vào sự thành công.

- Luôn hành động và sáng tạo để đạt được mục đích và sống cuộc sống ý nghĩa.

- Cần chiến thắng bản thân: tự rèn ý chí, sự kiên nhẫn, lòng quyết tâm…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

A. Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các hình thức lập luận, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

B. Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

1. Giới thiệu chung.

- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất, con người nơi này.

- Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.

- Cây xà nu là hình tượng nổi bật và xuyên suốt tác phẩm, đặc biệt ở hai đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm.

2. Phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu.

a. Cây xà nu gắn bó với con người Tây Nguyên

- Cây xà nu trong tác phẩm và các trích đoạn trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn tạo dựng một bối cảnh hùng vĩ và hoang dại đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.

- Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân làng Xô Man, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ.

b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất số phận của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh.

- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đạn đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát, đau thương mà đồng bào ta đã trải qua trong thời kỳ cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt.

- Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện sự bất khuất kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn của dân tộc.

- Đặc tính “ham ánh sáng” của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.

- Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng xà nu gợi nghĩ sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến.

c. Nghệ thuật miêu tả cây xà nu.

- Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả rừng xà nu, khi đặc tả cận cảnh một số cây.

- Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng...

- Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên, gợi những suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.

- Giọng văn đầy biểu cảm, mang cảm hứng ngợi ca.

3. Nhận xét cách mở đầu và kết thúc truyện ngắn.

- Nguyễn Trung Thành mở đầu và kết thúc truyện đều bằng hình ảnh rừng xà nu - kết cấu kiểu vòng tròn (đầu cuối tương ứng). Đây là kết cấu mở, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả: con đường kháng chiến gian khổ đau thương nhưng anh hùng bất khuất, sức sống con người trường tồn, các thế hệ tiếp tục trưởng thành...

- Sự lặp lại trong cấu trúc và cách miêu tả khiến xà nu là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng toàn diện cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của người dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên, nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của dân tộc.

4. Kết luận

- Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.

- Trong nghệ thuật miêu tả, chất thơ và chất sử thi hòa quyện nhuần nhuyễn thể hiện phong cách văn xuôi vừa say mê vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình, vừa giàu sức khái quát của nhà văn.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

      Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

     Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn?

     Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ..., cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng... Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"

      ...Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - Bệnh Viện Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác".

(Nguồn: Kênh 14.Vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ)

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)

Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ)

Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng như thế nào trong xã hội? (1,0đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn kết sau đây trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu:

      Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …

(Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2 

Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản: thao tác lập luận bác bỏ (bác bỏ hoài nghi của những người cho rằng không biết quyết định hiến giác mạc đó có thực sự là của Hải An).

Câu 3

Khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" vì: tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng.

Câu 4

Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng tích cực, trong xã hội đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký hiến giác mạc. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình, rất nhiều người đã chia sẻ sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ, giúp họ hiểu ý nghĩa của cuộc sống.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ

Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề.

Nghị luận về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi

Một vài định hướng về nội dung:

- Mỗi người có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc

- Tuy nhiên, giá trị của hạnh phúc đích thực luôn hướng con người tới những lẽ sống cao đẹp

- Khi được cho đi tức là chúng ta đã làm việc tốt, mang lại vô vàn tình yêu thương cho cuộc sống

Cho đi là còn mãi bởi ta sẽ sống trong tim mọi người với sự quý trọng, lòng biết ơn và khi đó ta thực sự hạnh phúc...

Câu 2

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu

- Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

* Nội dung:

- Chi tiết tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm là chi tiết khép lại truyện ngắn, đồng thời cũng là một trong những chi tiết đắt giá nhất thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

- Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lý tưởng cho những nhà sành nghệ thuật.

=> Đó là bức ảnh hoàn mỹ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ.

- Khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo.

- Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của cuộc đời.

=> Chính những cảm nhận này đã mang đến những ám thị đặc biệt cho Phùng mỗi lần nhìn lại bức ảnh mình từng chụp.

- Chỉ Phùng mới có cái nhìn khác về tác phẩm nghệ thuật của mình phải chăng Phùng đã từng chứng kiến câu chuyện đầy éo le, nghịch lý bên trong hay Phùng đã biết nhìn bằng trải nghiệm, dám nhìn sâu vào hiện thực dẫu tàn khốc, vô tình.

- Thông qua tình huống truyện đặc sắc, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những quan niệm sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ với con người.

=> Nghệ thuật chỉ là nghệ thuật chân chính nếu như phản chiếu được hiện thực cuộc sống của con người.

* Nghệ thuật:

- Truyện được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lý của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

      Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.

       […] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

     Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 135)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ)

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì? (0,75đ)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. (0,75đ)

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao? (1,0đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: "Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2.

Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.

Câu 3.

Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.

Câu 4.

Nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương…) và giải thích lý do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ

- Giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật  thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng.

2.2 Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

- Bi kịch sống nhờ, sống gửi tồn tại trái với lẽ tự nhiên (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt).

- Bi kịch không được người khác hiểu, tôn trọng, yêu quý (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân).

- Bi kịch sửa sai càng thêm sai (Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích).

- Kết thúc tác phẩm, Trương Ba trả lại thân xác cho người hàng thịt, chấp nhận cái chết để không còn là cái vật quái gở mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa. Một kết cục bi kịch nhưng là sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của bản lĩnh, của một Hồn Trương Ba “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Đây là vở bi kịch lạc quan, Trương Ba chết nhưng giá trị cuộc sống được bảo toàn. Không còn thân xác nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè với tất cả những gì tốt đẹp nhất. Đoạn kết của vở bi kịch được tác giả viết thêm thể hiện rõ tinh thần lạc quan này và ý nghĩa tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm: sự sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi cách. Sự tồn tại của con người chỉ có ý nghĩa khi họ là mình một cách trọn vẹn, sống hợp quy luật, hòa linh hồn vào thân xác khi sự tồn tại đó mang lại niềm vui, sự thanh thản cho chính mình và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cái chết là một điều không thể tránh khỏi, con người cần phải biết chấp nhận nó và hiểu rằng: người ta chỉ chết thực sự khi không còn sống trong lòng của những người khác”.

2.3 Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

- Từ người lao động lương thiện Chí Phèo bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội loài người.

- Từ quỷ dữ, Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, muốn trở lại làm người lương thiện, nhưng Chí Phèo chết thảm khốc trên ngưỡng cửa trở lại làm người.

- Niềm khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo vẫn chỉ là ước muốn. Cơ duyên tìm cuộc sống lương thiện của Chí Phèo đã đứt gãy giữa chừng. Ước muốn làm người thật bình dị, đối với Chí Phèo lại quá xa vời, còn lâu anh mới có thể chạm tới, thậm chí đối với một kẻ đã bị xã hội lãng quên như anh đó là điều không tưởng.

- Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí Phèo vẫn không thay đổi được bi kịch đau đớn của mình. Vì vậy, tiếng nói khát khao được sống như một con người đối với Chí Phèo là cả một kì vọng.

2.4  Đánh giá chung:

* Điểm tương đồng

- Nhìn chung, cả hai tác phẩm cùng nói lên bi kịch của mỗi người. Hai tác giả đều thể hiện sự bế tắc, nỗi đau tột cùng của con người, đồng thời cả hai tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp không thể mất ở mỗi người đó là: nguyện vọng, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách, sống là mình và trân trọng giá trị cuộc sống.
Cả hai nhân vật Trương Ba và Chí Phèo đều phải chịu những bi kịch đau đớn do giai cấp thống trị gây nên: Bi kịch tha hóa và bi kịch bị xã hội, người thân chối bỏ.

* Điểm khác biệt:

- Bi kịch của Trương Ba do sự tắc trách của Nam Tào, sự sửa sai một cách vô tâm của họ.

- Bi kịch của Chí Phèo do bị chế độ phong kiến áp bức đến cùng cực, Chí quay lại tìm cách chống trả mà trở thành lưu manh.

- Trương Ba nhận ra bi kịch của mình, còn Chí thì không, Chí không biết đã gây ra bao tội ác cho dân làng.

* Quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
- Con người dù sống trong hoàn cảnh bi đát thế nào cũng luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu, để gìn giữ nhân cách cao đẹp: Trương Ba quyết định chết và trả lại xác cho anh hàng thịt để mình luôn được sống trong lòng của những người thân yêu với những ấn tượng tốt đẹp; Chí Phèo chết để được là người chứ nhất quyết không sống kiếp quỷ dữ nữa. Đó là niềm tin bất diệt của 2 nhà văn vào con người.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

      Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học. Không có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tôn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã công phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao, chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, không thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hoàn toàn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lý để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đôi với dũng khí.

(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong tạp chí Học tập, số 2/1974, Ngữ Văn 11, tập một, NXBGD Việt Nam, 2016, tr. 44)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học”, anh/chị rút ra được bài học gì cho quá trình học tập của mình? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của em về chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Liên hệ với chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy tác dụng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là:

- Độc lập trong suy nghĩ;

- Tìm hiểu ý kiến của người khác, nếu chưa thấy thuyết phục và có đủ lý để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn thì phải tranh luận đến cùng để bảo vệ ý riêng.

Câu 3.

Nội dung cơ bản của đoạn trích:

- Vấn đề dân chủ trong tranh luận khoa học;

- Dũng khí lên tiếng của nhà khoa học.

Câu 4.

- Bài học về nhận thức: Khẳng định điều cần thiết của trao đổi và tranh luận; nhìn nhận, suy nghĩ vấn đề một cách đa chiều.

- Bài học hành động: Trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết để có được những lý lẽ, minh chứng bảo vệ ý kiến của mình; tranh luận đến cùng để tìm ra chân lý...)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát hai nhà văn, hai tác phẩm và hai chi tiết.

- Giới thiệu về chi tiết nghệ thuật

2. Thân bài

2.1 Chi tiết bát cháo cám:

- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: trong bữa cơm ngày đói đón con dâu mới của bà cụ Tứ.

- Ý nghĩa về nội dung:

+ Thể hiện số phận của một bà mẹ nghèo khổ trong nạn đói Ất Dậu năm 1945.

+ Tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai.

+ Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng.

+ Chi tiết có giá trị hiện thực: gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít lúc bấy giờ. Chính chúng là thủ phạm đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bi đát nhất.

+ Chi tiết có giá trị nhân đạo: trong tận cùng của cái đói, cái chết, người nông dân Việt Nam vẫn thương yêu, cưu mang nhau, có niềm tin vào tương lai và sự sống bất diệt.

- Ý nghĩa nghệ thuật:

+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm lý và hành động của nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.

+ Là chi tiết nhỏ nhưng gửi gắm tư tưởng lớn: tin tưởng vào khát vọng sống hạnh phúc và sức mạnh của tình thương, của tình người.

2.2 Liên hệ với chi tiết bát cháo hành:

- Xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện, sau khi Chí Phèo gặp Thị Nở được Thị Nở chăm sóc.

– Về nội dung:

+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí.

+ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí được hưởng

+ Đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí.

– Về nghệ thuật:

+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lý và bi kịch của nhân vật.

+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.

2.3 Đánh giá

- Cả 2 chi tiết đều là biểu tượng của tình người ấm áp.

- Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội

- Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn.

+ Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà Thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của xã hội thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.

+ Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

=> Hai chi tiết nhỏ nhưng chứa đựng giá trị lớn, đều là những chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, tô đậm giá trị tác phẩm, góp phần khắc họa sắc nét tính cách, tâm lý và hành động của nhân vật.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.

[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 135)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ)

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì? (0,75đ)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. (0,75đ)

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao? (1,0đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịtcủa Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: "Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2.

Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.

Câu 3.

Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.

Câu 4.

Nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương…) và giải thích lý do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ

- Giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật  thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng.

2.2 Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

- Bi kịch sống nhờ, sống gửi tồn tại trái với lẽ tự nhiên (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt).

- Bi kịch không được người khác hiểu, tôn trọng, yêu quý (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân).

- Bi kịch sửa sai càng thêm sai (Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích).

- Kết thúc tác phẩm, Trương Ba trả lại thân xác cho người hàng thịt, chấp nhận cái chết để không còn là cái vật quái gở mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa. Một kết cục bi kịch nhưng là sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của bản lĩnh, của một Hồn Trương Ba “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Đây là vở bi kịch lạc quan, Trương Ba chết nhưng giá trị cuộc sống được bảo toàn. Không còn thân xác nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè với tất cả những gì tốt đẹp nhất. Đoạn kết của vở bi kịch được tác giả viết thêm thể hiện rõ tinh thần lạc quan này và ý nghĩa tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm: sự sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi cách. Sự tồn tại của con người chỉ có ý nghĩa khi họ là mình một cách trọn vẹn, sống hợp quy luật, hòa linh hồn vào thân xác khi sự tồn tại đó mang lại niềm vui, sự thanh thản cho chính mình và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cái chết là một điều không thể tránh khỏi, con người cần phải biết chấp nhận nó và hiểu rằng: người ta chỉ chết thực sự khi không còn sống trong lòng của những người khác”.

2.3 Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

- Từ người lao động lương thiện Chí Phèo bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội loài người.

- Từ quỷ dữ, Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, muốn trở lại làm người lương thiện, nhưng Chí Phèo chết thảm khốc trên ngưỡng cửa trở lại làm người.

- Niềm khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo vẫn chỉ là ước muốn. Cơ duyên tìm cuộc sống lương thiện của Chí Phèo đã đứt gãy giữa chừng. Ước muốn làm người thật bình dị, đối với Chí Phèo lại quá xa vời, còn lâu anh mới có thể chạm tới, thậm chí đối với một kẻ đã bị xã hội lãng quên như anh đó là điều không tưởng.

- Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí Phèo vẫn không thay đổi được bi kịch đau đớn của mình. Vì vậy, tiếng nói khát khao được sống như một con người đối với Chí Phèo là cả một kì vọng.

2.4  Đánh giá chung:

* Điểm tương đồng

- Nhìn chung, cả hai tác phẩm cùng nói lên bi kịch của mỗi người. Hai tác giả đều thể hiện sự bế tắc, nỗi đau tột cùng của con người, đồng thời cả hai tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp không thể mất ở mỗi người đó là: nguyện vọng, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách, sống là mình và trân trọng giá trị cuộc sống.
 Cả hai nhân vật Trương Ba và Chí Phèo đều phải chịu những bi kịch đau đớn do giai cấp thống trị gây nên: Bi kịch tha hóa và bi kịch bị xã hội, người thân chối bỏ.

* Điểm khác biệt:

- Bi kịch của Trương Ba do sự tắc trách của Nam Tào, sự sửa sai một cách vô tâm của họ.

- Bi kịch của Chí Phèo do bị chế độ phong kiến áp bức đến cùng cực, Chí quay lại tìm cách chống trả mà trở thành lưu manh.

- Trương Ba nhận ra bi kịch của mình, còn Chí thì không, Chí không biết đã gây ra bao tội ác cho dân làng.

* Quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
 - Con người dù sống trong hoàn cảnh bi đát thế nào cũng luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu, để gìn giữ nhân cách cao đẹp: Trương Ba quyết định chết và trả lại xác cho anh hàng thịt để mình luôn được sống trong lòng của những người thân yêu với những ấn tượng tốt đẹp; Chí Phèo chết để được là người chứ nhất quyết không sống kiếp quỷ dữ nữa. Đó là niềm tin bất diệt của 2 nhà văn vào con người.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn?

Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ..., cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng... Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"

...Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - Bệnh Viện Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác".

(Nguồn: Kênh 14.Vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ)

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)

Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ)

Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng như thế nào trong xã hội? (1,0đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn kết sau đây trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xacủa Nguyễn Minh Châu:

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …

(Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2 

Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản: thao tác lập luận bác bỏ (bác bỏ hoài nghi của những người cho rằng không biết quyết định hiến giác mạc đó có thực sự là của Hải An).

Câu 3

Khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" vì: tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng.

Câu 4

Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng tích cực, trong xã hội đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký hiến giác mạc. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình, rất nhiều người đã chia sẻ sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ, giúp họ hiểu ý nghĩa của cuộc sống.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1: Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ

Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề.

Nghị luận về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi

Một vài định hướng về nội dung:

- Mỗi người có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc

- Tuy nhiên, giá trị của hạnh phúc đích thực luôn hướng con người tới những lẽ sống cao đẹp

- Khi được cho đi tức là chúng ta đã làm việc tốt, mang lại vô vàn tình yêu thương cho cuộc sống

Cho đi là còn mãi bởi ta sẽ sống trong tim mọi người với sự quý trọng, lòng biết ơn và khi đó ta thực sự hạnh phúc...

Câu 2

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu

- Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

* Nội dung:

- Chi tiết tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm là chi tiết khép lại truyện ngắn, đồng thời cũng là một trong những chi tiết đắt giá nhất thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

- Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lý tưởng cho những nhà sành nghệ thuật.

=> Đó là bức ảnh hoàn mỹ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ.

- Khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo.

- Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của cuộc đời.

=> Chính những cảm nhận này đã mang đến những ám thị đặc biệt cho Phùng mỗi lần nhìn lại bức ảnh mình từng chụp.

- Chỉ Phùng mới có cái nhìn khác về tác phẩm nghệ thuật của mình phải chăng Phùng đã từng chứng kiến câu chuyện đầy éo le, nghịch lý bên trong hay Phùng đã biết nhìn bằng trải nghiệm, dám nhìn sâu vào hiện thực dẫu tàn khốc, vô tình.

- Thông qua tình huống truyện đặc sắc, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những quan niệm sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ với con người.

=> Nghệ thuật chỉ là nghệ thuật chân chính nếu như phản chiếu được hiện thực cuộc sống của con người.

* Nghệ thuật:

- Truyện được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lý của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì.[…]

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời thì không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng (1), cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn (2); mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.

Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục(3); mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi".

(Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm, Dẫn theo SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo Dục, trang 114).

(1) Con nhà kiều dưỡng: con nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng.

(2) Tư văn: văn nhã, có văn hóa.

(3) Nhẫn nhục: ở đây ý nói là chịu đựng gian khổ.

Câu 1. Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Nguyên nhân của việc không dám mạo hiểm, xông pha vào khó khăn là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Câu văn sau sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: “Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”. (1,0 điểm)

Câu 4. Trong những quyết định quan trọng, nếu mạo hiểm bao giờ cũng có những rủi ro nhất định, có thể thành công, có thể thất bại. Anh/chị suy nghĩ gì về điều đó? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Đọc hai đoạn văn mở đầu và kết thúc truyện Rừng xà nu dưới đây:

(4) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loài cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

(5)… Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập hai, 

NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 38 và 48)

Từ hai đoạn văn trên cùng những hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu, anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng cây xà nu và nhận xét cách mở đầu, kết thúc truyện của Nguyễn Trung Thành.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Thao tác lập luận: so sánh và bình luận.

Câu 2: Nguyên nhân chính của việc không dám mạo hiểm xông pha vào khó khăn là: vì không biết chịu nhẫn nhục chịu đựng khổ sở.  

Câu 3:

- Kể tên được hai biện pháp tu từ: liệt kê và điệp   

- Phân tích tác dụng: diễn tả đầy đủ, sâu sắc và nổi bật những thứ tiện lợi, đủ đầy, có sẵn làm con người ta yếu đuối, mất đi tinh thần mạo hiểm; đồng thời làm cho câu văn hài hòa, cân đối, nhịp nhàng…

Câu 4: Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau:

- Ý thức và chấp nhận cả thành công và thất bại khi dám mạo hiểm quyết định trong cuộc sống vốn tồn tại nhiều khó khăn.

- Biết rút ra bài học từ những thất bại và tin tưởng vào sự thành công.

- Luôn hành động và sáng tạo để đạt được mục đích và sống cuộc sống ý nghĩa.

- Cần chiến thắng bản thân: tự rèn ý chí, sự kiên nhẫn, lòng quyết tâm…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

A. Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các hình thức lập luận, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

B. Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

1. Giới thiệu chung.

- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất, con người nơi này.

- Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.

- Cây xà nu là hình tượng nổi bật và xuyên suốt tác phẩm, đặc biệt ở hai đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm.

2. Phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu.

a. Cây xà nu gắn bó với con người Tây Nguyên

- Cây xà nu trong tác phẩm và các trích đoạn trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn tạo dựng một bối cảnh hùng vĩ và hoang dại đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.

- Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân làng Xô Man, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ.

b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất số phận của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh.

- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đạn đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát, đau thương mà đồng bào ta đã trải qua trong thời kỳ cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt.

- Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện sự bất khuất kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn của dân tộc.

- Đặc tính “ham ánh sáng” của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.

- Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng xà nu gợi nghĩ sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến.

c. Nghệ thuật miêu tả cây xà nu.

- Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả rừng xà nu, khi đặc tả cận cảnh một số cây.

- Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng...

- Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên, gợi những suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.

- Giọng văn đầy biểu cảm, mang cảm hứng ngợi ca.

3. Nhận xét cách mở đầu và kết thúc truyện ngắn.

- Nguyễn Trung Thành mở đầu và kết thúc truyện đều bằng hình ảnh rừng xà nu - kết cấu kiểu vòng tròn (đầu cuối tương ứng). Đây là kết cấu mở, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả: con đường kháng chiến gian khổ đau thương nhưng anh hùng bất khuất, sức sống con người trường tồn, các thế hệ tiếp tục trưởng thành...

- Sự lặp lại trong cấu trúc và cách miêu tả khiến xà nu là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng toàn diện cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của người dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên, nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của dân tộc.

4. Kết luận

- Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.

- Trong nghệ thuật miêu tả, chất thơ và chất sử thi hòa quyện nhuần nhuyễn thể hiện phong cách văn xuôi vừa say mê vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình, vừa giàu sức khái quát của nhà văn.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 12 có đáp án đề số 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn học, 1996)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?

Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật “bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc.

Câu 2: (5,0 điểm)

"Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người”Anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ nhận định trên.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Câu 2. 

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc.

Câu 3

Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau 

- Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc 

Câu 4

Trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến “Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

- Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Hạnh phúc cần được vun trồng từ bàn tay của những người biết trân quý, nâng niu hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời nếp nhà. Và để hạnh phúc của mỗi gia đình được trọn vẹn, mỗi người phải biết “chịu” nhau một chút. Hạnh phúc được ươm mầm, chắt chiu mỗi ngày, mỗi người; hạnh phúc không dễ tìm cũng không thể cầu xin.

- Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng nên sắc màu của hạnh phúc cũng thật phong phú, đa dạng.

- Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1

a. Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về hạnh phúc

b. Thân đoạn:

- Giải thích khái niệm hạnh phúc:

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.

- Trình bày quan điểm hạnh phúc của bản thân: thế nào là hạnh phúc, làm thế nào để tạo hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc?

+ Tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng những gì bản thân đang có. Sống tích cực, có ý nghĩa; mang lại niềm vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

+ Giữ hạnh phúc giống như trồng một cái cây cần được vun trồng, chăm sóc mỗi ngày. Cây hạnh phúc đó cũng chính là cây đời của mỗi người. Khi ta hạnh phúc, đời ta sẽ tỏa hương hoa.

- Bàn bạc mở rộng.

- Nêu bài học nhận thức và hành động.

c. Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của hạnh phúc đối với mỗi người, mỗi nhà.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trên hành trình đổi mới, là người mở đường “tinh anh và tài năng” của văn học Việt Nam sau năm 1975.

Chiếc thuyền ngoài xa (1983) khai thác sâu sắc số phận cá nhân con người, những vấn đề đạo đức với nhiều suy tư trăn trở của người cầm bút.

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài: 

2.1 Giải thích ý kiến:

Thấu hiểu: Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

Trĩu nặng tình thương: là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, là sự cảm thông, đồng cảm

2.2 Phân tích, chứng minh, bình luận

a. Vài nét về tác giả, tác phẩm

b. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài để làm sáng tỏ nhận định

* Nội dung

- Nhân vật đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu của nhà văn về số phận con người

+ Thấy được tình cảnh và nỗi khổ của người đàn bà hàng chài: kém may mắn, cuộc sống lam lũ, cơ cực, bấp bênh (thuyền chật, con đông, nghèo đói, có lúc cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…).

+ Thấu hiểu bi kịch của người đàn bà bị bạo hành: thường xuyên bị chồng đánh đập một cách tàn nhẫn, vô lý (Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).

- Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn đã thể hiện cái nhìn trĩu nặng tình thương với con người

+ Phát hiện đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: thấu hiểu lẽ đời; bao dung, cảm thông với nỗi khổ của chồng; thương con vô bờ bến (Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…).

+ Cảm thương, chia sẻ và trân trọng khát khao hạnh phúc bình dị, đời thường của nhân vật (Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…).

* Nghệ thuật

- Tạo được tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và nhân vật.

- Tính cách nhân vật được thể hiện qua nhiều mối quan hệ; giọng điệu xót xa, chiêm nghiệm.

2.3 Đánh giá chung

Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, mang tính thời sự của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và số phận con người.

- Qua phản ánh những nghịch lý cuộc đời, nhà văn thể hiện tình cảm chân thành với những người lao động nghèo khổ; cảnh báo về thực trạng bạo hành gia đình và góp phần lý giải nguyên nhân của thực trạng ấy.

3. Kết bài:

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 12 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm các bộ đề thi lớp 12 chọn lọc, hay khác:

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 2 Địa Lí lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 2 GDCD lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

1 2,337 21/09/2023
Mua tài liệu