Đề cương Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

8 Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 9 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 397 lượt xem
Tải về


Đề cương Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

Đề thi Học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Công trình nghiên cứu của Menđen công phu và hoàn chỉnh nhất trên đối tượng là

A. ruồi giấm.

B. đậu Hà Lan.

C. con người.

D. vi khuẩn E.Coli.

Câu 2: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là

A. tâm động.

B. hai đầu mút NST.       

C. eo thứ cấp.

D. điểm khởi đầu nhân đôi.

Câu 3: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tinh trùng.

B. Giao tử.

C. Trứng.

D. Tế bào sinh dưỡng.

Câu 4: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là

A. nhân đôi NST.                                      

B. tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng.

C. phân li NST về hai cực của tế bào.       

D. co xoắn và tháo xoắn NST. 

Câu 5: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là 

A. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp.

C. sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân. 

D. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 6: Điều nào sau đây nói về ADN là sai?

A. ADN thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn.

B. ADN dài có tới hàng trăm µm, khối lượng đến hàng triệu hàng chục triệu đvC.

C. Đơn phân của ADN gồm có 4 loại : A, T, G, X.

D. ADN gồm hàng trăm đơn phân.

Câu 7: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

A. ADN mang thông tin di truyền và có khả năng tự sao chép đúng khuôn mẫu.

B. ADN có trình tự các nuclêôtit đặc trưng cho loài.

C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh.

D. ADN nằm trong bộ NST đặc trưng và ổn định của mỗi loài sinh vật.

Câu 8: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng

A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.

B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.

C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

Câu 9: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ

A. giảm 1.

B. giảm 2.

C. tăng 1.

D. tăng 2.

Câu 10: Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng gen trên một NST là

A. Đảo đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Mất đoạn.

D. Mất đoạn và đảo đoạn.

Câu 11: ở cải bắp 2n = 18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của cải bắp tam bội là

A. 21.

B. 27.

C. 36.

D. 54.

Câu 12: Thường biến là

A. Sự biến đổi xảy ra trên NST.                

B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.

C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.

D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Câu 13: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là

A. phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó.

B. phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.

C. phương pháp theo dõi những bệnh , tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ.

D. phương pháp nghiên cứu bệnh trong một cộng đồng dân cư.

Câu 14: Hai người bình thường được sinh ra từ hai gia đình có bố mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì lời khuyên nào sau đậy không phù hợp?

A. Không nên kết hôn với nhau.

B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%).

C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc.

D. Hai người vẫn có thể kết hôn và sinh con bình thường nếu chú ý chế độ dinh dưỡng trong thai kì.

Câu 15: Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bội là 46 nguyên phân 3 đợt liên tiếp. Số NST có trong tổng số các tế bào con tạo ra là

A. 92.

B. 148.

C. 368.

D. 736.

Câu 16: Một đoạn gen có cấu trúc như sau:

Mạch 1: - A – X – T – X – G – T – X – A - 

Mạch 2: - T – G – A – G – X – A – G – T – 

Nếu mạch 2 là mạch khuôn thì đoạn mạch mARN được tổng hợp là

A. – A – X – T – X – G – T – X – A –

B. – U – G – A – U – X – A – X – G –

C. – A – X – U – X – G – U – X – A – 

D. – U – G – A – G – X – U – G – X –

Câu 17: Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080A°. Trên mạch 1 của gen có A= 260 Nu, T1 = 220 Nu. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi pôlinuclêôtit. Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là

A. A = T = 30240; G = X = 45360.                               

B. A = T = 29760; G = X = 44640.

C. A = T = 14880; G = X = 22320.                                 

D. A = T = 16380; G = X = 13860.

Câu 18: Gen dài 3060 Å, tỉ lệ . Sau đột biến, chiều dài gen không đổi và tỉ lệ . Dạng đột biến là

A. thay thế 1 cặp A- T bằng 1 cặp G- X. 

B. đảo vị trí của các cặp nuclêôtit.

C. thay thế 3 cặp A- T bằng 3 cặp G- X. 

D. thay thế 1 cặp G- X bằng 1 cặp A- T.

Câu 19: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho quả cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau:

A. P: AABB x aabb.

B. P: Aabb x aaBb.

C. P: AaBB x AABb.

D. P: Aabb x saaBB.

Câu 20Ở cà chua, gen A là trội quy định cà chua quả đỏ so với gen a quy định cà chua quả vàng, gen B là trội quy định cà chua quả tròn so với gen b quy định cà chua quả bầu. Hai cặp alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn. Khi bố mẹ có kiểu gen  cho tỉ lệ kiểu hình là 

A. 75% quả đỏ, bầu : 25% quả vàng, tròn.                    

B. 50% quả đỏ, tròn : 50% quả vàng, bầu.

C. 50% quả đỏ, bầu : 50% quả vàng, tròn.

D. 75% quả đỏ, tròn : 25% quả vàng, bầu.

Đề thi Học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Chiều xoắn của phân tử ADN là

A. chiều từ trái sang phải.                                        

B. chiều từ phải qua trái. 

C. cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ.   

D. xoắn theo mọi chiều khác nhau.

Câu 2: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

A. đưa đến sự nhân đôi của NST.

B. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.

C. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.

D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.

Câu 3: Di truyền là hiện tượng

A. truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

B. con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.

C. con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.

D. truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, NST là cấu trúc được tìm thấy ở

A. bên ngoài tế bào.

B. trong các bào quan.

C. trong nhân tế bào.

D. trên màng tế bào. 

Câu 5: Trong chu kì tế bào, NST tự   nhân đôi diễn ra ở 

A. kì đầu.

B. kì trung gian.     

C. kì sau.

D. kì giữa.     

Câu 6: Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là

A. axit đêôxiribônuclêic.

B. axit photphoric.

C. axit ribônuclêic.

D. nuclêôtit.

Câu 7: Thường biến là

A. Sự biến đổi xảy ra trên NST.                

B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.

C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.

D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Câu 8: Yếu tố nào sau đây chi phối nhiều nhất đến tính đặc thù của prôtêin?

A. trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin đó.

B. cấu trúc không gian của phân tử prôtêin đó.

C. số lượng axit amin trong phân tử prôtêin đó.

D. thành phần axit amin trong phân tử prôtêin đó.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú.

C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.

D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 10: Đột biến gen là

A. những biến trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. 

B. những biến đổi trong cấu trúc của ARN. 

C. những biến đổi về kiểu hình do kiểu gen gây ra.

D. những biến đổi về kiểu gen do kiểu hình gây ra. 

Câu 11: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ

A. giảm 1.

B. giảm 2.

C. tăng 1.

D. tăng 2.

Câu 12: Ta có thể nhận biết thể đa bội ở thực vật bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?

A. Kích thước NST.                                                  

B. Hình dạng các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

C. Kích thước của cơ quan, bộ phận của cơ thể.     

D. Số lượng ADN.

Câu 13: Bệnh, tật di truyền là

A. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gen hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

B. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

C. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

D. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể và bộ gen.

Câu 14: Tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao cao nhất ở những bà mẹ sinh con có độ tuổi là

A.  tuổi từ 18 - 30.

B. tuổi từ 40 trở lên.

C.  tuổi từ 30 - 34.

Dtuổi từ 35 - 39.

Câu 15: ở cải bắp 2n = 18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của cải bắp tam bội là

A. 21.

B. 27.

C. 36.

D. 54.

Câu 16: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

B. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.                  

C. Hai loại giao tử đực mang NST X và NST Y với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.

D. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có sức sống ngang nhau.  

Câu 17: Một đoạn ADN có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Đoạn ADN đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1200 nuclêôtit.      

B. 2400 nuclêôtit.   

C. 3600 nuclêôtit.   

D. 3120 nuclêôtit.

Câu 18: Trong trường hợp trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1? 

A. AA x AA.              

B. Aa x Aa.            

C. AA x Aa.           

D. Aa x aa.

Câu 19: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào?

A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 20: Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình nguyên phân, bộ NST của loài này bằng bao nhiêu? 

BỘ 8 ĐỀ SINH HỌC 9 HỌC KÌ I  CÓ MA TRẬN

A. Kì đầu, 2n = 4.                                     

B. Kì giữa, 2n = 8.  

C. Kì giữa, 2n = 4.                                    

D. Kì sau, 2n = 8.

Đề thi Học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Cặp tính trạng nào sau đây là cặp tính trạng tương phản?

A. Thân cao và lá dài.

B. Chín sớm và lá đỏ.     

C. Hạt tròn và hạt dài.

D. Vỏ nhăn và hạt vàng.

Câu 2: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là

A. vi khuẩn.

B. động vật nguyên sinh.

C. 5 - BU.

D. virut hecpet.

Câu 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là 

A. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp.

C. sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân. 

D. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 4: Thành phần hoá học của NST bao gồm

A. prôtêin histôn.

B. phân tử ADN và prôtêin histôn.

C. phân tử ADN.

D. axit và bazơ.

Câu 5: Bản chất mối quan hệ giữa gen (ADN) và mARN là

A. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp ADN.

B. hai mạch của gen làm khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN.

C. trình tự các nuclêôtit của mARN quy định trình tự nuclêôtit của gen.

D. trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêôtit của mARN.

Câu 6: Thường biến xảy ra mang tính chất

A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định.

B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.

C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

D. Chỉ đôi lúc mới di truyền.

Câu 7: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

A. 1 hàng.

B. 2 hàng.

C. 3 hàng.

D. 4 hàng.

Câu 8: Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng

A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

B. ngắn hơn so với mARN bình thường.

C. dài hơn so với mARN bình thường.

D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.

Câu 9: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

A. ADN mang thông tin di truyền và có khả năng tự sao chép đúng khuôn mẫu.

B. ADN có trình tự các nuclêôtit đặc trưng cho loài.

C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh.

D. ADN nằm trong bộ NST đặc trưng và ổn định của mỗi loài sinh vật.

Câu 10: Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó

A. U liên kết với G, A liên kết với X.        

B. A liên kết với T, G liên kết với X.

C. A liên kết với X, G liên kết với T.         

D. A liên kết với U, G liên kết với X.

Câu 11: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là

A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ.

B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ.

C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ.

D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ.

Câu 12: Một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 180o và lại gắn trở lại NST làm thay đổi trật tự phân bố các gen trên NST. Đây là cơ chế phát sinh dạng đột biến nào? 

A. Mất đoạn.

B. Lặp đoạn.  

C. Đảo đoạn.

D. Thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 13: Vì sao thể đa bội ở động vật thường hiếm gặp?

A. Vì quá trình nguyên phân ở động vật luôn diễn ra bình thường.

B. Vì quá trình giảm phân ở động vật luôn diễn ra bình thường.

C. Vì quá trình thụ tinh ở động vật luôn diễn ra giữa các giao tử bình thường.

D. Vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng đến sức sống và quá trình sinh sản.

Câu 14: Cơ chế xác định giới tính nào sau đây là đúng?

A. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang NST X tạo thành hợp tử phát triển thành con gái.

B. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang NST X tạo thành hợp tử phát triển thành con trai.

C. Tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng mang NST X tạo thành hợp tử phát triển thành con gái.

D. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang NST Y tạo thành hợp tử phát triển thành con trai.

Câu 15: Theo dõi phả hệ, thấy hiện tượng nhiều gia đình có bố mẹ bình thường, sinh con bị mắc bệnh bạch tạng, có thể kết luận

A. bệnh do gen trội quy định.

B. bệnh di truyền do bố.

C. bệnh do gen lặn quy định.

D. bệnh di truyền từ mẹ.

Câu 16: Người bị bệnh Đao có biểu hiện

A.  bé , lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn.

B. si đần bẩm sinh và không có con.

C.  da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.

D.  bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn, si đần bẩm sinh và không có con.

Câu 17: Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Moocgan thu được tỉ lệ kểu hình ở F 

A. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn.

B. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn.

C. 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài.

D. 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài.

Câu 18: Một hợp tử  ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Kì sau số tâm động trong tế bào là

A. 46.

B. 92.

C. 23.

D. 69.

Câu 19: ở cà chua gen A quy định quả đỏ, gen a  quả vàng, gen B  quả tròn, gen b  quả bầu dục. Khi lai 2 giống cà chua quả màu đỏ dạng bầu dục và quả vàng dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng tròn. Cho F1 lai phân tích thu được: 301 cây quả đỏ dạng tròn: 299 cây quả đỏ dạng bầu dục : 301 cây quả vàng dạng tròn : 303 cây vàng dạng bầu dục. Kiểu gen của P phải như thế nào?

A. P: AABBaabb.

B. P: AabbaaBB.

C. P: AaBBAABb.

D. P: AAbbaaBB.

Câu 20: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là 

A. 112.                      

B. 448.                   

C. 224.                   

D. 336. 

Đề thi Học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Prôtêin không có chức năng nào sau đây?

A.  xúc tác quá trình trao đổi chất.

B. lưu giữ thông tin di truyền.

C.  điều hoà quá trình trao đổi chất.

D. bảo vệ cơ thể.

Câu 2: Đặc điểm của giống thuần chủng là

A. có khả năng sinh sản mạnh.

B. các đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.

C. dễ gieo trồng.

D. nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.

Câu 3: Tại sao Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?

AVì dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng.                     

B. Vì dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng.

C. Vì thực hiện phép lai có hiệu quả cao.                                 

D. Vì  điều khiển kết quả phép lai.

Câu 4: NST kép cấu trúc gồm

A. 2 NST đơn trong cặp NST tương đồng.

B. 2 NST đơn gắn với nhau   ở tâm động trong đó 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ  mẹ.

C. 2 nhiễm sắc tử chị em gắn với nhau ở tâm động.

D. 1 cặp NST tương đồng.

Câu 5: Trong kì sau của giảm phân I 

A. các NST kép co ngắn, đóng xoắn.

B. các NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo.

C. các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.

D. các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. 

Câu 6: Nhóm sinh vật nào dưới đây có đôi NST giới tính XY trong tế bào 2n của giới cái?

A. Chim, ếch, bò sát.

B. Người, gà, ruồi giấm.

C. Bò, vịt, cừu.

D. Người, tinh tinh.

Câu 7Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp phân tử là

A. tARN.

B. ADN.

C. mARN.

D. Prôtêin.

Câu 8: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

A. điều kiện sống của sinh vật.

B. điều kiện sống của sinh vật.

C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

D. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

Câu 9: Cơ chế phát sinh thể đa bội là

A. một cặp NST thường không phân li.          

B. cặp NST giới tính không phân li.

C. một hoặc một số cặp NST không phân li.             

D. tất cả các cặp NST không phân li.

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?

A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.

B. Mức phản ứng không được di truyền.

C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.

Câu 11: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là

A. phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó.

B. phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.

C. phương pháp theo dõi những bệnh , tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ.

D. phương pháp nghiên cứu bệnh trong một cộng đồng dân cư.

Câu 12: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là

A. hai trứng được thụ tinh cùng lúc.

B. một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

C. một trứng được thụ tinh với một tinh trùng.

D. một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2 tế bào con tách rời.

Câu 13: Một cặp NST tương đồng quy ước là aa, nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra những loại giao tử nào?

A. aa và a.                  

B. aa và O.             

C. aa và A.             

D. AA, aa, A và a.

Câu 14: Một đoạn gen có cấu trúc như sau:

Mạch 1: - A – X – T – X – G – T – X – A - 

Mạch 2: - T – G – A – G – X – A – G – T – 

Nếu mạch 2 là mạch khuôn thì đoạn mạch mARN được tổng hợp là

A. – A – X – T – X – G – T – X – A –

B. – U – G – A – U – X – A – X – G –

C. – A – X – U – X – G – U – X – A – 

D. – U – G – A – G – X – U – G – X –

Câu 15: Trung bình mỗi gen có khoảng 

A. 600 đến 1000 cặp nuclêôtit.

B. 1000 đến 1500 cặp nuclêôtit.

C. 1200 đến 1500 cặp nuclêôtit.

D. 600 đến 1500 cặp nuclêôtit.

Câu 16: Một tế bào lưỡng bội của một loài mang một cặp NST tương đồng trên đó có hai cặp gen dị hợp sắp xếp như sau: . Qua giảm phân tế bào của loài đó có thể cho 

A. một loại giao tử   AB.

B. 2 loại giao tử  Aa; Bb.

C. 2 loại giao tử  AB; ab.

D. 4 loại giao tử  A; B; a; b.

Câu 17: Một đoạn ADN có số Nu loại A là 900, chiếm 30% số Nu của ADN. Số chu xoắn của ADN là

A.  C = 100.

B.  C = 150.

C.  C = 250.

D.   C = 350.

Câu 18: Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, phép lai tạo ra hai loại kiểu hình ở con lai là

A. MMpp mmPP.

B. MmPp MmPp.

C. MMPP mmpp.

D. MmPp MMpp.

Câu 19: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:

BỘ 8 ĐỀ SINH HỌC 9 HỌC KÌ I  CÓ MA TRẬN

Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả 

A. kì giữa của giảm phân II hoặc kì đầu nguyên phân.              

B. kì sau của giảm phân I hoặc kì giữa nguyên phân.

C. kì sau của nguyên phân hoặc kì sau giảm phân I.                   

D. kì sau của giảm phân II hoặc kì sau nguyên phân.

Câu 20: Một gen có 3000 nuclêôtit, trong đó A = 2G bị đột biến thay thế một cặp G – X bằng một căp A – T. Số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là

A. 1000.

B. 501.

C. 499.

D. 498.

1 397 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: