TOP 24 Đề thi Học kì 1 Sinh học 9 năm 2023 có đáp án

Bộ 24 Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 9 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 934 20/09/2023
Mua tài liệu


Chỉ từ 270k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Sinh học 9 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 1

Câu 1: Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng t­ương phản thì

A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn.

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn.

Câu 2: Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với ruồi cái thân đen, cánh cụt trong thí nghiệm của Moocgan được gọi là lai phân tích?

A. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn tương ứng.

B. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình trội khác trong kiểu gen.

C. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình trội.

D. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn với cá thể mang kiểu hình lặn khác trong kiểu gen.

Câu 3: Thể đột biến ở người nào sau đây là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n – 1?

A. Đao.

B. Tớcnơ.

C. Câm điếc bẩm sinh.

D. Bạch tạng.

Câu 4: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu của Menđen là

A. Sinh sản và phát triển mạnh, mang nhiều tính trạng dễ theo dõi.

B. Thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, số lượng con lai nhiều dễ phân tích số liệu.

C. Dễ trồng, phân biệt rõ về các tính trạng tương phản, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khá nghiêm ngặt.

D. Dễ trồng, mang nhiều tính trạng khác nhau, kiểu hình đời F2  phân li rõ theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

Câu 5: Bệnh mù màu đỏ và lục do 1 gen lặn a kiểm soát. Gen trội A quy định khả năng nhìn màu bình thường. Cặp gen này nằm trên NST giới tính. NST Y không mang gen này. Người nữ bình thường có kiểu gen là

A. XAXhoặc XaX.

B. XAXa hoặc XaXa.

C. XaXa hoặc XAXa hoặc XAXA.

D. XAXA hoặc XAXa.

Câu 6: Một mạch khuôn của một đoạn gen có cấu trúc như sau:

– A – T – X – G – X – A – T – A – X –

Phân tử mARN được tạo từ đoạn mạch trên có trình tự các đơn phân là

A. – U – A – G – X – G – U – A – U – G – 

B. – T – A – G – X – G –  T – A – T – G – 

C. – A – T – X – G – X – A – T – A – X – 

D. – T – A – G – X – G – T – A – T – G –

Câu 7: Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản phân li độc lập thì ở F2 kiểu hình mang 2 tính trội có tỉ lệ là

A. 56,25%.

B. 18,75%.

C. 50%.

D. 6,25%.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về gen là không đúng? 

A. Gen nằm trên nhiễm sắc thể.

B. Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền.

C. Mỗi tế bào thường có nhiều gen.

D. Số lượng gen trong tế bào thường ít hơn số lượng NST.

Câu 9: Ở đậu Hà Lan (2n = 14). Số NST ở kì sau của nguyên phân là

A. 7.

B. 14.

C. 28.

D. 56.

Câu 10: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin? 

A. Cấu trúc bậc 1.

B. Cấu trúc bậc 2.

C. Cấu trúc bậc 3.

D. Cấu trúc bậc 4.

Câu 11: Sinh đôi cùng trứng là hiện tượng

A. hai trứng cùng được thụ tinh một lúc.

B. một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

C. hai trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

D. một trứng được thụ tinh với một tinh trùng, nhưng khi lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, hai tế bào con tách rời nhau.

Câu 12: Tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có chứa

A. 3 nhiễm sắc tính X.                              

B. 3 nhiễm sắc thể 21.

C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y.                              

D. 2 cặp nhiễm sắc thể X.

Câu 13: Công nghệ gen là

A. ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

B. ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp.

C. ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen.

D. ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen.

Câu 14: Nguồn nguyên liệu trong chọn giống là

A. thường biến.

B. đột biến gen.

C. đột biến NST.

D. đột biến gen và đột biến NST.

Câu 15: Nguyên nhân gây ra thường biến là 

A. ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.  

B. sự biến đổi trong kiểu gen của cá thể.

C. cơ thể phản ứng quá mức với môi trường.

D. cơ thể bị thoái hóa.

Câu 16: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta thường áp dụng phương pháp nào sau đây?

A. Vi nhân giống.

B. Gây đột biến dòng tế bào xôma.

C. Sinh sản hữu tính.

D. Gây đột biến gen.

Câu 17: Phương pháp nào sau đây không được dùng để nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B. Phương pháp tế bào học.

C. Phương pháp lai phân tích.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 18: Ở người, gen A quy định da bình thường, gen a quy định bệnh bạch tạng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen dị hợp Aa thì khả năng các con bị bệnh bạch tạng là

A. 25%.                     

B. 50%.                  

C. 75%.                  

D. 0%.

Câu 19: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây. 

 BỘ 6 ĐỀ HỌC KÌ I CÓ ĐÁP ÁN SINH 9

Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả 

A. kì giữa của giảm phân II.

B. kì sau của giảm phân I. 

C. kì sau của nguyên phân.

D. kì đầu của giảm phân I.

Câu 20: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen).

A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.

B. Mất một cặp A – T.

C. Thêm một cặp G – X.

D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1 - C

2 - A

3 - B

4 - C

5 - D

6 - A

7 - A

8 - D

9 - B

10 - A

11 - D

12 - B

13 - A

14 - D

15 - A

16 - A

17 - C

18 - D

19 - B

20 - D

Câu 1:

Đáp án C

P: AA x aa → F1: 100% Aa (đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ).

F1 x F1: Aa x Aa → F2: 1AA : 2Aa : 1aa (phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn).

Câu 2:

Đáp án A

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn tương ứng.

Câu 3:

Đáp án B

- Người mắc hội chứng Đao có 3 NST số 21 → Thuộc dạng 2n + 1.

- Người mắc hội chứng Tớcnơ chỉ có 1 NST giới tính X → Thuộc dạng 2n – 1.

- Người mắc bệnh câm điếc bẩm sinh và bệnh bạch tạng là do đột biến gen lặn nằm trên NST thường → Không có sự thay đổi về số lượng NST.

Câu 4:

Đáp án B

Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu của Menđen là:

- Dễ trồng → Không mất quá nhiều công sức chăm sóc mà vẫn thu được số lượng đời con nhiều.

- Phân biệt rõ về các tính trạng tương phản → Dễ quan sát và theo dõi sự di truyền.

- Hoa lưỡng tính tự thụ phấn nghiêm ngặt → Đây là đặc điểm quan trọng nhất, nhờ đó mà Menđen có thể dễ dàng tạo được các dòng thuần cũng như thực hiện các phép lai theo ý muốn.

Câu 5:

Đáp án D

Người phụ nữ bình thường sẽ phải mang ít nhất một giao tử XA → Người nữ bình thường về tính trạng này có kiểu gen là XAXA hoặc XAXa.

Câu 6:

Đáp án A

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: Agen – UmARN, Tgen – AmARN, Xgen – GmARN, Ggen – XmARN. Từ đó, suy ra trình tự các đơn phân trên mARN:

Mạch khuôn: – A – T – X – G – X – A – T – A – X –

mARN:         – U – A – G – X – G – U – A – U – G – 

Câu 7:

Đáp án A

Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản phân li độc lập → F1: AaBb.

F1 x F1: AaBb x AaBb 

→ Ở F2 kiểu hình mang 2 tính trội có tỉ lệ là:  

Câu 8:

Đáp án D

Số lượng gen trong tế bào nhiều hơn số lượng NST. Mỗi NST thường chứa nhiều gen khác nhau.

Câu 9:

Đáp án B

Tại kì sau của nguyên phân, tế bào chứa bộ NST 2n kép mà ở đậu Hà Lan 2n = 14 → Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14.

Câu 10:

Đáp án B

Tính đặc thù của prôtêin được quy định bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin. Do đó, bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin là cấu trúc bậc 1.

Câu 11:

Đáp án D

Sinh đôi cùng trứng là hiện tượng một trứng được thụ tinh với một tinh trùng, nhưng khi lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, hai tế bào con tách rời nhau. Do đó, hai người con được sinh ra trong trường hợp sinh đôi cùng trứng sẽ có kiểu gen giống nhau.

Câu 12:

Đáp án B

Người mắc hội chứng Đao có 3 NST số 21 → Tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có chứa 3 NST số 21.

Câu 13:

Đáp án A

Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

Câu 14:

Đáp án A

- Nguồn nguyên liệu cho chọn giống là biến dị tổ hợp hoặc các đột biến (gồm đột biến gen và đột biến NST).

- Thường biến là những biến đổi về kiểu hình dưới tác động trực tiếp của môi trường, không liên quan đến kiểu gen và không di truyền được nên không được coi là nguồn nguyên liệu cho chọn giống.

Câu 15:

Đáp án A

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình dưới tác động trực tiếp của môi trường, không liên quan đến kiểu gen → Nguyên nhân gây ra thường biến là ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.

Câu 16:

Đáp án A

- Trong biện pháp vi nhân giống, từ một mẩu mô của cơ thể mẹ có thể tạo ra hàng ngàn cơ thể con có kiểu gen giống nhau và giống cơ thể mẹ → Phương pháp này thường được dùng để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất.

- Gây đột biến hay sinh sản hữu tính là những biện pháp có thể tạo ra biến dị di truyền → Các phương pháp này thường được dùng để tạo hay chọn lọc ra giống mới.

Câu 17:

Đáp án C

Ở người, vì lý do đạo đức xã hội, không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn → Trong các phương pháp trên, phương pháp không được dùng để nghiên cứu di truyền người là phương pháp lai phân tích.

Câu 18:

Đáp án D

Người bố có kiểu gen đồng hợp trội AA → Tất cả các người con của họ đều nhận được giao tử A từ người bố → Dù các nhận giao tử A hay a của mẹ thì tất cả các người con này đều không bị bệnh bạch tạng.

Câu 19:

Đáp án B

Quan sát hình ta thấy, các NST kép đang phân li về 2 cực của tế bào → Tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I.

Câu 20:

Đáp án D

- Xác định số liên kết hiđrô của gen ban đầu:

Gen ban đầu có:  

→ Số liên kết hiđrô của gen ban đầu:  

- Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601 → So với gen ban đầu, số liên kết hiđrô của gen tăng lên 1 → Dạng đột biến xuất hiện là: thay thế 1 cặp A – T bằng một cặp G – X.

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên ADN là

A. axit amin.

B. glucôzơ.

C. nuclêôtit.

D. ribôzơ.

Câu 2: Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau?

A. 3 cấu trúc.

B. 4 cấu trúc.

C. 5 cấu trúc.

D. 6 cấu trúc.

Câu 3: Thường biến thuộc nhóm biến dị nào sau đây?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến cấu trúc NST.

C. Đột biến số lượng NST.

D. Biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen.

Câu 4: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn?

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B. Phương pháp nghiên cứu tế bào.

C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 5: Số lượng trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo ra trẻ sinh đôi khác trứng là

A. 1 trứng và 1 tinh trùng.

B. 1 trứng và 2 tinh trùng.

C. 2 trứng và 1 tinh trùng.

D. 2 trứng và 2 tinh trùng.

Câu 6: Cây cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n = 24. Dạng dị bội thể (2n – 1) của chúng có số lượng NST là

A. 23 NST. 

B. 24 NST.

C. 25 NST.

D. 26 NST.

Câu 7: Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là

A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb.

B. 100% BB.

C. 50% Bb : 50% bb.                                

D. 100% Bb.

Câu 8: Ở cà chua, gen A là trội quy định cà chua quả đỏ so với gen a quy định cà chua quả vàng, gen B là trội quy định cà chua quả tròn so với gen b quy định cà chua quả bầu. Hai cặp alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn. Khi P có kiểu gen   cho tỉ lệ kiểu hình là 

A. 75% quả đỏ, bầu : 25% quả vàng, tròn.                   

B. 50% quả đỏ, tròn : 50% quả vàng, bầu.

C. 50% quả đỏ, bầu : 50% quả vàng, tròn.

D. 75% quả đỏ, tròn : 25% quả vàng, bầu.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm): So sánh nguyên phân và giảm phân?

Câu 2 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 50; G1 = 100. Trên mạch 2 có A2 = 150; G2 = 200. Hãy xác định:

a. Số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn.

b. Số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN.

c. Chiều dài của đoạn ADN.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - C

2 - B

3 - D

4 - A

5 - D

6 - A

7 - C

8 - C

Câu 1:

Đáp án C

ADN là đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân cấu tạo nên ADN là nuclêôtit.

Câu 2:

Đáp án B

Prôtêin có 4 bậc cấu trúc không gian.

Câu 3:

Đáp án D

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình không liên quan đến kiểu gen.

Câu 4:

Đáp án A

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng qua các thế hệ họ hàng. Đây chính là phương pháp nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn.

Câu 5:

Đáp án D

Sinh đôi khác trứng là hiện tượng hai trứng rụng cùng một lúc, mỗi trứng này kết hợp với 1 tinh trùng tạo nên 2 hợp tử.

Câu 6:

Đáp án A

Thể 2n – 1 sẽ có số lượng NST là: 24 – 1 = 23.

Câu 7:

Đáp án C

Bb x bb → 50% Bb : 50% bb.

Câu 8: 

Đáp án C

Các gen liên kết hoàn toàn → Viết sơ đồ phép lai ta có:  

→ Tỉ lệ phân li kiểu hình là: 50% quả đỏ, bầu : 50% quả vàng, tròn.

B. Tự luận

Câu 1:

- Giống nhau:

+ Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, tế bào chất phân chia sau.

+ Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau.

+ Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau.

- Khác nhau:

Tiêu chí 

so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Thời điểm xảy ra

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

Cơ chế

Chỉ 1 lần phân bào.

2 lần phân bào liên tiếp.

Sự biến đổi hình thái NST

Chỉ 1 chu kì biến đổi.

Trải qua 2 chu kì biến đổi.

Kì đầu

NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở phần tâm động, không có sự tiếp hợp và xảy ra trao đổi chéo.

Ở kì đầu của giảm phân I, NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo.

Kì giữa

NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau

NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào.

Ở kì sau của giảm phân I, NST kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân li về 2 cực tế bào.

Kì cuối

Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ.

Ở kì cuối của giảm phân I, hình thành 2 tế bào con có bộ NST n kép.

Kết quả

Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n.

Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n.

Ý nghĩa

Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ.

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp làm phong phú, đa dạng cho sinh giới.

Câu 2:

a. Xác định số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn:

Theo NTBS: A1 = T2 = 50; G1 = X2 = 100; A2 = T1 = 150; G2 = X1 = 200.

b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN:

A1 + A2 = T1  +  T 2 = A = T = 200    

G1  + G = X1   +  X2 = G = X = 300   

c. Xác định chiều dài của đoạn ADN:

- Tổng số nuclêôtit là: N = A + G + T + X = 200 + 300 + 200  + 300 = 1000 nuclêôtit.

- Chiều dài của ADN là: L =  N : 2 x 3,4 = 1000 : 2 x 3,4 = 1700 Å.

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là 

A. nhiễm sắc thể.        

B. crômatit.            

C. mạch của ADN.    

D. gen cấu trúc.

Câu 2: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về

A. số lượng, trạng thái, cấu trúc.

B. số lượng, hình dạng, cấu trúc.

C. số lượng, hình dạng, trạng thái.

D. hình dạng, trạng thái, cấu trúc.

Câu 3: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là

A. axit amin.

B. nuclêôxôm.

C. nuclêôtit.

D. ribônuclêôtit. 

Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là

A. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n).

B. từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.

C. là hình thức sinh sản của tế bào.

D. trải qua kì trung gian và giảm phân.

Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là

A. chuyển đoạn NST 21.                          

B. mất đoạn NST 21.

C. đảo đoạn NST 21.                                

D. lặp đoạn NST 21.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

I. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường.

II. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

III. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

IV. Bố mẹ truyền đạt cho con các alen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn.

A. I, II, III.                 

B. I, III, IV.            

C. II, III, IV.           

D. III, IV.

Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng? 

A. Luôn giống nhau về giới tính.               

B. Luôn khác nhau về giới tính.

C. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.                           

D. Ngoại hình luôn giống nhau.

Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: AAAXAATGGGGA. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là

A. AAAGTTAXXGGT.                           

B. GTTGAAAXXXXT. 

C. GGXXAATGGGGA.                          

D. TTTGTTAXXXXT.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Phân biệt thường biến với đột biến?

Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao tỉ lệ nam : nữ trong tự nhiên là 1 : 1.

Câu 3 (3 điểm): Ở đậu Hà Lan, màu hoa do 1 gen quy định, người ta đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - D

2 - B

3 - A

4 - A

5 - B

6 - C

7 - C

8 - D

Câu 1:

Đáp án D

Gen cấu trúc là một đoạn của phân tử AND có chức năng mang thông tin di truyền mã hóa các prôtêin, với mục đích tạo nên cấu trúc và các chức năng của tế bào.

Câu 2:

Đáp án B

Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc. Trong đó, đặc trưng về cấu trúc là đặc trưng quan trọng nhất.

Câu 3:

Đáp án A

Prôtêin là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là hơn 20 loại axit amin.

Câu 4:

Đáp án A

Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm, từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n). Còn nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm, từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 2 tế bào con (2n).

Câu 5:

Đáp án B

Một trong những nguyên nhân gây ung thư máu ở người là do mất đoạn NST 21.

Câu 6:

Đáp án C

I. Sai. Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường.

II. Đúng. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

III. Đúng. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

IV. Đúng. Bố mẹ truyền đạt cho con các alen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn.

Câu 7:

Đáp án C

Trẻ đồng sinh khác trứng sẽ giống nhau như các đứa trẻ khác lần sinh trong một gia đình. Do đó, trẻ đồng sinh khác trứng có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.

Câu 8:

Đáp án D

Căn cứ theo nguyên tắc bổ sung, từ trình tự mạch mã gốc ta suy ra được trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN:

Mạch mã gốc:   AAAXAATGGGGA 

Mạch bổ sung: TTTGTTAXXXXT

B. Tự luận

Câu 1:

Thường biến

Đột biến

- Có sự biến đổi kiểu hình nhưng không có sự biến đổi kiểu gen.

- Có sự biến đổi kiểu gen.

- Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

- Xuất hiện riêng lẻ, đột ngột, vô hướng.

- Không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

- Di truyền cho thế hệ sau.

- Có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.

- Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

- Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa và chọn giống.

- Là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hóa.

Câu 2:

- Ở người, nữ có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, nam có cặp NST giới tính là XY. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ cho một trứng mang NST X; nam cho hai loại tinh trùng một mang NST X, một mang NST Y với tỉ lệ ngang nhau. 

- Qua quá trình thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng mang NST X, tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai). Hai tổ hợp này có tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ nam/nữ thường xấp xỉ 1/1.

Câu 3:

- Xác định kiểu hình trội, lặn

Đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng (phép lai phân tích) thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ → Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

- Quy ước gen: A – đỏ > a - trắng.

- Xác định kiểu gen P

F1 đồng tính → Cây hoa đỏ P có kiểu gen đồng hợp trội AA.

→ Kiểu gen P: AA × aa

- Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ

Kiểu gen P: AA × aa → Kiểu gen của F1 là: Aa.

Cây hoa đỏ sẽ có kiểu gen là AA hoặc Aa.

→ Xét 2 trường hợp:

- TH1: Cây F1 lai với cây hoa đỏ có kiểu gen AA

Ta có sơ đồ lai:

                                                     Aa          x           AA

                                                 Hoa đỏ                Hoa đỏ

                                   G:             A, a                       A

                                   F1:                    1AA : 1Aa

                                                           (100% hoa đỏ)

- TH2: Cây F1 lai với cây hoa đỏ có kiểu gen Aa

Ta có sơ đồ lai:

                                                     Aa          x           Aa

                                                 Hoa đỏ                Hoa đỏ

                                   G:             A, a                     A,a

                                   F1:                1AA : 2Aa : 1Aa

                                                  (3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Người đã đặt nền móng cho di truyền học là

A. Menđen.

B. Moocgan.

C. J.Oatxơn.

D. F. Crick.

Câu 2: Thực chất của quá trình thụ tinh là

A. sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái.

B. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.

C. sự tạo thành hợp tử.

D. sự kết hợp 2 nhân lưỡng bội.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.     

B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.

C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.                 

D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.

Câu 4: Thí nghiệm của Menđen đem lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F2 thu được số kiểu hình là

A. 2 kiểu hình.

B. 3 kiểu hình.

C. 4 kiểu hình.

D. 5 kiểu hình.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố.

B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ.

C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ.

D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 - 24.

Câu 6: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô tế bào được dựa trên

A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.

C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.

D. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.

Câu 7:Thường biến xảy ra mang tính chất

A. riêng lẻ, cá thể và không xác định.

B. luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.

C. đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

D. chỉ đôi lúc mới di truyền.

Câu 8: Dạng đột biến gen làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là

A. mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit. 

B. mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.

C. thêm một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit. 

D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

B. Phần tự luận (6 điểm)                         

Câu 1 (2 điểm): Trình những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân?

Câu 2 (2 điểm): Cho cấu trúc mạch 1 của phân tử ADN có trình tự như sau :

                 – A – T – G – T –X –A – T – T – G – X –

Viết cấu trúc mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của phân tử ADN trên?

Câu 3 (2 điểm): Khi cho hoa đỏ lai với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. 

a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F1?

b. F1 lai phân tích thu được kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa? 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - A

2 - B

3 - D

4 - C

5 - C

6 - B

7 - C

8 - B

Câu 1:

Đáp án A

Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền.

Câu 2:

Đáp án B

Thực chất của quá trình thụ tinh là sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) tạo thành bộ nhân lưỡng bội (2n) ở hợp tử.

Câu 3:

Đáp án D

Người nam mang cặp NST giới tính XY → cho ra 2 loại tinh trùng là X và Y.

Người nữ mang cặp NST giới tính XX → cho ra 1 loại trứng là X.

Câu 4:

Đáp án C

Thí nghiệm của Menđen đem lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F2 thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

Câu 5: 

Đáp án C

A. Sai. Bệnh Đao có thể có nguyên nhân từ bố hoặc mẹ.

B. Sai. Bệnh Đao có thể có nguyên nhân từ bố hoặc mẹ.

C. Đúng. Tuổi mẹ càng cao thì tỉ lệ con mắc bệnh Đao càng lớn.

D. Sai. 20 – 24 là độ tuổi của mẹ mà trẻ sơ sinh có tỉ lệ mắc các bệnh di truyền thấp.

Câu 6: 

Đáp án B

Trong phương pháp nuôi cấy mô tế bào, tế bào của cá thể mẹ nguyên phân liên tiếp để tạo thành cá thể con mà không trải qua giảm phân và thụ tinh.

Câu 7: 

Đáp án C

Thường biến xảy ra mang tính chất đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

Câu 8: 

Đáp án B

Mất 1 cặp nuclêôtit làm giảm số lượng nuclêôtit của gen.

Thêm 1 cặp nuclêôtit làm tăng số lượng nuclêôtit của gen.

Thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen.

B. Tự luận

Câu 1:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:

- Kì trung gian: NST  dãn xoắn cực đại, nhân đôi từ 2n → 2n kép .

- Kì đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại (mỗi tế bào chứa 2n kép).

- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (mỗi tế bào chứa 2n kép).

- Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào ‎( mỗi tế bào chứa 4n đơn).

- Kì cuối:  Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.

Câu 2:

- Mạch 2 của ADN:  – T – A – X – A – G – T – A – A – X – G – 

- Mạch mARN :        – A – U – G – U – X – A – U – U – G – X –

Câu 3:

a. F1: 100% hoa đỏ → P thuần chủng, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

- Quy ước gen: A -   hoa đỏ >> a  - hoa trắng.

→ P thuần chủng: Hoa đỏ x hoa trắng có kiểu gen: AA x aa

→ Fhoa đỏ có kiểu gen: Aa.

- Sơ đồ lai: PT/C      Hoa đỏ    x     Hoa trắng

                                    AA                   aa

                    GP              A                      a 

                    F1            100% Aa (100% hoa đỏ)                         

b. F1 Aa lai phân tích thu được FB phân tính theo tỉ lệ: 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

Sơ đồ lai:   F lai phân tích:  Hoa đỏ    x  Hoa trắng

                                                Aa                 aa

                   G                          A, a                 a

                   FB                 1Aa : 1aa (1 hoa đỏ : 1 hoa trắng)

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?

A. P: AaBb x Aabb.

B. P: AaBb x aabb. 

C. P: aaBb x AABB.

D. P: AaBb x aaBB.

Câu 2: Phương pháp nào sau đây phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người?

A. Nghiên cứu phả hệ.

B. Tạo đột biến.

C. Lai giống.

D. Nhân giống trong ống nghiệm. 

Câu 3: Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây?

A. Biến dị di truyền.

B. Biến dị không di truyền.

C. Biến dị tổ hợp.

D. Biến dị số lượng NST.

Câu 4: Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là

A. 3.

B. 49.

C. 47.

D. 45.

Câu 5: Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào sau đây? 

A. Kiểu gen trong giao tử.                         

B. Điều kiện môi trường sống.

C. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.                            

D. Kĩ thuật chăm sóc.

Câu 6: Ở người, các NST thường được kí hiệu chung là A, cặp NST giới tính ở nữ được kí hiệu là XX và ở nam được kí hiệu là XY. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa loại tinh trùng và loại trứng nào sau đây sẽ phát triển thành con trai?

A. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + X. 

B. Tinh trùng 22A + Y và trứng 22A + X.

C. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + XX.                             

D. Tinh trùng 22A + 0 và trứng 22A + X.

Câu 7: Lông dài trội hoàn toàn so với lông ngắn. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông dài và mẹ lông ngắn thì kết quả F1 sẽ là

A. toàn lông ngắn.

B. 1 lông ngắn : 1 lông dài.

C. 3 lông ngắn : 1 lông dài.

D. toàn lông dài.

Câu 8: Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây sẽ tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau?

A. Aabb.                    

B. AaBb.                

C. AABB.              

D. aabb.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?

Câu 2 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ; G1 = 360 Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác định:

a. Số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn?

b. Số lượng từng loại nuclêôtit  trên cả đoạn ADN (gen)?

c. Tổng số nuclêôtit của ADN (gen).

Câu 3 (1 điểm): Gia đình bạn Hùng làm nghề chăn nuôi heo. Một hôm, Tuấn sang nhà bạn Hùng chơi và thấy cả ba bạn Hùng đang pha thuốc vào chậu cám heo  để cho heo ăn. Tuấn thắc mắc thì được bạn Hùng giải thích thuốc đó là thuốc tăng trưởng cho động vật giúp heo tăng cân nhanh. Nếu là Tuấn, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Vì sao?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - B

2 - A

3 - B

4 - C

5 - C

6 - B

7 - D

8 - A

Câu 1: 

Đáp án B

Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với cơ thể đồng hợp lặn. Cơ thể đồng hợp lặn về 2 cặp tính trạng có kiểu gen là aabb.

Câu 2: 

Đáp án A

- Ở người, vì lý do đạo đức nên trong nghiên cứu di truyền học người không sử dụng các biện pháp tạo đột biến, lai giống, nhân giống trong ống nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là một trong những phương pháp phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người.

Câu 3: 

Đáp án B

Thường biến là những biến đổi về mặt kiểu hình không liên quan đến kiểu gen. Do đó, thường biến là biến dị không di truyền.

Câu 4:

Đáp án C

Thể ba nhiễm có 2n + 1. Mà ở người 2n = 46. Do đó, số lượng NST có ở thể ba nhiễm là: 46 + 1 = 47.

Câu 5:

Đáp án C

Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 6:

Đáp án B

Người nam mang 44A + XY. Bộ NST của người nam sẽ được tạo thành do sự kết hợp của trứng 22A + X và tinh trùng 22A + Y.

Câu 7:

Đáp án D

Bố lông dài và mẹ lông ngắn thuần chủng thì đời F1 sẽ đồng tính về tính trạng trội tức là tính trạng lông dài.

Câu 8:

Đáp án A

A. Kiểu gen Aabb cho 2 loại giao tử Ab, ab.

B. Kiểu gen AaBb cho 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab.

C. Kiểu gen AABB cho 1 loại giao tử AB.

D. Kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ab.

B. Tự luận

Câu 1:

- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào nên có hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.

- Mô tả cấu trúc: 

+ Ở kì giữa NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (2 crômatit) gắn với nhau ở tâm động. Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.

+ Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào.

Câu 2:

Theo NTBS, ta có:

a. A1 = T2 = 90 Nu; G1 = X2 = 360 Nu   

    A2 = T1 = 180 Nu; G2 = X1 = 270 Nu

b. A = T = A1 + A2 = T1 + T 2 = 90 + 180 = 270 Nu.

    G = X = G1 + G2 = X1 + X= 270 + 360 = 630 Nu.

c. Tổng số nuclêôtit là: N = A + G  + T + X   = (A + G) x 2 =  (T + X ) x 2

                                                                         = ( 270 + 630) x 2 = 1800 Nu

Câu 3:

Khuyên bạn Hùng và gia đình không nên sử dụng thuốc tăng trưởng vì nó sẽ gây ô nhiễm môi trường và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng thịt heo. Thuốc này là hóa chất sẽ tác động gây đột biến gen/NST → Gây bệnh ung thư hoặc các bệnh và tật di truyền,…

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Loại tế bào nào sau đây có bộ NST đơn bội?

A. Tinh trùng.

B. Hợp tử.

C. Noãn nguyên bào.

D. Tinh nguyên bào.

Câu 2: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến gen là những biến đổi về số lượng gen trên NST.   

B. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho bản thân sinh vật.

C. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin do gen đó mã hóa.

D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên.

Câu 3: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp những khó khăn chủ yếu nào?

A. Người là động vật bậc cao nhất.                                           

B. Người sinh sản muộn, đẻ ít con.    

C. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến.  

D. Cả B và C.

Câu 4: Thường biến là

A. những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật.

B. những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường biểu hiện hàng loạt và không di truyền được.

C. những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng gián tiếp của môi trường.

D. sự biểu hiện riêng rẽ, lẻ tẻ, theo hướng xác định, di truyền được.

Câu 5: Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là

A. đột biến gen.                                        

B. thường biến.       

C. đột biến NST.                                      

D. đột biến gen và đột biến NST.

Câu 6: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là

A. 36.                         

B. 48.                    

C. 72.                     

D. 108.

Câu 7Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử AND con tạo thành là 

A. 2.                           

B. 4.                       

C. 8.                   

D. 16.

Câu 8: Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng?

A. 1.                          

B. 2.                       

C. 3.                       

D. 4.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái nào? Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.

Câu 2 (1 điểm): Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:

Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng    

Câu 3 (2 điểm): Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho đậu Hà Lan thân cao thuần chủng lai với đậu thân thấp. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F2.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - A

2 - B

3 - D

4 - B

5 - D

6 - B

7 - D

8 - D

Câu 1:

Đáp án A

Tinh trùng được hình thành qua giảm phân có bộ NST đơn bội.

Hợp tử, noãn nguyên bào, tinh nguyên bào đều có bộ NST lưỡng bội.

Câu 2:

Đáp án B

A. Sai. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen chứ không phải là những biến đổi về số lượng gen trên NST.                        

B. Đúng. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho bản thân sinh vật.

C. Sai. Đột biến gen có thể không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của loại prôtêin do gen đó mã hóa.

D. Sai. Đột biến gen có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo.

Câu 3:

Đáp án D

Những khó khăn chủ yếu trong nghiên cứu di truyền học người là: người sinh sản muộn, đẻ ít con; vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến.  

Câu 4:

Đáp án B

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường biểu hiện hàng loạt và không di truyền được.

Câu 5:

Đáp án D

Nguồn nguyên liệu cho chọn giống là những biến dị di truyền. Trong đó, đột biến gen và đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

Câu 6:

Đáp án B

Thể tứ bội có 4n NST. 

Mà 2n = 24 → n = 24 : 2 = 12.

Vậy thể tứ bội có 4 x 12 = 48 NST.

Câu 7:

Đáp án D

Số phân tử ADN tạo thành là: 2 x 23 = 16.

Câu 8:

Đáp án D

AaBb là kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp → Số loại giao tử được tạo ra tử kiểu gen AaBb là: 22 = 4.

B. Tự luận

Câu 1:

- Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu, 1 mí, ngón cái ngắn.

- Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền:

+ Do tác nhân lí hóa sinh học trong tự nhiên.

+ Do rối loạn trong môi trường trong của tế bào.

- Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó:

+ Hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật.

+ Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

+ Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ gây bệnh di truyền.

Câu 2:

Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng

Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN nhờ nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã, qua đó, quy định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin tham gia hoạt động tế bào nhờ nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã → biểu hiện tính trạng.

Câu 3: 

- Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp → Quy ước gen: A quy định tính trạng thân cao, a quy định tính trạng thân thấp.

- Xác định kiểu gen của P:

+ Cây thân cao thuần chủng có kiểu gen là AA.

+ Cây thâp thấp có kiểu gen là aa.

- Viết sơ đồ lai:

P              Thân cao               x           Thân thấp

                     AA                                        aa

G                   A                                           a

F1                          Aa (100% thân cao)

Fx F1           Aa                     x                 Aa

GF1               A, a                                      A, a

F2             1AA   :    2Aa   :   1aa (3 thân cao : 1 thân thấp)

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?

A. P: AaBb x Aabb.                                  B. P: AaBb x aabb. 

C. P: aaBb x AABB.                                  D. P: AaBb x aaBB.

Câu 2: Phương pháp nào sau đây phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người?

A. Nghiên cứu phả hệ.                                B. Tạo đột biến.                             

C. Lai giống.                                               D. Nhân giống trong ống nghiệm. 

Câu 3: Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây?

A. Biến dị di truyền.                                                  B. Biến dị không di truyền.                   

C. Biến dị tổ hợp.                                      D. Biến dị số lượng NST.

Câu 4: Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là

A. 3.                          B. 49.                     C. 47.                     D. 45.

Câu 5: Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào sau đây? 

A. Kiểu gen trong giao tử.                         

B. Điều kiện môi trường sống.

C. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.                            

D. Kĩ thuật chăm sóc.

Câu 6: Ở người, các NST thường được kí hiệu chung là A, cặp NST giới tính ở nữ được kí hiệu là XX và ở nam được kí hiệu là XY. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa loại tinh trùng và loại trứng nào sau đây sẽ phát triển thành con trai?

A. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + X. 

B. Tinh trùng 22A + Y và trứng 22A + X.

C. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + XX.                             

D. Tinh trùng 22A + 0 và trứng 22A + X.

Câu 7: Lông dài trội hoàn toàn so với lông ngắn. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông dài và mẹ lông ngắn thì kết quả F1 sẽ là

A. toàn lông ngắn.                                    B. 1 lông ngắn : 1 lông dài.

C. 3 lông ngắn : 1 lông dài.                       D. toàn lông dài.

Câu 8: Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây sẽ tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau?

A. Aabb.                    B. AaBb.                C. AABB.              D. aabb.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?

Câu 2 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ; G1 = 360 Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác định:

a. Số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn?

b. Số lượng từng loại nuclêôtit  trên cả đoạn ADN (gen)?

c. Tổng số nuclêôtit của ADN (gen).

Câu 3 (1 điểm): Gia đình bạn Hùng làm nghề chăn nuôi heo. Một hôm, Tuấn sang nhà bạn Hùng chơi và thấy cả ba bạn Hùng đang pha thuốc vào chậu cám heo  để cho heo ăn. Tuấn thắc mắc thì được bạn Hùng giải thích thuốc đó là thuốc tăng trưởng cho động vật giúp heo tăng cân nhanh. Nếu là Tuấn, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Vì sao?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - B

2 - A

3 - B

4 - C

5 - C

6 - B

7 - D

8 - A

Câu 1: 

Đáp án B

Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với cơ thể đồng hợp lặn. Cơ thể đồng hợp lặn về 2 cặp tính trạng có kiểu gen là aabb.

Câu 2: 

Đáp án A

- Ở người, vì lý do đạo đức nên trong nghiên cứu di truyền học người không sử dụng các biện pháp tạo đột biến, lai giống, nhân giống trong ống nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là một trong những phương pháp phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người.

Câu 3: 

Đáp án B

Thường biến là những biến đổi về mặt kiểu hình không liên quan đến kiểu gen. Do đó, thường biến là biến dị không di truyền.

Câu 4:

Đáp án C

Thể ba nhiễm có 2n + 1. Mà ở người 2n = 46. Do đó, số lượng NST có ở thể ba nhiễm là: 46 + 1 = 47.

Câu 5:

Đáp án C

Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 6:

Đáp án B

Người nam mang 44A + XY. Bộ NST của người nam sẽ được tạo thành do sự kết hợp của trứng 22A + X và tinh trùng 22A + Y.

Câu 7:

Đáp án D

Bố lông dài và mẹ lông ngắn thuần chủng thì đời F1 sẽ đồng tính về tính trạng trội tức là tính trạng lông dài.

Câu 8:

Đáp án A

A. Kiểu gen Aabb cho 2 loại giao tử Ab, ab.

B. Kiểu gen AaBb cho 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab.

C. Kiểu gen AABB cho 1 loại giao tử AB.

D. Kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ab.

B. Tự luận

Câu 1:

- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào nên có hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.

- Mô tả cấu trúc: 

+ Ở kì giữa NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (2 crômatit) gắn với nhau ở tâm động. Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.

+ Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào.

Câu 2:

Theo NTBS, ta có:

a. A1 = T2 = 90 Nu; G1 = X2 = 360 Nu   

    A2 = T1 = 180 Nu; G2 = X1 = 270 Nu

b. A = T = A1 + A2 = T1 + T 2 = 90 + 180 = 270 Nu.

    G = X = G1 + G2 = X1 + X= 270 + 360 = 630 Nu.

c. Tổng số nuclêôtit là: N = A + G  + T + X   = (A + G) x 2 =  (T + X ) x 2

                                                                         = ( 270 + 630) x 2 = 1800 Nu

Câu 3:

Khuyên bạn Hùng và gia đình không nên sử dụng thuốc tăng trưởng vì nó sẽ gây ô nhiễm môi trường và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng thịt heo. Thuốc này là hóa chất sẽ tác động gây đột biến gen/NST → Gây bệnh ung thư hoặc các bệnh và tật di truyền,…

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Người đã đặt nền móng cho di truyền học là

A. Menđen.                B. Moocgan.          C. J.Oatxơn.           D. F. Crick.

Câu 2: Thực chất của quá trình thụ tinh là

A. sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái.

B. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.

C. sự tạo thành hợp tử.

D. sự kết hợp 2 nhân lưỡng bội.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.     

B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.

C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.                 

D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.

Câu 4: Thí nghiệm của Menđen đem lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F2 thu được số kiểu hình là

A. 2 kiểu hình.           B. 3 kiểu hình.        C. 4 kiểu hình.        D. 5 kiểu hình.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố.

B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ.

C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ.

D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 - 24.

Câu 6: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô tế bào được dựa trên

A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.

C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.

D. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.

Câu 7:Thường biến xảy ra mang tính chất

A. riêng lẻ, cá thể và không xác định.

B. luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.

C. đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

D. chỉ đôi lúc mới di truyền.

Câu 8: Dạng đột biến gen làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là

A. mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit. 

B. mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.

C. thêm một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit. 

D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

B. Phần tự luận (6 điểm)                         

Câu 1 (2 điểm): Trình những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân?

Câu 2 (2 điểm): Cho cấu trúc mạch 1 của phân tử ADN có trình tự như sau :

                 – A – T – G – T –X –A – T – T – G – X –

Viết cấu trúc mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của phân tử ADN trên?

Câu 3 (2 điểm): Khi cho hoa đỏ lai với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. 

a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F1?

b. F1 lai phân tích thu được kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa? 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - A

2 - B

3 - D

4 - C

5 - C

6 - B

7 - C

8 - B

Câu 1:

Đáp án A

Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền.

Câu 2:

Đáp án B

Thực chất của quá trình thụ tinh là sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) tạo thành bộ nhân lưỡng bội (2n) ở hợp tử.

Câu 3:

Đáp án D

Người nam mang cặp NST giới tính XY → cho ra 2 loại tinh trùng là X và Y.

Người nữ mang cặp NST giới tính XX → cho ra 1 loại trứng là X.

Câu 4:

Đáp án C

Thí nghiệm của Menđen đem lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F2 thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

Câu 5: 

Đáp án C

A. Sai. Bệnh Đao có thể có nguyên nhân từ bố hoặc mẹ.

B. Sai. Bệnh Đao có thể có nguyên nhân từ bố hoặc mẹ.

C. Đúng. Tuổi mẹ càng cao thì tỉ lệ con mắc bệnh Đao càng lớn.

D. Sai. 20 – 24 là độ tuổi của mẹ mà trẻ sơ sinh có tỉ lệ mắc các bệnh di truyền thấp.

Câu 6: 

Đáp án B

Trong phương pháp nuôi cấy mô tế bào, tế bào của cá thể mẹ nguyên phân liên tiếp để tạo thành cá thể con mà không trải qua giảm phân và thụ tinh.

Câu 7: 

Đáp án C

Thường biến xảy ra mang tính chất đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

Câu 8: 

Đáp án B

Mất 1 cặp nuclêôtit làm giảm số lượng nuclêôtit của gen.

Thêm 1 cặp nuclêôtit làm tăng số lượng nuclêôtit của gen.

Thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen.

B. Tự luận

Câu 1:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:

- Kì trung gian: NST  dãn xoắn cực đại, nhân đôi từ 2n → 2n kép .

- Kì đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại (mỗi tế bào chứa 2n kép).

- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (mỗi tế bào chứa 2n kép).

- Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào ‎( mỗi tế bào chứa 4n đơn).

- Kì cuối:  Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.

Câu 2:

- Mạch 2 của ADN:  – T – A – X – A – G – T – A – A – X – G – 

- Mạch mARN :        – A – U – G – U – X – A – U – U – G – X –

Câu 3:

a. F1: 100% hoa đỏ → P thuần chủng, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

- Quy ước gen: A -   hoa đỏ >> a  - hoa trắng.

→ P thuần chủng: Hoa đỏ x hoa trắng có kiểu gen: AA x aa

→ Fhoa đỏ có kiểu gen: Aa.

- Sơ đồ lai: PT/C      Hoa đỏ    x     Hoa trắng

                                    AA                   aa

                    GP              A                      a 

                    F1            100% Aa (100% hoa đỏ)                         

b. F1 Aa lai phân tích thu được FB phân tính theo tỉ lệ: 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

Sơ đồ lai:   F lai phân tích:  Hoa đỏ    x  Hoa trắng

                                                Aa                 aa

                   G                          A, a                 a

                   FB                 1Aa : 1aa (1 hoa đỏ : 1 hoa trắng)

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là 

A. nhiễm sắc thể.        B. crômatit.            C. mạch của ADN.    D. gen cấu trúc.

Câu 2: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về

A. số lượng, trạng thái, cấu trúc.               B. số lượng, hình dạng, cấu trúc.

C. số lượng, hình dạng, trạng thái.            D. hình dạng, trạng thái, cấu trúc.

Câu 3: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là

A. axit amin.              B. nuclêôxôm.        C. nuclêôtit.             D. ribônuclêôtit. 

Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là

A. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n).

B. từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.

C. là hình thức sinh sản của tế bào.

D. trải qua kì trung gian và giảm phân.

Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là

A. chuyển đoạn NST 21.                          B. mất đoạn NST 21.

C. đảo đoạn NST 21.                                D. lặp đoạn NST 21.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

I. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường.

II. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

III. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

IV. Bố mẹ truyền đạt cho con các alen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn.

A. I, II, III.                 B. I, III, IV.            C. II, III, IV.           D. III, IV.

Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng? 

A. Luôn giống nhau về giới tính.               

B. Luôn khác nhau về giới tính.

C. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.                           

D. Ngoại hình luôn giống nhau.

Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: AAAXAATGGGGA. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là

A. AAAGTTAXXGGT.                           B. GTTGAAAXXXXT. 

C. GGXXAATGGGGA.                          D. TTTGTTAXXXXT.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Phân biệt thường biến với đột biến?

Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao tỉ lệ nam : nữ trong tự nhiên là 1 : 1.

Câu 3 (3 điểm): Ở đậu Hà Lan, màu hoa do 1 gen quy định, người ta đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - D

2 - B

3 - A

4 - A

5 - B

6 - C

7 - C

8 - D

Câu 1:

Đáp án D

Gen cấu trúc là một đoạn của phân tử AND có chức năng mang thông tin di truyền mã hóa các prôtêin, với mục đích tạo nên cấu trúc và các chức năng của tế bào.

Câu 2:

Đáp án B

Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc. Trong đó, đặc trưng về cấu trúc là đặc trưng quan trọng nhất.

Câu 3:

Đáp án A

Prôtêin là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là hơn 20 loại axit amin.

Câu 4:

Đáp án A

Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm, từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n). Còn nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm, từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 2 tế bào con (2n).

Câu 5:

Đáp án B

Một trong những nguyên nhân gây ung thư máu ở người là do mất đoạn NST 21.

Câu 6:

Đáp án C

I. Sai. Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường.

II. Đúng. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

III. Đúng. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

IV. Đúng. Bố mẹ truyền đạt cho con các alen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn.

Câu 7:

Đáp án C

Trẻ đồng sinh khác trứng sẽ giống nhau như các đứa trẻ khác lần sinh trong một gia đình. Do đó, trẻ đồng sinh khác trứng có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.

Câu 8:

Đáp án D

Căn cứ theo nguyên tắc bổ sung, từ trình tự mạch mã gốc ta suy ra được trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN:

Mạch mã gốc:   AAAXAATGGGGA 

Mạch bổ sung: TTTGTTAXXXXT

B. Tự luận

Câu 1:

Thường biến

Đột biến

- Có sự biến đổi kiểu hình nhưng không có sự biến đổi kiểu gen.

- Có sự biến đổi kiểu gen.

- Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

- Xuất hiện riêng lẻ, đột ngột, vô hướng.

- Không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

- Di truyền cho thế hệ sau.

- Có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.

- Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

- Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa và chọn giống.

- Là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hóa.

Câu 2:

- Ở người, nữ có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, nam có cặp NST giới tính là XY. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ cho một trứng mang NST X; nam cho hai loại tinh trùng một mang NST X, một mang NST Y với tỉ lệ ngang nhau. 

- Qua quá trình thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng mang NST X, tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai). Hai tổ hợp này có tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ nam/nữ thường xấp xỉ 1/1.

Câu 3:

- Xác định kiểu hình trội, lặn

Đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng (phép lai phân tích) thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ → Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

- Quy ước gen: A – đỏ > a - trắng.

- Xác định kiểu gen P

F1 đồng tính → Cây hoa đỏ P có kiểu gen đồng hợp trội AA.

→ Kiểu gen P: AA × aa

- Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ

Kiểu gen P: AA × aa → Kiểu gen của F1 là: Aa.

Cây hoa đỏ sẽ có kiểu gen là AA hoặc Aa.

→ Xét 2 trường hợp:

- TH1: Cây F1 lai với cây hoa đỏ có kiểu gen AA

Ta có sơ đồ lai:

                                                     Aa          x           AA

                                                 Hoa đỏ                Hoa đỏ

                                   G:             A, a                       A

                                   F1:                    1AA : 1Aa

                                                           (100% hoa đỏ)

- TH2: Cây F1 lai với cây hoa đỏ có kiểu gen Aa

Ta có sơ đồ lai:

                                                     Aa          x           Aa

                                                 Hoa đỏ                Hoa đỏ

                                   G:             A, a                     A,a

                                   F1:                1AA : 2Aa : 1Aa

                                                  (3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên ADN là

A. axit amin.              B. glucôzơ.             C. nuclêôtit.           D. ribôzơ.

Câu 2: Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau?

A. 3 cấu trúc.             B. 4 cấu trúc.          C. 5 cấu trúc.          D. 6 cấu trúc.

Câu 3: Thường biến thuộc nhóm biến dị nào sau đây?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến cấu trúc NST.

C. Đột biến số lượng NST.

D. Biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen.

Câu 4: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn?

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B. Phương pháp nghiên cứu tế bào.

C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 5: Số lượng trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo ra trẻ sinh đôi khác trứng là

A. 1 trứng và 1 tinh trùng.                        B. 1 trứng và 2 tinh trùng.                     

C. 2 trứng và 1 tinh trùng.                        D. 2 trứng và 2 tinh trùng.

Câu 6: Cây cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n = 24. Dạng dị bội thể (2n – 1) của chúng có số lượng NST là

A. 23 NST.                B. 24 NST.             C. 25 NST.             D. 26 NST.

Câu 7: Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là

A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb.                B. 100% BB.

C. 50% Bb : 50% bb.                                D. 100% Bb.

Câu 8: Ở cà chua, gen A là trội quy định cà chua quả đỏ so với gen a quy định cà chua quả vàng, gen B là trội quy định cà chua quả tròn so với gen b quy định cà chua quả bầu. Hai cặp alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn. Khi P có kiểu gen   cho tỉ lệ kiểu hình là 

A. 75% quả đỏ, bầu : 25% quả vàng, tròn.                   

B. 50% quả đỏ, tròn : 50% quả vàng, bầu.

C. 50% quả đỏ, bầu : 50% quả vàng, tròn.

D. 75% quả đỏ, tròn : 25% quả vàng, bầu.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm): So sánh nguyên phân và giảm phân?

Câu 2 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 50; G1 = 100. Trên mạch 2 có A2 = 150; G2 = 200. Hãy xác định:

a. Số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn.

b. Số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN.

c. Chiều dài của đoạn ADN.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 - C

2 - B

3 - D

4 - A

5 - D

6 - A

7 - C

8 - C

Câu 1:

Đáp án C

ADN là đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân cấu tạo nên ADN là nuclêôtit.

Câu 2:

Đáp án B

Prôtêin có 4 bậc cấu trúc không gian.

Câu 3:

Đáp án D

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình không liên quan đến kiểu gen.

Câu 4:

Đáp án A

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng qua các thế hệ họ hàng. Đây chính là phương pháp nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn.

Câu 5:

Đáp án D

Sinh đôi khác trứng là hiện tượng hai trứng rụng cùng một lúc, mỗi trứng này kết hợp với 1 tinh trùng tạo nên 2 hợp tử.

Câu 6:

Đáp án A

Thể 2n – 1 sẽ có số lượng NST là: 24 – 1 = 23.

Câu 7:

Đáp án C

Bb x bb → 50% Bb : 50% bb.

Câu 8: 

Đáp án C

Các gen liên kết hoàn toàn → Viết sơ đồ phép lai ta có:  

→ Tỉ lệ phân li kiểu hình là: 50% quả đỏ, bầu : 50% quả vàng, tròn.

B. Tự luận

Câu 1:

- Giống nhau:

+ Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, tế bào chất phân chia sau.

+ Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau.

+ Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau.

- Khác nhau:

Tiêu chí 

so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Thời điểm xảy ra

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

Cơ chế

Chỉ 1 lần phân bào.

2 lần phân bào liên tiếp.

Sự biến đổi hình thái NST

Chỉ 1 chu kì biến đổi.

Trải qua 2 chu kì biến đổi.

Kì đầu

NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở phần tâm động, không có sự tiếp hợp và xảy ra trao đổi chéo.

Ở kì đầu của giảm phân I, NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo.

Kì giữa

NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau

NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào.

Ở kì sau của giảm phân I, NST kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân li về 2 cực tế bào.

Kì cuối

Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ.

Ở kì cuối của giảm phân I, hình thành 2 tế bào con có bộ NST n kép.

Kết quả

Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n.

Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n.

Ý nghĩa

Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ.

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp làm phong phú, đa dạng cho sinh giới.

Câu 2:

a. Xác định số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn:

Theo NTBS: A1 = T2 = 50; G1 = X2 = 100; A2 = T1 = 150; G2 = X1 = 200.

b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN:

A1 + A2 = T1  +  T 2 = A = T = 200    

G1  + G = X1   +  X2 = G = X = 300   

c. Xác định chiều dài của đoạn ADN:

- Tổng số nuclêôtit là: N = A + G + T + X = 200 + 300 + 200  + 300 = 1000 nuclêôtit.

- Chiều dài của ADN là: L =  N : 2 x 3,4 = 1000 : 2 x 3,4 = 1700 Å.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 11

Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 3

Câu 1 (0.25đ): Trong quá trình Nguyên phân các NST xếp thành hàng ở kì:

A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau

Câu 2 (0,25đ): Ở Gà gen A quy định chân cao, gen a quy định chân thấp. Kết quả một phép lai như sau:

Thu được F1: 75% chân cao : 25% chân thấp. Kiểu gen của P trong phép lai trên là:

A. P: AA x AA
B. P: AA x Aa
C. P: Aa x aa
D. P: Aa x Aa

Câu 3 (0,5đ) : Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc:

A. Nguyên tắc nhân đôi
B. Nguyên tắc bổ sung
C. Nguyên tắc bán bảo toàn
D. Không có nguyên tắc

Câu 4 (1,0đ): Lựa chọn kết quả ở cột B sao cho phù hợp với thông tin ở cột A

Cột A: Bệnh di truyền

Cột B: Dấu hiệu nhận biết

Đáp án

1. Bệnh câm điếc bẩm sinh

2. Bệnh Đao

 

 

 

A. người bệnh có 3 NST cập số 21

B. người bệnh không có khả năng nghe từ khi sinh ra

C. người bệnh không có khả năng nói từ khi sinh ra.

D. bị si đần bẩm sinh, không có con

E. người bệnh da, tóc màu trắng và mắt màu hồng

1 –

2 –

Phần II. Tự luận (8 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm): Đột biến cấu trúc NST là gì? lấy 2 ví dụ về đột biến cấu trúc NST?

Câu 6 (2 điểm): Ở Chó, gen A quy định lông xám, a quy định lông trắng , B quy định chân cao, b quy định chân thấp. Cho Chó lông xám, chân cao thuần chủng giao phối với Chó lông trắng, thân thấp. Thu được F1 toàn chó lông xám, chân cao. Viết sơ đồ lai từ P đến F1

Câu 7 (2,0 điểm) Mạch 2 của phân tử ADN có trình tự các nucleotit như sau

- T- T - X - X - A - X - G - T – X – T – A – G –

a, Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với đoạn mạch trên?

b, Viết trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch bổ sung?

Câu 8 (2,0 điểm): BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh và tật di truyền ở người, theo như nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội cho thấy: Những người nhiễm độc do hóa chất bảo vệ thực vật khi làm ruộng cao hơn những người làm nghề khác; ở những vùng bị Mĩ rải chất diệt cỏ, rụng lá (điôxin) trong chiến tranh, các bệnh và tật di truyền như: thừa ngón tay, khe hở môi hàm...chiếm tỉ lệ tăng rõ rệt so với các thành phố không bị rải chất độc hóa học.

Bản thân em sẽ làm gì để hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền trong đời sống?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

C

0,25

Câu 2

D

0,25

Câu 3

B, C

0,5

Câu 4

(1 điểm)

1 – B, C

2 – A, D

0,5

0,5

Câu 5

(2 điểm)

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST

- Ví dụ

+ Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người

+ Ở Đại mạch đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza.

1

 

 

0,5

0,5

Câu 6

(2 điểm)

-Sơ đồ lai :

Pt/c : Lông xám, chân cao x lông trắng, chân thấp

AABB aabb

GP: AB ab

F1: AaBb (100% lông xám, chân cao)

 

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 7

(2 điểm)

a, Mạch bổ sung:

- A – A – G – G – T – G – X – A – G – A – T – X –

b, Mạch ARN

- U – U – X – X – A – X – G – U – X – U – A – G –

 

1

 

1

Câu 8

(2 điểm)

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, xử lí rác thải đúng cách

- Sử dụng đúng cách thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh

- Xử lý rác thải đúng cách

- Tuyên truyền cho mọi người xung quanh việc sử dụng đúng cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật

 

(Lưu ý: Học sinh trả lời khác vẫn đảm bảo vẫn cho điểm tối đa)

0,5

0,5

 

0,5

0,5

 

Tổng điểm toàn bài

10,0 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 12

Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1: Tính trạng lặn là:

A. tính trạng luôn biểu hiện ở F1

B. tính trạng chỉ biểu hiện ở F2

C. tính trạng của bố mẹ (P)

D. tính trạng của cơ thể AA hay Aa

Câu 2: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích ?

A. AA x AA

B. aa x aa

C. Aa x Aa

D. AA x aa

Câu 3: Để tiến hành lai một cặp tính trạng, Moocgan đã sử dụng đối tượng nào sau đây là chủ yếu?

A. Chuột

B. Ruồi giấm

C. Ong

D. Đậu Hà Lan

Câu 4: Kiểu gen là:

A. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

B. tổ hợp toàn bộ các nhiễm sắc thể trong tế bào của cơ thể.

C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

D. một vài tính trạng của cơ thể.

Câu 5: Tính trạng tương phản là:

A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.

B. những tính trạng số lượng và chất lượng.

C. tính trạng do một cặp alen quy định.

D. các tính trạng khác biệt nhau.

Câu 6: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, kiểu gen lặn xanh nhăn có kiểu gen là:

A. AABB

B. AAbb

C. aabb

D. AaBb

Câu 7: Trên cơ sở phép hai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:

A. quy luật đồng tính.

B. quy luật phân tính.

C. quy luật phân li độc lập.

D. quy luật phân li.

Câu 8: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen:

A. đồng hợp lặn.

B. dị hợp

C. đồng hợp trội và dị hợp

D. đồng hợp trội

Câu 9: Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, nhăn và xanh, nhăn được F1. Cho F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:

A. 3 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn

B. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

C. 9 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, trơn : 1 anh, nhăn

D. 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn

Câu 10: Ở cây đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn cho với tính trạng thân thấp. Cho biết: P thuần chủng; Gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp. Xác định kiểu gen của F1?

A. Aa

B. Aa và AA

C. AA

D. ab

Câu 11: Ở cây đậu Hà Lan, tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn cho với tính trạng hoa trắng. Cho biết: P thuần chủng thân cao lai với thân thấp thu được F1 có kiểu hình là gì?

A. Hoa trắn

B. Hoa đỏ

C. 100% hoa đỏ

D. 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng

Câu 12: Cho kiểu gen: AaBb. Có bao nhiêu loại giao tử của kiểu trên trên?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 13: Cho phép lai: AAbb x aaBB. Kiểu gen của cơ thể lai F1 là gì?

A. AABb

B. AaBB

C. AaBb

D. AAbb

Câu 14: Trong tế bào lưỡng bội ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể thường và giới tính?

A. 22 cặp NST thường và 4 cặp NST giới tính

B. 22 cặp NST thường và 2 cặp NST giới tính

C. 22 cặp NST thường và 3 cặp NST giới tính

D. 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính

Câu 15: Bộ nhiễm sắc thể đơn bội bội được kí hiệu là:

A. 1n

B. 3n

C. 4n

D. 5n

Câu 16: Bản chất của thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội.

B. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội.

C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội

D. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội.

Câu 17: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của Tinh tinh là bao nhiêu?

A. 2n= 8

B. 2n= 14

C. 2n= 46

D. 2n= 48

Câu 18: NST kép là:

A. nhiễm sắc thể được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

B. cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

C. nhiễm sắc thể tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

D. cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Câu 19: Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ bố.

B. Từ mẹ.

C. Một từ bố, một từ mẹ.

D. Chỉ có ở bố hoặc chỉ có từ mẹ

Câu 20: Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 4 lần liên tiếp, số lượng tế bào con tạo được là:

A. 3

B. 8

C. 4

D. 16

Câu 21: Kết thúc kì cuối của giảm phân I, các NST nằm gọn trong nhân với số lượng là bao nhiêu?

A. 2n (đơn)

B. n (đơn)

C. n (kép)

D. 2n (kép)

Câu 22: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân cụt, cánh ngắn thì ở F1 toàn thân xám cánh, cánh dài. Cho F1 lai phân tích thu được ruồi có kiểu hình gì?

A. Đều có thân xám, cánh cụt.

B. Đều có thân đen, cánh cụt.

C. 50% Thân xám, cánh dài và 50% thân đen, cánh cụt.

D. 75% Thân xám, cánh dài và 25% thân đen, cánh cụt.

Câu 23: Loại ARN nào sau đây có chức năng là thành phần cấu tạo nên riboxom- nơi tổng hợp protein?

A. tARN

B. rARN

C. mARN

D. mARN và tARN

Câu 24: Phân tử ARN được cấu tạo từ các nguyên tố:

A. C, H, O, N, S

B. C, H, O, N, Fe

C. C, H, O, N, P

D. C, H, O, N, Cu

Câu 25: Nguyên tắc bán bảo toàn là:

A. trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

B. các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp, A liên kết với G, T liên kết với X.

C. tỉ lệ A+G=T+X và tỉ số A+T / G+X là khác nhau.

D. các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành từng cặp.

Câu 26: Cấu trúc bậc 3 của một protein:

A. là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.

B. có dạng các chuỗi xoắn lò xo và dạng nếp gấp của một chuỗi axit amin.

C. là dạng cuộn gập thành khối cầu theo không gian ba chiều của chuỗi axit amin.

D. là cấu trúc của một số loại protein gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.

Câu 27: Số mạch đơn và đơn phân của ADN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ARN là vì:

A. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A,U,G,X.

B. ADN có 2 mạch và 4 đơn phân là A,T,G,X.

C. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A,T,G,X.

D. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A,T,G,X.

Câu 28: Chức năng của mARN là gì?

A.Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein.

B. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp.

C.Tham gia cấu tạo nhân của tế bào.

D.Tham gia cấu tạo màng tế bào.

Câu 29: Chức năng của protein gồm các chức năng nào dưới đây?

1.Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

2.Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể.

3.Kích tố, điều hóa trao đổi chất.

4.Chỉ huy việc tổng hợp NST.

5.Nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng.

6.Quy định các tính trang của cơ thể.

Phương án đúng là:

A. 1 và 2

B. 3 và 4

C. 4

D. 1,2,3,5 và 6

Câu 30: Một đoạn mạch khuôn làm mạch khuôn của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

-A-A-T-G-X-T-A-A- (mạch 1)

-T-T-A-X-G-A-T-T- (mạch 2)

Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 nói trên là:

A. -T-T-A-X-G-A-T-T-

B. -A-A-U-G-X-U-A-A-

C. -U-U-A-G-X-A-U-U-

D. -U-U-A-X-G-A-U-U

Câu 31: Ngựa, Trâu, Dê, Linh Dương đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Bộ máy tiêu hóa của chúng khác nhau.

B. Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

C. Cơ chế tổng hợp protein khác nhau.

D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau.

Câu 32: Đột biến gen gồm các dạng là đột biến nào?

A. Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit.

B. Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. Mất đoạn, đảo đoạn, mất một cặp nucleotit.

D. Mất, thêm một cặp nucleotit, lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 33: Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường được gọi là:

A. đột biến gen

B. thường biến

C. đột biến số lượng nhiễm sắc thể

D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 34: Các tính trạng số lượng( phải thông qua cân, đo, đong, đếm…) thường chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?

A. Môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt, chăn nuôi.

B. Kiểu gen của cơ thể

C. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường

D. Mức dao động của tính di truyền

Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây đúng với các loại đột biến?

A. Là các biến đổi đồng loạt theo cùng 1 hướng

B. Là biến dị di truyền được

C. Là những biến đổi của cơ thể sinh vậy tương ứng với điều kiện sống

D. Có lợi cho sinh vật, giúp chúng thích nghi với môi trường

Câu 36: Hiện tượng nào dưới đây là không phải do sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) tạo nên?

A. Cáo Bắc Cực có màu sắc lông thay đổi theo mùa

B. Tắc kè hoa có màu sắc da thay đổi phù hợp vời nền của môi trường

C. Bệnh nhân có kiểu hình bệch tạng

D. Gà gô có màu sắc lông thay đổi theo mùa

Câu 37: Ở đậu Hà Lan có 2n=28. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng:

A. 29

B. 21

C. 28

D. 42

Câu 38: Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n=8. Số NST ở thể tam bội là bao nhiêu?

A.8 NST

B. 25 NST

C. 12 NST

D. 72 NST

Câu 39: Nếu mất một nhiễm NST X ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 ở người nữ sẽ gây ra bệnh gì?

A. Hội chứng Đao (Down)

B. Bệnh ung thư máu

C. Bệnh hồng cầu hình liềm

D. Hội chứng Tơcnơ

Câu 40: Nếu thừa một nhiễm NST X ở cặp nhiễm sắc thể thứ 23 ở người nam sẽ gây ra bệnh gì?

A. Hội chứng Đao (Down)

B. Hội chứng Tơcno

C. Bệnh hồng cầu hình liềm

D. Hội chứng claiphentơ

ĐÁP ÁN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

TOP 10 Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án (ảnh 1)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 13

I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các Nuclêotit như sau:

... A – G – X – G – A – T – G…

Thì đoạn mạch bổ sung sẽ là:

A. … G – T – G – X – T – T – G …

B. … G – A – G – X – U – A – G …

C. … T – X – G – X – T – A – X …

D. … G – A – G – X – T – A – G …

Câu 2: Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra mấy tế bào con.

A. 2           B. 3               C. 4                D. 1

Câu 3: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là:

A. Chuyển đoạn NST 21.

B. Mất đoạn NST 21.

C. Đảo đoạn NST 21.

D. Lặp đoạn NST 21.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

1. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường

2. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường

3. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen

4. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn.

A. 1,2,3           B. 1,3,4            C. 2,3,4              D. 3,4

Câu 5: : Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là.

A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb

B. 100% BB

C. 50% Bb : 50% bb

D. 100% Bb

Câu6: Cho giao phấn giữa cây bắp thân cao và cây bắp thân thấp thu được F1: 50% cây thân cao: 50% cây thân thấp. Đây là phép lai gì.

A. Lai 1 cặp tính trạng.

B. Trội không hoàn toàn.

C. Lai phân tích.

D. Trội hoàn toàn.

Câu 7: Kì nào sau đây được xem là thời kì sinh trưởng của tế bào trong quá trình nguyên phân.

A. Kì đầu.

B. Kì trung gian.

C. Kì giữa.

D. Kì sau.

Câu 8: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là.

A. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n)

B. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.

C. Là hình thức sinh sản của tế bào.

D. Trãi qua kì trung gian và giảm phân.

II. Phần tự luận:(8 điểm)

Câu 1: Nêu cấu trúc không gian của phân tử ADN. (2 điểm)

Câu 2: Phân biệt thường biến với đột biến? (2 điểm)

Câu 3: Giải thích vì sao tỉ lệ Nam: Nữ trong tự nhiên là 1:1.(1 điểm)

Câu 4: (2 điểm) Ở một loài, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng do gen a quy định. Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng thu được F1 đều mắt đỏ.

a. Hãy lập sơ đồ lai nói trên.

b. Nếu tiếp tục cho cá thể F1 lai với nhau kết quả sẽ như thế nào?

Cho biết gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.

Câu 5: (1 điểm) Gia đình bạn Hùng làm nghề chăn nuôi heo. Một hôm, Tuấn sang nhà bạn Hùng chơi và thấy cả ba bạn Hùng đang pha thuốc vào chậu cám heo để cho heo ăn. Tuấn thắc mắc thì được bạn Hùng giải thích thuốc đó là thuốc tăng trưởng cho động vật giúp heo tăng cân nhanh.

Nếu là Tuấn, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Vì sao?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm: ( 60 điểm = 2Đ)

Mỗi câu đúng được 7,5 điểm x 8 = 60 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đ.ÁN

A

D

B

C

B

D

B

B

II. Phần tự luận: (240 điểm = 8 Đ)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1

- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.

- Mỗi vòng xoắn có chiều cao 34 Ǻ, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn 20Ǻ.

- Các nuclêôtit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A – T; G – X

- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:

+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch sẽ suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại.

+ Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN : A = T : G = X Ò A + G = T + X

2 điểm

 

0.5 đ

 

0.5 đ

 

0.5đ

0.5đ

2

 

Thường biến

Đột biến

- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền.

- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.

- Không di truyền được.

- Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể.

- Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).

- Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

- Di truyền được.

- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

 

2 điểm

 

0.5đ

 

0.5đ

 

0.5đ

 

0.5đ

3

* Ở người, nữ có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, nam có cặp NST giới tính là XY.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ cho một trứng mang NST X; nam cho hai loại tinh trùng một mang NST X, một mang NST Y với tỉ lệ ngang nhau. Qua quá trình thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng mang NST X, tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai). Hai tổ hợp này có tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ nam/nữ luôn xấp xỉ 1/1.

1 điểm

 

4

- Xác định được kiểu gen của P

- Viết sơ đồ lai từ P đến F1 và xác định kiểu gen F1

- Viết sơ đồ lai F1 x F1

- Xác định kết quả phép lai F1 x F1

2 điểm

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

5

- Khuyên bạn Hùng và gia đình không nên sử dụng thuốc tăng trưởng vì nó ẽ gây ô nhiễm môi trường và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng . Thuốc này là hóa chất sẽ tác động gây đột biến gen/NST à gây bệnh Ung thư , hoặc các bệnh và tật di truyền…

1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 14

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là:

A. Dị bội thể          B. Đa bội thể              

C. Tam bội             D.tứ bội

Câu 2. một gen có 3200 nuclêôtit, số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Vậy số nuclêôtit loại G là bao nhiêu?

A. 720                     B. 960                                    

C. 640                     D. 1600

Câu 3 . Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền ?

A. tARN                B. mARN                   

C. rARN                D. Tất cả đều đúng

Câu 4. Khi biết được cơ thể có kiểu gen AaBb, mỗi gen quy định một tính trạng nằm trong mỗi nhiễm sẳc thể khác nhau, các gen này phản ly độc lập với nhau thì trong phát sinh giao tử sẽ tạo ra 4 loại nào sau đây?

A. AB: Ab: aB: ab            B. AB: ab: AA: BB

C. aB: Ab: Bb: ab            D.  Aa: Bb: aB: ab

Câu 5. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?

A. Tế bào sinh dưỡng  B. hợp tử

C. tế bào xô-ma          D.  Giao tử

Câu 6. trong nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại diễn ra ở kì nào sau đây?

A. Kì đầu                B. Kì giữa                              

C. Kì sau                D.  Kì cuối.

Câu 7. Ở loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trưòng họp nào trong các trường hợp sau đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái

B. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

C. hai loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và Y có số lượng tương đương

D. Do số giao tử cái quyết định.

Câu 8. Protein thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở bậc cấu trúc nào sau đây ?

A. Cấu trúc bậc 1               B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3. D.  Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

Câu 9. Lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bổ lông ngắn và mẹ lông dài thi kết quả F1 sẽ là:

A. Toàn lông dài

B. Toàn lông ngắn

C. 3 lông ngan : 1 lông dài

D.  1 lông ngắn : 1 lông dài

 Câu 10. Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen gọi là:

A. Thường biến                 

B. Đột biến gen

C. Đột biến cấu trúc NST

D. Đột biến số lượng NST.

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao?

 Câu 2 . So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

 Câu 3 . Khi giao phấn giữa hai cây đậu hà lan. Thu được con lai F1 có 362 cây có hạt trơn và 120 cây có hạt nhăn. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

A

D

C

C

D

B

B

 II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 1.

* Cơ chế xác định giới tính ở người:

Ở người: con trai có cặp NST giới tính XY; con gái có cặp NST giới tính XX

Khi giảm phân hình thành giao tử, con trai cho 2 loại giao tử (2 loại tinh trùng) X và Y mỗi loại chiếm 50%; con gái cho l loại giao tử (trứng) X.

Khi thụ tinh có sự tổ hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 tổ hợp aiao tư XY và XX. Với tỉ lệ l : l.

P:                     XX      ×          XY

GP:                  X                     X, Y

F1:                       1XY : 1XX   (1 trai : 1 gái)

Theo lí thuyết thì tỉ lệ trai : gái là 1 : 1, tỉ lệ thực tế ở giai đoạn bào thai là 114 trai: 100 gái; ở tuổi sơ sinh 105 trai : 100 gái; ở khoảng 10 tuổi tỉ lệ này là 100 : 100; đến tuổi già số cụ bà nhiều hơn cụ ông. Vì vậy có thể nói tỉ lệ trai : gái xấp xỉ 1 : 1.

* Việc sinh con trai hay con gái không phải do người mẹ quyết định vì người mẹ chi có 1 loại trứng mang NST X.

 Câu 2. So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Điểm khác nhau giữa đột biến với thường biến:

Thường biến

Đột biến

-   Là những biên đổi kiểu hình.

-   Phát sinh trong dời sống cá thể

-   Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng.

-   Không di truyền cho thế hệ sau

-   Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sổng.

-   Không có giá trị trong chọn giống và tiến hoá

-     Là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (NST, ADN).

-     Phát sinh do điều kiện bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

-     Phát sinh riêng lẻ, không định hướng.

-     Di truyền được cho the hệ sau

-     Thường có hại cho sinh vật

-     Có giá trị trong chọn giống và tiến hoá.




 

 

 

 

 

 

 

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 15

I. Trắc nghiệm(4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Kết quả kì cuối của giảm phân 1 các NST nằm gọn trong nhân với số lượng:

A. 2n (đơn)            

B. n (kép)                   

C. n (đơn)              

D. 2n (kép).

 Câu 2 . Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong riboxom là:

A. Cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.                             

B. Cứ 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.

C. Cứ 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.                             

D. cứ 3 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.

 Câu 3 . Có 24 noãn bào bậc I của chuột qua giảm phân bình thường, số trứng được tạo ra là bao nhiêu trong các trường hợp sau?

A. 12          B. 48                                      

C.24.          D.  6

Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội

C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái

D.  Sự tạo thành hợp tử

Câu 5. Ở cà chua, gen D qui định quả đỏ, gen d qui định quả vàng; gen B qui định quả tròn và gen b qui định quả bầu dục.Các gen nằm trên các NST khác nhau.

Phép lai nào sau đây tạo ra được tỉ lệ kiểu hình là: 9 đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu dục : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục?

A. DDBb × DdBb              

B. DdBb × DdBb

C. ddBB × DDBB             

D. DDBb ×DdBB.

Câu 6. một phân tử ADN có 10000 nuclêôtit và có hiệu số của nuclêôtit loại T với loại X là 1000. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN là bao nhiêu ?

A. A = T = 3000 nuclêôtit và G = X = 2000 nuclêôtit

B. A = T = 2000 nuclêôtit và G = X = 3000 nuclêôtit

C. A = T = 1500 nuclêôtit và G = X = 3500 nuclêôtit

D.  A = T = ] 040 nuclêôtit và G = X = 3960 nuclêôtit

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 . Khái niệm về NST giới tính? Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.

 Câu 2 . Bản chất và ý nghĩa của quá trình thụ tinh?

 Câu 3 . Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST. Nguyên nhân phát sinh đột biến NST?

ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

B

A

C

C

B

A

 II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1.

* Khái niệm về NSTgiới tỉnh:

  • Là cặp NST đặc biệt mang gen qui định tính đực, cái và các tính trạng liên quan với giới tính và các tính trạng thường kèm theo.
  • Ví dụ: Ở người có 23 cặp NST. Trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính là: XX : nữ, XY: nam.

* Những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.

NST giới tính

NST thường

- có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.

- khác nhau ở các cá thể đực và cái

- tồn tại thành từng cặp tưong đồng (xx) hoặc không tương đồng (xy)

- mang gen qui định giới tính của cơ thể

- thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 ĩrong tế bào lưỡng bội

- giống nhau ở các cá thể đực và cíi.

- luôn tồn tại thành từng cặp tương đona.

- chỉ mang gen qui định tính trạng íhường của cơ thể.

 Câu 2. Bản chất và ý nghĩa của quá trình thụ tinh.

Bản chất của thụ tinh: kết hợp hai giao tử đơn bội (n) tạo thành hợp tử lường bội (2n), hợp tử lưỡng bội phát triển thành cơ thể.

Ý nghĩa của thụ tinh:

  • Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ cơ thể.
  • Phục hồi lại bộ NST lưỡng bội 2n (thụ tinh)
  • Tạo nguồn biến dị tổ hợp (nguycn liệu) cho chọn giống và tiến hoá.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 16

I.Trắc nghiệm: (5 đim) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Có 5 noãn bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng ?

A. 5 trứng               C. 15 trứng.

B. 10 trứng             D.  20 trứng

 Câu 2 . Đặc điểm của giống thuần chủng là:

A. Có khả năng sinh sản mạnh.

B. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.

C. Dễ gieo trồng.

D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.

 Câu 3 . Hiện tượng ..... khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng.

A. Đa bội thể          B. Dị bội thể              

C. Đột biến             D.  Thường biến.

Câu 4. Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng ?

A. Có 5 tinh trùng C. Có 15 tinh trùng.

B. Có 10 tinh trùng D.  Có 20 tinh trùng.

Câu 5. Hoạt động nào sau đây của cơ thể phải dựa vào quá trình nguyên phân ?

A. Tạo ra giao tử từ các tế bào sinh dục.

B. Sinh trưởng của các mô và cơ quan

C. kết hợp giữa các giao tử để hình thành hợp tử

D. Tất cả các hoạt động trên

Câu 6. Bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ quá trình nào sau đây ?

A. Nguyên phân và giảm phân.

B. Sự kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh.

C. Sự kết hợp giữa nguyên phân với thụ tinh.

D.  Kết hợp giũa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 7. Một phân tử ADN có 2500 nuclêôtit, để nhân đôi 1 lần phân tử ADN này cần có số nuclêôtit tự do môi trường cung cấp là:

A. 2500 nu             C. 5000 nu.

B. 4000 nu              D. 6000 nu.

Câu 8. Đơn vị cấu tạo nên ADN là:

A. Axit ribônuclêic             C. Axit đêôxiribônuclêic.

B. Axit amin                       D.  Nuclêôtit.

Câu 9. Loại nuclêôtit có ở ARN mà không có trong ADN là:

A. Ađênin                           C. Uraxin.

B. Timin                             D. Guanin

 Câu 10. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Tế bào đó có bao nhiêu NST trong các trường hợp sau đây ?

A. 2                        B. 4                                        

C.8                         D.16

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.

 Câu 2 . Ở người bệnh A do một gen kiểm soát, một cặp vợ chồng bình thường sinh được 3 người con. Hai người con gái bình thường, con trai bị bệnh. Người con trai lấy vợ bình thường, sinh được một cháu trai bình thường và một cháu trai mắc bệnh, người con gái thứ nhất lấy chồng bình thường sinh được một trai bình thường và một trai măc bệnh. Người con gái thứ 2 lấy chồng bị bệnh A sinh được một trai, một gái đều bình thường

1. Hãy lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh của dòng họ nói trên.

2. Bệnh này do gen trội hay gen lặn qui định, bệnh có di truyền liên kết với giới tính không ? Vì sao ?

3. Viết sơ đồ di truyền về kiểu gen, kiểu hình của bệnh nói trên

Đáp án

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

D

B

D

A

D

C

D

 II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 .

Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN:

  • Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên cả hai mạch đơn của ADN, khi bắt đầu nhân đôi dưới tác dụng của enzim và một số yếu tố làm ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau ra.
  • Các nuclêôtit trên mạch đơn liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X cũng nhờ tác dụng của enzim và một số yếu tố.
  • Sự hình thành mạch mới ở hai ADN con đang dần được hình thành đều dựa trên mạch khuôn cuả ADN mẹ (nguyên tẳc giữ lại một nửa) và ngược chiều nhau.
  • Cấu tạo của hai ADN con giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

 Câu 2.

1. Sơ đồ phả hệ

2. Bệnh do gen lặn qui định, bệnh có di truyền liên kết với giới tính, vì chỉ có nam là mắc bệnh

3. Viết sơ đồ di truyền gen này nằm trên NST giới tính X, không thể nằm trên vùng không tương đồng của Y vì bố bị bệnh mà con trai bình thường.

P:            XAXa          ×            XAY

G:           XA ; Xa                     XA, Y

F1:            XAXA, XAXa,  XaY, XAY,              

(gái bình thường), (gái bình thường), (trai bị bệnh), (trai không mắc bệnh)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 17

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

 Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh và tật di truyền là gì ?

A. Do quá trình trao đổi chất nội bào bị rối loạn.

B. Do môi trường bị ô nhiễm.

C. Do các tác nhân vật lí, hoá học tác dộng vào quá trình plìân bào.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì ?

A. Biết dược tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu.

B. biết được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động.

C. Biết được vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

3. Cơ chế nào dẫn đến phát sinh thể đa bội?

A. Thoi vô sắc không hình thành nên toàn bộ các cặp NST không phân li

B. Bộ NST không phân li trong quá trình phân bào

C. Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột

D.  Câu A và B đúng

4. Trong kết quả thí nghiệm của Menđen, nếu F1 đồng tính thì các cơ thể đem lai sẽ như thế nào?

A. Một cơ thể đồng hợp tử gen trội và một cơ thể đồng hợp tử gen lặn

B. Cả hai cơ thể đều đồng hợp tử gen trội hoặc đồng hợp tử gen lặn

C. Một cơ thể đồng hợp tử, một cơ thổ dị hợp tử

D.  Câu A và B đúng

5. Nhận biết một cá thể đồng hợp từ hay dị hợp từ về tính trạng đang xét, ta sử dụng phép lai nào sau đây?

A. Giao phấn                  B. Lai phân tích

C. tạp giao                     D. Câu A và C

6. Ở cà chua tính trạng qua đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quà đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là:

A. Aa (quả đỏ)                    B. AA (quả đỏ)

C. aa (quả vàng)                D.  Câu A và B

 Câu 2 . Hãy sắp xếp các thông tin ở cột a với cột b sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột kết quà ironí» bang sau:

Các kì (A)

Những diễn biến cơ bn của NST

(B)

Kết quả

(C)

1. Kì đầu

A. Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng mành dần thành chất nhiễm sắc

1…….

2. Kì giữa

B. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào

2…………

3. Kì sau

C. Các NST kép, đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

3………….

4. Kì cuối

D.  Các NST kép bẳt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và đính vào các sợi tơ của thoi phân bào

4……………

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . Khi cho 2 cây đậu Hà Lan giao phấn với nhau kết quả thu được 59 cây có vỏ hạt trơn và 61 cây có vỏ hạt nhăn. Biết ràng vỏ hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn.

Hãy xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.

Câu 2. Có 2 tế bào dinh dưỡng nguyên phân 2 lần liên tiếp:

A. Sau nguyên phân tạo ra mấy tế bào con?

B. Tính số NST trong các tế bào con biết rằng bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 24.

C. 1 tế bào sinh dục đang ở kì sau của giảm phân II có bao nhiêu NST đơn ?

Câu 3 Thường biển là gì? Phân biệt thường biến với đột biển.

Đáp án

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1.

1

2

3

4

5

6

D

C

A

D

B

B

Câu 2.

1

2

3

4

D

C

B

A

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1.

- Ọuy ước: gen A: trơn gen a: nhăn

- Xét tỉ lệ phân tính ở F1: trơn/nhăn = 1 : 1

- Đây là kết quả của phép lai phân tích, do đó P có 1 cây mang tính trạng trội dị hợp tử là: Aa. Cây p còn lại mang tính trạng lặn có kiểu gen: aa.

- Sơ đồ lai:

P:                     Aa (trơn)  ×  aa (nhăn)

G:                    A, a                  a

F1:       Kiểu gen: l Aa: 1 aa

Kiểu hình: 1 trơn : 1 nhăn

 Câu 2.

a. Sau nguyên phân tạo ra số tế bào con là: 22 = 4 tế bào con.

b. Số lượngNST trong các tế bào con là: 22 × 2n = 4 x 24 = 96 NST

c. 1 tế bào sinh dục đang ở kì sau của giảm phân II có bao nhiêu NST đơn?

Ở giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi có 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I nên bộ NST sẽ là 2n kép (tức là 24 NST kép). Ở kì sau của giảm phân II: từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào do đó bộ NST lúc này là n NST đơn, tức là 24 NST đơn.

Vậy ở kì sau giảm phân II, bộ NST là 24 NST đơn.

 Câu 3.

Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hường trực tiếp của môi trường.

Phân biệt đột biến với thường biến:

Thường biến

Đột biến

-   Là những biên đổi kiểu hình.

-   Phát sinh trong dời sống cá thể

-   Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng.

-   Không di truyền cho thế hệ sau

-   Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sổng.

-   Không có giá trị trong chọn giống và tiến hoá

-     Là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (NST, ADN).

-     Phát sinh do điều kiện bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

-     Phát sinh riêng lẻ, không định hướng.

-     Di truyền được cho the hệ sau

-     Thường có hại cho sinh vật

-     Có giá trị trong chọn giống và tiến hoá.



Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 18

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất  

Câu 1 . Tính đặc thù của mỗi loại protein do yếu tố nào qui định?

A. Số lượng axit amin.                                  B. Thành phần các loại axit amin.

C. Trình tự sắp xếp các loại axit amin.            D.  Cả A, B và C đều đúng.

 Câu 2 . Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể phân li về hai cực tế bào ở:

A. Kì đầu                B. Kì giữa                              

C. Kì sau                D.  Kì cuối.

 Câu 3 . Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp độ phân tử là:

A. mARN               B. Protein                               

C. tARN                 D. ADN

Câu 4. Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

B. Sô cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

C. Hai loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y có số lượng tương đương và xác suất thụ tinh với giao tử cái tương đương.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Ở cà chua, gen A - qui định quả đỏ; a - quả vàng; B - quả tròn; b - quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng quả tròn với nhau thu được F1 đêu cho cà chua quả đỏ, tròn. Cho F1 lai phân tích thu được 301 quả đỏ, tròn; 299 quả đỏ, bầu dục; 301 quả vàng, tròn; 303 quả vàng, bầu dục. Kiểu gen của P phải như thế nào?

A. P: AABB × aabB.   B. P: AAbb × aaBB

C. P: AaBB × AABb   D.  P: Aabb × aaBB.

Câu 6. Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu giữa A và G bằng 10% sổ nuclêôtit của gen.

Số lượngtừng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu ?

A. A = T= 405 nuclêôtit và G = X = 270 nuclêôtit.

B. A = T= 1620 nuclêôtit và G = X = 1080 nuclcôtit.

C. A = T= 810 nuclêôtit và G = X = 540 nuclêôtit.

D.  A = T= 1215 nuclêôtit và G = X = 810 nuclêôtit.

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 . Nêu bản chất mối quan hệ của sơ đồ sau:

Gen (1 đoạn ADN) → mARN → protein → tính trạng  

Câu 2 . Cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của phân tử ADN?

 Câu 3 . Thế nào là hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội? Nêu đặc điểm của cơ thể đa bội.

Đáp án

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

D

C

D

C

B

C

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Nêu bản chất mối quan hệ của sơ đồ sau: Gen (1 đoạn ADN) →mARN → protein → tính trạng

Bản chất mối quan hệ trong sơ đồ là:

Trình tự nuclêôtit trong mạch khuôn ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN. Qua đó quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein. Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy gen qui định tính trạng.

Câu 2.

Cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của phân tử ADN.

Cấu tạo hóa học của phân từ ADN:

  • ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
  • ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
  • ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân.
  • Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại: A, T, G, X.
  • 4 loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra được vô số loại phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượngvà thành phần các nuclêôtit.

Cấu trúc không gian của phân tử ADN:

  • ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ.
  • Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp.
  • Mỗi chu kì xoắn dài 34Å gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20Å
  • Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau theo NTBS, trong đó A liên kết với T còn G liên kết với X. Do NTBS của từng cặp nuclêôtit đã đưa đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia

 Câu 3. Thế nào là hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội? Nêu đặc điểm của cơ thể đa bội.

Hiện tượng đa bội hoá là hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là bội số của n như: 3n, 4n, 5n, 6n...

Thể đa bội là hiện tượng cơ thể mang các tế bào đa bội

Đặc điểm của cơ thể đa bội:

  • Kích thước tế bào lớn
  • Cơ quan sinh dưỡng phát triển
  • Sinh trường phát triển mạnh
  • Chống chịu tốt với điều kiện môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 19

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1. Hãy điền n hay 2n vào vị trí trong ngoặc (...) và điền các quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh vào các vị trí 1, 2, 3 cho phù hợp trong sơ đồ sau:

Câu 2 . Đánh dấu × vào đầu ô □ chỉ câu đúng

□ A. Nguyên phân xảy ra ở tế bào dinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

□ B. Giảm phân là hình thức phân chia của tế bào sinh dục

□ C. Thực chất sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

□ D. Cấu trúc rõ nhất của NST là kì giữa

□ E. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì sau

□ F. NST là cấu trúc mang gen và tự nhân đôi được vì nó chứa ADN

□ G. Bản chất của ADN là gen

□ H. Chức năng của ADN là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

□ I. Protein là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố C, H, O, N và P

□ K. Đơn phân của protein là nuclêôtit

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1. Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tấc nào? Nêu ví dụ chứng minh.  

Câu 2 . Bản chất và ý nghĩa của quá trình giảm phân?

 Câu 3 . Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào ? Tại sao biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho con người, sinh vật?

Câu 4. Cho 1 đoạn ADN có trình tự nuclêôtit như sau:

Mạch 1: - A - T - G - X - X - G - A - T –

Mạch 2: - T - A - X - G - G - X - T - A –

Hãy xác định mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen.

Đáp án

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1. Hãy điền n hay 2n vào vị trí trong ngoặc (...) và điền các quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh vào các vị trí 1, 2, 3 cho phù hợp trong sơ đồ sau:

 

 

Câu 2. Câu đúng: A, B, C, D, F, H

II. Tự luận: (7 điểm)

 Câu 1. Phân tử ADN tự nhân đôi theo 3 nguyên tắc:

- Bổ sung: các nuclêôtit ở trên mạch khuôn ADN liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A liên kết với T hoặc ngược lại, G liên kết với X hoặc ngược lại.

- Khuôn mẫu: mạch mới của ADN con dược tổng hợp dựa trcn mạch khuôn của ADN mẹ.

- Bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

Ví dụ: mạch ADN mẹ:

Mạch 1: -T-T-A-A-G-G-X-X-

Mạch 2: -A-A-T-T-X-X-G-G-

2 Mạch ADN con:

Mạch 1 mẹ: - T-T-A-A-G-G-X-X-

Mạch mới: - A- A- T- T- X- X- G- G-

Mạch mới: -T-T-A-A-G-G-X-X-

Mạch 2 mẹ: - A- A-T-T-X-X-G-G-

 Câu 2. Bản chất và ý nghĩa của quá trình giảm phản:

Bản chất của giảm phân: làm giảm số lượng NST đi một nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n), giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (2n), đó là bộ NST trong các giao tử của loài.

Ý nghĩa của giảm phân:

  • Giảm phân kết hợp với nguyên phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ cơ thể
  • Tạo nguồn biến dị tố hợp (nguyên liệu) cho chọn giống và tiến hoá.

 Câu 3.

Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, thểm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn NST.

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho con người, sinh vật: vì đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượngvà sự sắp xếp các gen trên NST, mà các gen trên NST đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên, cho nên nó gây hại cho cơ thể con người, sinh vật. Đột biến mất đoạn lớn có thể gây chết.

Ví dụ:

1. Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.

2. Hiện tượng lặp đoạn NST mang gen quy định enzim thuỷ phân tinh bột ở lúa mạch làm cho hoạt tính của enzim cao hơn.

Câu 4. Cho 1 đoạn ADN có trình tự nuclêôtit như sau:

Mạch 1: -A-T-G-X-X-G-A-T-T-

Mạch 2: -T-A-X -G-G-X-T-A-A-

Mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen:  - A-U-G-X-X-G-A-U-U-

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 20

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào qui định ?

A. Số lượng nuclêôtit                                    B. Thành phần các loại nuclêôtit.

C. Trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit.          D.  Cả A, B và C.

 Câu 2 . trong nguyên phân, nhiễm sắc thể tập trung tại mặt phang xích đạo của thoi phân bào ờ:

A. Kì đầu              B. Kì giữa                              

C. Kì sau              D.  Kì cuối.

 Câu 3 . Cấu trúc lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền là:

A. Protein             B. ADN                                 

C. mARN             D.  rARN.

Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái.

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

C. Sự tố hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.

D. sự tạo thành hợp tử.

Câu 5. Ở bí: gen A - quả tròn; a - quả dài; gen B - hoa vàng; b - hoa trắng.

Khi cho lai hai giống bí quả tròn, hoa trắng và quả dài, hoa vàng với nhau thu được F1 đều cho cà chua quả tròn, hoa vàng. Cho F1 lai phân tích được 25% quả tròn, hoa vàng; 25% quả tròn, hoa trắng; 25% quả dài, hoa vàng; 25% quả dài, hoa trắng. Kiểu gen của p phải như thế nào?

A. P: aabb x aabB. B. P: aabb x aabB.

C. P: aabb x aabb D.  P: aabb x aabB.

Câu 6. Một gen có 2800 nuclêôtit và có hiệu số giữa T và X bằng 20% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T = 415 nuclêôtit và G = X  = 285 nuclêôtit.

B. A = T = 1215 nuclêôtit và G = X  = 810 nuclêôtit.

C. A = T = 1670 nuclêôtit và G = X  = 1130 nuclêôtỉt.

D.  A = T = 980 nuclêôtit và G = X  = 420 nuclêôtit.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Biến dị là gì? Có mấy loại biến dị ? Nêu đặc điểm của loại biến dị không di truyền.  

Câu 2 . Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ gen (đoạn ADN) → mARN → protein →tính trạng  

Câu 3 . Kết luận chung về di truyền học với con người?

Đáp án

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) 

1

2

3

4

5

6

D

B

B

C

B

D

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1.

Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

Có 2 loại biến dị là biến dị di truyền (đột biến) và biến dị không di truyền (thường biến).

Thường biển: là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Đặc điểm của thường biến:

  • Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, dưới ảnh hường trực tiếp của môi trường.
  • Phát sinh trong đời sống cá thể
  • Không di truyền được
  • Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
  • Là phản ứng có lợi giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

 Câu 2. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:

Gen (1 đoạn ADN) →mARN → protein → tính trạng

Bản chất mối quan hệ trong sơ đồ là:

Trình tự nuclêôtit trong mạch khuôn ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN. Qua đó quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein. Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy gen qui định tính trạng.

Câu 3. Kết luận chung về di truyền học với con người.

  • Những hiểu biết về di truyền học người giúp con người bảo vệ mình và bào vệ tương lai di truyền loài người thông qua những lĩnh vực chính như sau: di truyền y học tư vấn; di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình.
  • Di truyền y học tư vấn bao gồm việc chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
  • Di truyền học người đã giải thích quy định trong luật hôn nhân và gia đinh “những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau” và cho thấy hôn nhân một vợ một chông, phụ nữ tuổi đã cao không nên sinh con là có cơ sở sinh học.
  • Các chất phóng xạ và các hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người măc bệnh, tật di truyền nên cân phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 21

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Nguyên nhân hình thành thể đa bội là do:

A. Sự tự nhân đôi của từng NST trong tế bào.

B. Sự không phân li của các NST trong mỗi cặp về một cực của tế bào trong nguyên phân

C. Sự tự nhân đôi NST nhưng không xảy ra phân bào.

D.  Cả A, B và C đúng.

E. Câu B và C đúng.

Câu 2 . Ở thỏ, lông trắng là trội hoàn toàn so với lông xám

P(TC):  thỏ lông trắng × thỏ lông xám.

 Kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau:

A. Toàn bộ lông xám                                    B. Toàn bộ lông trắng,

C. 1 lông xám : 1 lông trắng                        D.  3 lông trắng : 1 lông xám  

Câu 3 . Trong giảm phân các NST kép trong cặp tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo với nhau vào kì nào?

A. Kì đầu I            B. Kì giữa I                            

C. Kì đầu II           D.  Kì giữa II

Câu 4. Cơ sở vật chất di truyền chủ vếu ở cấp độ tế bào là:

A. ADN                 B. protein                               

C. ARN                  D. NST.

Câu 5. Một gen có 1440 liên kết hiđrô, trong đó sổ cặp nuclêôtit loại G - X nhiều gấp 2 lần sổ cặp T - A.

Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T = 180 nuclêôtit và G = X  = 360 nuclcôtit.

B. A = T = 150 nuclêôtit và G = X  = 300 nuclêôtit.

C. A = T = 240 nuclêôtit và G = X  = 360 nuclêôtit.

D. A = T = 240 nuclêôtit và G = X  = 420 nuclêôtit.

Câu  6. Ở một loài thực vật.

Gen T: thân thấp ; gen t: thân cao

Gen V : hoa vàng ; gen v : hoa tím

Thực hiện phép lai P người ta thu được kết quả như sau:

90 cây thân thấp, hoa vàng.                                               90 cây có thân thấp, hoa tím.

30 cây thân cao hoa vàng.                                                  30 cây có thân cao, hoa tím.

Hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập. Kiểu gen của P sẽ là:

A. P : TtVV × Ttvv (thân thấp, hoa vàng x thân thấp, hoa tím).

B. P : TtVv × ttvv (thân thấp, hoa vàng x thân thấp, hoa tím),

C. P : TTVV × ttvv (thân thấp, hoa vàng x thân cao, hoa tím).

D.  P : TTvv × ttVV (thân thấp, hoa tím x thân cao, hoa vàng)

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Sự biến đổi số lượng một cặp NST thường gặp ở dạng nào ? Cơ chế hình thành ra sao?

 Câu 2 . Bản chất của quá trình nguyên phân và giảm phân?

 Câu 3 . Tổng hợp ARN và tự nhân đôi ADN trong tế bào có điểm gi giống và khác nhau?

Đáp án

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) 

1

2

3

4

5

6

D

B

A

D

A

B

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Sự biến đổi số lượng một cặp NST thường gặp ở dạng:

  • Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm.
  • Hiện tượng biến đổi số lượng ở một hoặc một số cặp NST gọi là thể dị bội.
  • Thể dị bội chỉ xảy ra ở thực vật như: cây cà độc dược, lúa, cà chua.

Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm (2n +1) và thể 1 nhiễm (2n  - 1)

Vẽ sơ đồ:

 

 

 

Giải thích: Do trong quá trình giảm phân, trong tế bào sinh giao tử của một cơ thể bố (hoặc mẹ) không phân li, dẫn đến tạo ra hai giao tử đột biến: giao tử n + 1 và giao tử n - 1. Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n của cơ thể mẹ (hoặc bố) còn lại tạo hai loại hợp tử dị bội: 2n + 1 (thể 3 nhiễm) → bệnh đao: 2n - 1 (thể một nhiễm) → bệnh Tơcnơ.

Câu 2. Bản chất:

Nguyên phân

Giảm phân

Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là hai tế bào con được tạo ra có bộ NST giống như tế bào mẹ (2n).

Làm giảm số lượng NST đi một nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n), giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (2n), đó là bộ NST trong các giao tử của loài

Câu 3.

Giống nhau:

  • Sự tự nhân đôi ADN và sự tổng hợp ARN đều xảy ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn.
  • Cả 2 quá trình trên, ADN đều đóng vai trò làm khuôn mẫu.
  • Trong quá trình tự nhân đôi ADN hay tổng hợp ARN, đều có xảy ra hiện tượng: ADN tháo xoắn, tách mạch và sự bổ sung của các nuclêôtit của môi trường nội bào với nuclêôtit trên mạch mang mã gốc theo NTBS, đều có sự tham gia của một số enzim.

Khác nhau

Sự tự nhân đôi ADN

Sự tổng hợp ARN

- Xảy ra trước khi phân bào

- Toàn bộ 2 mạch đơn của ADN tách rời.

- A của ADN sẽ liên kết với T của môi trường nội bào.

- Cả 2 mạch đơn của ADN đều được dùng làm khuôn mẫu tổng hợp nên 2 ADN con giống ADN mẹ.

- Một mạch của ADN mẹ liên kết với mạch mới tổng hợp tạo thành phân tử ADN.

- Diễn ra theo 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn.

- Khi tế bào cần tổng hợp protein

- 2 mạch đơn (tương ứng với từng gen) tách rời nhau

- A của ADN sẽ liên kết với U của môi trường nội bào.

- Chỉ có 1 đoạn ADN dùng làm khuôn tổng hợp nhiều phân tử ARN cùng loại.

- Mạch ARN sau khi được tổng họp rời ADN ra tế bào chất.

- Diễn ra theo hai nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 22

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trên phân tử ADN, vòng xoắn có đường kính là bao nhiêu?

A 20 Å                   B.10 Å                       

C. 50 Å                   D.  100 Å

2.  protein thực hiện được chức nâng chủ yếu ở nhũng bậc cấu trúc nào sau đây ?

A. Cấu trúc bậc 1                                        B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.

C. Cấu trúc bậc 2 và 3                                  D.  Cấu trúc bậc 3 và 4.

3. Thế nào là trội không hoàn toàn ?

A. Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

B. Là hiện tượng di truyền mà trong đó có kiểu hình ở F1 biểu hiện trung gian giữa bố và mẹ.

C. Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình ở F2 biểu hiện theo ti lệ: 1 trội: 2 trung gian : 1 lặn.

D. Câu B và C đúng.

4. Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?

A. Thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng này

B. dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng

C. Dễ thực hiện phép lai

D.  Câu A và B đúng.

5. tại sao khi nghiên cứu di truyền người, người ta phải dùng phương pháp phả hệ ?

A. Người sinh sản chậm và đẻ ít

B. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến

C. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả cao.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

 Câu 2 . Chọn các cụm từ: rối loạn, đột biến gen, tác nhân lí hóa, dị tật bẩm sinh, dị dạng, bệnh di truyền điền vào chỗ trống (...) Thay cho các số 1, 2, 3,... để hoàn chỉnh các câu sau:

Các đột biến NST và….. (1)….. gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các....(2)….. ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân đao, tơcnơ qua hình thái, các dị tật bẩm sinh như mất sọ não, khe hở môi và hàm, bàn tay và bàn chân….. (3)…….  cũng khá phổ biến ở người. Các….. (4)…….và dị tật bẩm sinh ở người do các….. (5)……  trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do ……(6)……… trao đổi chất nội bào.

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 . Bệnh mù màu đỏ và lục do một loại gen kiểm soát. Người vợ bình thường lây chồng binh thường, sinh được bốn đứa con, trong đó 3 con trai đều bị mù màu. Người con gái bình thường của cặp vợ chồng này lấy chồng sinh được hai trai đều bị mù màu.

a. Bệnh mù màu do gen trội hay lặn quy định ? Giải thích.

b. Gen quy định bệnh mù màu nằm trên NST thường hay NST giới tính ?

c. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình trên.

 Câu 2 . Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và protein.

Đáp án

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1.

1

2

3

4

5

A

D

D

B

D

Câu 2.

1. Đột biến gen                       4. Bệnh di truyền                    2. Dị tật bẩm sinh

5. Tác nhân lí hoá                   3. Dị dạng                               6. Rối loạn

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1.

a. Bệnh mù màu do gen lặn quy định vì: bố mẹ đều bình thường mà con mắc bệnh.

b. Gen quy định bệnh mù màu nam trên NST giới tính X vì: bố không mắc bệnh mà con trai mẳc bệnh và bệnh mù màu chi biểu hiện ở con trai của gia đình này.

c. Kiểu gen của những người trong gia đình:

Gọi gen A quy định không mù màu.

Gọi gen a quy định mù màu.

Vì bố không mù màu nên kiểu gen của bố là XAY.

Mẹ cũng không mù màu nhưng do con trai mắc bệnh (XaY) nên mẹ phải truyền cho con trai giao tử Xa do đó kiểu gen của mẹ là XAXa

Con gái của cặp vợ chồng này phải có kiểu gen XAXa vì con gái lấy chồng sinh được 2 con trai cùng mắc bệnh mù màu (XaY).

Vậy kiểu gen của bố: XAY.

Kiểu gen của mẹ và con gái: XAXa

Kiểu gen của 2 đứa con trai: Xa 

Câu 2. Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và protein.

Đại phân tử

Cấu trúc

Chức năng

ADN

- chuỗi xoắn kép.

- 4 loại nuclêôtit: A, G, X, T.

- lưu trữ thông tin di truyền.

- truyền đạt thông tin truyền.

ARN

- chuồi xoắn đơn

- 4 loại nuclêôtit: A, G, X, U.

- mARN truyền dạt thông tin di truyền.

- tARN vận chuyên axit amin.

- rARN tham gia cấu trúc riboxom.

Protein

- một hay nhiều chuỗi đơn

- 20 loại axit amin

- cấu trúc bộ phận của tế bào.

- enzim xúc tác quá trình trao đổi chất.

- hoocmôn điều hoà quá trình trao đổi chất.

- vận chuyển, cung cấp năng lượng.

- biểu hiện thành tính trạng của cơ thể

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 23

I. Trắc nghiệm: (4 điểm )

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Người con trai và người con gái sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc có nên kết hôn với nhau không?

1. Không nên kết hôn với nhau

2. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh sinh con đồng hợp tử về gen gây bệnh (xác suất có thể tới 1/4)

3. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thỉ phải tránh những gia đình có người mang bệnh đó.

4. Có thể kết hôn với nhau và sinh đẻ bình thường vì phần lớn con sinh ra không mang đồng hợp từ về gen gây bệnh.

A. 1,2,3.                 B. 2,3,4.                                 

C. 1,3,4                   D. 1,3,5.

2. Thế nào là lai phân tích?

A. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.

B. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

C. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.

D.  Câu B và C

3. Qua giảm phân ớ động vật, mỗi noãn bào bậc 1 cho ra bao nhiêu trứng có kích thước lớn tham gia vào việc thụ tinh ?

A. 1 trứng               B. 2 trứng                  

C. 3 trứng               D. 4 trứng.

 Câu 2 . Chọn các cụm từ: đặc thù, nuclêôtit, cơ sở phân tử, tính đa dạng điền vào cho trống (...) thay cho các số 1.2, 3...để hoàn chỉnh các câu sau:

ADN của mỗi loài được…… (1)…… bởi thành phần, số lượngvà trình tự sắp xếp của các…..(2)…. do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên …..(3)…… của ADN. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là …..(4)….. cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

 Câu 3 . Sắp xếp các đặc điểm của các bệnh di truyền tương ứng với từng bệnh:

Các bệnh di truyền

Trả lời

Các đặc điểm của các bện lí di truyền

1. Bệnh bạch tạng

1………….

a. Người bị câm và điếc do đột biến

2. Bệnh câm điếc bẩm sinh 

2……………

b. da và tóc màu trắng

3. Tật 6 ngón tay ở người  

3…………

c. Tay có 6 ngón do đột biến gen trội gây ra

II. Tự luận: (6 đim)

Câu 1. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng trẻ đồng sinh khác trứng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?

Câu 2 .

a. Hiện tượng di truyền liên kết gen là gì? Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở những điểm nào?

b. Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết gen là gì?

Đáp án

I. Trắc nghiệm: (4 điểm )

Câu 1.

1

2

3

A

B

A

Câu 2.

1. Đặc thù                   2. Nuclêôtit                 3. Tính da dạng                       4. Cơ sở phân tử

Câu 3.

1

2

3

B

A

C

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1.

Đồng sinh cùng trứng:

  • Một trứng được thụ tinh hình thành hợp tử, hợp tử qua những lần phân chia đầu tiên tạo thành 2 hoặc 4,... tế bào riêng biệt và mỗi tế bào phát sinh phát triển thành 1 cơ thể.
  • Đồng sinh cùng trứng cùng giới tính, rất giống nhau về kiểu hình, cùng nhóm máu, cùng dễ mắc một loại bệnh.

Đồng sinh khác trứng:

  • 2 hoặc nhiều trứng được thụ tinh với các tinh trùng khác trong cùng một thời điểm, mồi trứng được thụ tinh hình thành một hợp tử, hợp tử phát triển thành một cơ thể.
  • Đồng sinh khác trứng có thể cùng hoặc khác giới tính; cùng nhóm máu hoặc khác nhóm máu, giống nhau như anh chị em cùng bố mẹ.

Ý nghĩa của việc nghiên cửu trẻ đồng sinh:

Việc nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định được những tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường như tính trạng về số lượng(như cân nặng...) Hoặc một số tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường, như tính trạng chất lượng (như nhóm máu)… Thấy rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đến sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đến tính trạng số lượng và chất lượng.

 Câu 2 .

a. Khái niệm hiện tượng di truyền liên kết gen:

Hiện tượng di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau, nhóm tính trạng này được quy định bởi các gen cùng nằm trên 1 NST và phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho các quy luật di truyền của Menđen:

  • Không chỉ một gen trên 1 NST mà có nhiều gen trên 1 NST, các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST.
  • Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tượng liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là hiện tượng phổ biến.
  • Hiện tượng liên kết gen còn giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng luôn đi kèm với nhau.

b. Điều kiện để xảy ra liên kết gen:

  • Các gen phải cùng nằm trên 1 NST
  • Các gen nằm gần nhau thì liên kết càng chặt chẽ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 24

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Tên gọi của phân tử ADN là:

A. Nuclêôtit           C. Axit ribônuclêic

B. Axit nuclêic       D.  Axit đêôxiribônuclêic.

2. Câu trúc protein thực hiện được chức năng chù yếu trong cơ thế là:

A. Cấu trúc bậc 1                           B. Cấu trúc bậc 1, bậc 2 và bậc 3

C. Cấu trúc bậc 2, và bậc 3            D.  Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

3. Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau:

Mạch 1:-A-T-G-X-T-X-G

Mạch 2:-T-A-X-G-A-G-X-

Trình tự các mạch đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 sẽ là:

A. - A- T- G- X- T- X- G- B. - A-U-G-X-U-X-G-

C. -A-U-G-X-T-X-G-        D. -U-A-X-G-A-G-X-

4. kết thúc kì cuối của giảm phân I, số NST trong tế bào là

A. N NST kép                    B. N NST đơn            

C. 2n NST kép                   D.  2n NST đơn

5. Ở ngô (2n = 20), 1 tế bào ngô đang ở kì sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu ?

A.10                                   B. 20                                      

C.40                                    D. 80

6. Ở cà chua gen A qui định quà đỏ (trội), gen a qui định quả vàng (lặn). Phép lai nào sau đây thu được kết quả 75% quả đỏ : 25% quả vàmg ?

A. AA × aa             B. AA × Aa                           

C. Aa × aa              D.  Aa × Aa

Câu 2. Tìm cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (...) Thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn chỉnh câu sau:

Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn…. (1)….. rất nhiều nên mỗi NST phải mang….. (2)…..các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành…… (3)…… số nhóm liên kết ở mỗi loài thường….. (4)…… trong bộ đơn bội của loài.

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 . Nêu đặc điểm của nguyên phân. Ý nghĩa của nguyên phân ?

 Câu 2 . Kết quả lai phân tích trong trường hợp liên kết gen khác với phân li độc lập của Menđen như thế nào ?

 Câu 3 . Biến dị là gì? Có mẩy loại biến dị?

Nêu khái niệm, các dạng của đột biến gen. Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng đột biến gen nhân tạo lại có ý nghĩa cho trồng trọt và chăn nuôi?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 Câu 1 .

1

2

3

4

5

6

D

D

B

A

C

D

Câu 2 .

1. Số lượngNST                                            2. Nhiều gen

3. nhóm gen liên kết                                     4. Ứng với số NST

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1.

* Đặc điểm của nguyên phân:

- Là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng (2n) và tế bào sinh dục sơ khai (2n)

- Trước khi bước vào nguyên phân có sự nhân đôi của NST

- Trong nguyên phân có sự biến đổi hình thái của NST, sự tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và sự phân li đồng đều NST về 2 cực của tế bào.

- Các tế bào con được hình thành giống nhau và giống với tế bào mẹ han đầu.

- Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát triển cá thể và qua các thế hộ khác nhau của loài đối với loài sinh sản vô tính.

* Ý nghĩa của nguyên phân:

+ Đây là chơ chế duy trì, ổn định bộ NST lường bội của loài sinh sản vô tính.

+ Nhờ có nguyên phân mà hợp tử phát triển thành cơ thể. Cơ thể tồn tại phát triển; duy trì, ổn định bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ tế bào trong một cơ thể.

+ Nhờ có nguyên pliân kết hợp với giảm phân và thụ tinh mà bộ ns1 lưỡng bội của loài sinh sản hữu tính và giao phối được duy trì ổn định qua các thế hộ tế bào trong một cơ thổ và qua các thế hệ của loài.

 Câu 2 . Két quả lai phân tích của hai trường hợp.

Phân li độc lập (với 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng)

Liên kết gen (với 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng)

- Có 4 kiểu gen

- Tỉ lệ kiểu gen 1 : 1 : 1 : 1

- Có 4 kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

- Có 2 kiểu gen

- Tỉ lệ kiểu gen 1 : 1

- Có 2 kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1

Câu 3 .

* Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

Có 2 loại biến dị là biến dị di truyền (đột biến) và biến dị không di truyền (thượng biến).

* Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.

Có 3 dạng: mất một cặp nuclêôtit; thcm một cặp nuclêôtit; thay thể một cặp nuclêôtit.

* Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà giữa kiểu gen và môi trường đà qua chọn lọc tự nhiên và duv trì lâu đời. Tuy nhiên, cũng có những đột biến có lợi.

Ý nghĩa cho trồng trọt và chăn nuôi: gây đột biến nhân tạo về đột bien gen tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu của con người.

Để xem trọn bộ Đề thi Sinh học 9 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm các bộ đề thi lớp 9 chọn lọc, hay khác:

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Địa Lí lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Tiếng Anh lớp 9 năm 2022 - 2023 có đáp án

1 934 20/09/2023
Mua tài liệu