Đề cương Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

Đề cương Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất giúp học sinh củng cố thêm kiến thức để học tốt môn Vật lí 9. Mời các bạn đón xem

1 1446 lượt xem
Tải về


Đề cương Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

A. LÝ THUYẾT.

Câu 1: Phát biểu định luât Ôm. Viết công thức biểu diễn định luật Ôm.

* Định luât Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

* Công thức:   I=UR   trong đó:

I: Cường độ dòng điện (A)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (Ω)

Câu 2: Điện trở là gì? Ý nghĩa của điện trở.

* Trị số R=UI không đổi đối với mỗi dây dẫn, được gọi là điện trở của dây dẫn đó.

Ký hiệu điện trở: Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất (ảnh 1)       hoặc      Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất (ảnh 1)

* Ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.  

Câu 3: Định luật Ôm cho các đoạn mạch:

1. Đoạn mạch nối tiếp: R1 nt R2 nt ... nt Rn

- Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp có giá trị như nhau tại mọi điểm.

I = I1 = I2 = ... = In

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

U = U1 + U2 + ... + Un

- Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở thành phần.

R= R1 + R2 + ... + Rn

* Hệ thức: U1U2=R1R2

2. Đoạn mạch song song:  R1 // R2 // ... // Rn

- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các đoạn mạch rẽ.

I = I1 + I2 + ... + In   

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch thành phần.

U = U1 = U2 = ... = Un

- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần.

1R=1R1+1R2+...+1Rn

* Nếu chỉ có R1 // R2 thì: Rtđ=R1.R2R1+R2

* Hệ thức: I1I2=R2R1

3. Đoạn mạch hỗn hợp:

a. R1 nt (R2 // R3)  R1 nt R23

b. (R1 nt R­2) // R3  R12 // R3

w (R2 // R3):

I23 = I3 + I2

U23 = U2 = U3

R23=R2.R3R2+R3

w R1 nt R23:

I = I1 = I23

U=U1+U23     R= R1 +R23 

w (R1 nt R­2):

I12 = I1 = I2

U12 = U1 +U2

R12 = R1 + R2

 

w R12 // R3:

I = I12 + I3         U=U12 = U3             Rtđ=R12.R3R12+R3 

Câu 4: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào những yếu tố của dây dẫn? Viết biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc ấy. Ý nghĩa của điện trở suất.

* Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài lcủa dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

* Công thức:   R=ρ.lS       trong đó:

R: điện trở dây dẫn (Ω)

: chiều dài dây dẫn (m)

S: tiết diện của dây (m2)

ρ: điện trở suất (Ω.m)

* Ý nghĩa của điện trở suất:

- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và có tiết diện là 1m2.

- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

Câu 5: Biến trở là gì? Kể tên các loại biến trở. Nêu cấu tạo của biến trở con chạy.

* Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

* Các loại biến trở: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp)…

 
Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất (ảnh 1)

* Cấu tạo của biến trở con chạy: gồm con chạy C và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikêlin hay nicrom), được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ.

* Nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy: Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, một đầu đoạn mạch nối với một đầu cố định của biến trở, đầu kia của đoạn mạch nối với con chạy C. Khi dịch chuyển con chạy C làm thay đổi số vòng dây và do đó thay đổi điện trở của biến trở có dòng điện chạy qua. Do đó, cường độ dòng điện trong mạch sẽ thay đổi.

Câu 6: Định nghĩa công suất điện. Viết công thức tính công suất điện. Ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên dụng cụ điện.

* Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

* Công thức: P=U.I

trong đó:

P: công suất điện (W)

U: hiệu điện thế (V)

I: cường độ dòng điện (A)

Nếu đoạn mạch có điện trở R thì:   P=I2.R hoặc P=U2R

* Ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện:

- Số vôn ghi trên dụng cụ điện là hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nếu vượt quá hiệu điện thế này thì dụng cụ đó có thể bị hỏng.

- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.

Ví dụ: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 100W nghĩa là:

• 220V là hiệu điện thế định mức của đèn.

• 100W là công suất định mức của đèn (khi đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì công suất điện của đèn là 100W và khi đó đèn hoạt động bình thường).

Câu 7: Khi sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hoặc lớn hơn hiệu điện thế định mức thì có ảnh hưởng gì đến các dụng cụ điện? Nêu biện pháp khắc phục.

* Tác hại:  

+ Đối với một số dụng cụ điện thì việc sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng đối với một số dụng cụ khác nếu sử dụng dưới hiệu điện thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của chúng.

+ Khi sử dụng hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức, dụng cụ sẽ đạt công suất lớn hơn công suất định mức. Việc sử dụng như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của dụng cụ hoặc gây cháy nổ rất nguy hiểm.

* Biện pháp:

+ Khi sử dụng các dụng cụ điện trong gia đình cần sử dụng đúng công suất định mức, cần đặt vào dụng cụ điện đó hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.

+ Cần sử dụng máy ổn áp để bảo vệ các thiết bị.

Câu 8: Điện năng là gì? Vì sao dòng điện có mang năng lượng? Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào? Ví dụ.

* Điện năng là năng lượng của dòng điện.

* Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.

* Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng, cơ năng, quang năng…

- Điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng khi cho dòng điện chạy qua bàn là, bếp điện,…

- Điện năng chuyển hóa thành cơ năng khi cho dòng điện chạy qua quạt điện, máy bơm nước,…

- Điện năng chuyển hoá thành quang năng khi cho dòng điện chạy qua bóng đèn huỳnh quang, đèn led,…

Câu 9: Định nghĩa công của dòng điện. Viết công thức tính công của dòng điện. Ý nghĩa số đếm trên công tơ điện.

* Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

* Công thức: A=P.t=U.I.t

trong đó:

A: công dòng điện (J)

P: công suất điện (W)

t: thời gian (s)

U: hiệu điện thế (V)

I: cường độ dòng điện (A)

* Ý nghĩa số đếm trên công tơ điện:

Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilôoat giờ (1kWh = 1 số).                       

1 kW.h = 3 600 000J = 3,6.106 J

B. BÀI TẬP

Bài 1. Cho mạch điện như hình vẽ. Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất (ảnh 1)Biết R1 = 4Ω, R2 = 6Ω, UAB = 18V

a. Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua đoạn mạch AB.

b. Mắc thêm R3 = 12Ω song song với R2.

- Vẽ lại sơ đồ mạch điện.

- Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi đó.

- Tính cường độ dòng điện qua mạch chính khi đó.

Bài 2. Hai điện trở R1 = 15Ω và R2 = 10Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 18V.

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b. Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.

Bài 4. Tính:

a. Điện trở của một sợi dây nhôm dài 100m tiết diện 4mm2.

b. Điện trở của dây nikelin dài 16m, có tiết diện tròn, đường kính là 0,4mm.

Bài 5. Một dây dẫn được làm bằng đồng dài 100m, tiết diện 0,1mm2 được mắc vào HĐT 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

Bài 6. Một gia đình mỗi ngày sử dụng một bếp điện có điện trở 55Ω để đun nước. Biết bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V.

a. Tính công suất điện của bếp.

b. Tính điện năng tiêu thụ của bếp trong 10 phút.

Bài 7. Trên bếp điện có ghi 220V – 1100W.

a. Bếp điện cần được mắc vào HĐT là bao nhiêu để bếp hoạt động bình thường?

b. Tính cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó.

c. Trung bình mỗi ngày sử dụng bếp điện trên trong 2 giờ, tính điện năng mà bếp điện tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị Jun và kWh.

d. Dây điện trở của bếp điện trên làm bằng nicrom có điện trở suất 1,10.106W.m, có tiết diện 0,45mm2. Tính chiều dài của dây làm điện trở này.

Ôn lại các bài tập C7, C8/ SGK trang 39.  

Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TNKQ

TL

 

- Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn – Định luật Ôm.

- Đoạn mạch mắc nối tiếp – Đoạn mạch mắc song song.

- Sự phụ thuộc của điện trở và các yếu tố của dây dẫn – Biến trở.

1. Viết được công thức tính I, U, R đối với đoạn mạch nối tiếp, song song.

2. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.

 

4. Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.

5. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.

 

10. Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản đoạn mạch nối tiếp, song song.

11. Vận dụng được công thức

R=plS điện trở của dây dẫn, chiều dài, tiết diện dây dẫn

 

14. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗ hợp nối tiếp, song song.

 

 

Số câu

Số điểm 

Tỉ lệ %

3

0.75

7.5%

 

5

1.25

12.5%

 

2

3.5

35%

 

1

1.0

10%

 

11

6.5

65%

- Công suất điện

-  Điện năng. Công của dòng điên

3. Viết được công thức tính công suất điện, điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.

6. Nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện.

7.  Viết được công thức tính công suất điện.

8.Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.

9. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.

12. Vận dụng được công thức

P = U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.

13. Vận dụng được công thức A = P.t = U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0.25

2.5%

 

3

0.75

7.5%

 

3

2.5

25%

 

 

 

7

3.5

35%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

4

1.0

 

10%

8

2.0

 

30%

6

6.0

 

60%

1

1.0

 

10%

18

10.0

 

100%

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn:Vật lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:

A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ

C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ

D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Câu 2. Đặt một hiệu điện thế (U = 12V ) vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là (2A ). Nếu giảm hiệu điện thế đi 2 lần thì cường độ dòng điện là:

A. 3A                            

B. 1A                            

C. 0,5A               

D. 0,25A

Câu 3. Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp?

A. 1Rtd=1R1+1R2                                        

BRtd=R1R2R1-R2

C. Rtd=R1+R2                                          

DRtd=R1-R2

Câu 4. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 5. Bóng đèn có điện trở 8Ω và cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng đèn?

A. 32W               

B. 16W                

C. 4W                 

D. 0,5W

Câu 6. Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở

B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở

C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ

D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Khi đặt một hiệu điện thế 10 V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng bao nhiêu để dòng điện này đi qua dây chỉ còn là 0,75 A?

Bài 2: (4 điểm) Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12 và R2 = 6 mắc nối tiếp. Đặt hiệu điện thế  U = 36V không đổi giữa hai đầu đoạn  mạch AB.

Đề thi Giữa Học kỳ 1 Vật lí lớp 9 năm 2022 có ma trận (15 đề) (ảnh 1)

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

b. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB, công của dòng điện sản ra ở toàn đoạn mạch trong 10 phút.

c. Điện trở R2 làm bằng dây dẫn có điện trở suất 0,5.10-6 m, có tiết diện 0,6 mm2. Tính chiều dài của dây dẫn này.

d. Mắc thêm vào mạch một điện trở R= 10 song song với Rvà R2. Tính cường độ dòng điện mạch chính.

Bài 3. (1 điểm) Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là U1 = 7,2 V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 là bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V?

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn:Vật lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Biểu thức đúng của định luật Ohm là: 

A. I=RU               

B. I=UR               

C. U=IR             

DU=RI

Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

D. Giảm khi hiệu điện thế tăng

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Câu 4: Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1, dây kia dài 6m có điện trở R2. Tỉ số R1R2  = ?

A. 12                    

B. 3                     

C. 13                     

D. 2

Câu 5: Điện năng là:

A. Năng lượng điện trở                               

B. Năng lượng điện thế

C. Năng lượng dòng điện                                     

D. Năng lượng hiệu điện thế

Câu 6: Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh

Achiều dòng điện trong mạch.

Bcường độ dòng điện trong mạch.

Cđường kính dây dẫn của biến trở.              

Dtiết diện dây dẫn của biến trở.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1: (3 điểm)

a) Phát biểu định luật Ôm và viết hệ thức của định luật (ghi rõ các đại lượng và đơn vị đo của hệ thức)

b) Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết gì? Một nồi cơm điện có ghi 220V – 1000W, hãy cho biết ý nghĩa của số ghi đó.

Bài 2: (4 điểm) Một bóng đèn 6V − 3W được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 6V nhờ dây dẫn dài 2m, tiết diện 1mm2 và làm bằng chất có điện trở suất là 0,5.10−6Ω.m. Đèn có sáng bình thường không?

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn:Vật lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Lập luận nào sau đây là đúng?

Điện trở của dây dẫn

A. tăng lên gấp bốn khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.

B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.

C. giảm đi bốn lần khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.

D. tăng lên gấp bốn khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?

A. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng

C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng

D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 3. Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.

B. Công suất điện mà gia đình sử dụng

C. Điện năng mà gia đình sử dụng.

D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng.

Câu 4. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của cường độ dòng điện?

A. A                    

B. mA                 

C. kA                            

D. cả 3 đáp án trên

Câu 5. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số R1R2=4. Vậy tỉ số 1112

A. 4                     

B. 2                     

C. 0,5                            

D. 0,25

Câu 6. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở 4Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 20m. Điện trở  của dây thứ hai là bao nhiêu?

A. 4Ω.                            

B. 6 Ω.                           

C. 8 Ω.                           

D. 10Ω.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây dẫn này một hiệu điện thế là bao nhiêu?

Bài 2: (2 điểm) Sơ đồ mạch điện như hình bên, R1 = 25.Biết khi khóa K đóng ampe kế chỉ 4A  còn khi khóa K mở thì ampe kế chỉ 2,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở  R2?

Đề thi Giữa Học kỳ 1 Vật lí lớp 9 năm 2022 có ma trận (15 đề) (ảnh 1)

Bài 3. (3 điểm) Khi cho dòng điện có cường độ I1 = 1A chạy qua một thanh kim loại trong thời gian τ thì nhiệt độ của thanh tăng lên là Δt1 = 80C. Khi cho cường độ dòng điện I2 = 2A chạy qua thì trong thời gian đó nhiệt độ của thanh tăng thêm là Δt2 bằng bao nhiêu?

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí lớp 9 chi tiết nhất đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn:Vật lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Biến trở là ………... có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

A. điện kế.                 

 B. biến thế.                    

C. điện trở.                     

D. ampe kế.

Câu 2. Hai dây bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1=5mm2 và có điện trở R1 = 8,5W. Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5mm2 thì điện trở R2  là bao nhiêu?

A. R2 = 85W.               

B. R2 = 0,85W.               

C. R2 = 3,5W.                 

D. R2 = 13,5W.

Câu 3. Một bóng đèn có ghi (110V - 55W). Công suất điện của bóng đèn bằng 55W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế:

Anhỏ hơn 110V                                   

B. lớn hơn 110V                              

C. bằng 110V               

D. bằng 220V

Câu 4. Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là: 

AP = U.R.t                   

BP = U.I                 

CP = U.I.t                     

DP = I.R

Câu 5. Từ công thức tính điện trở: R=p1S, có thể tính tiết diện dây dẫn bằng công thức:

 A. S=p1R.                   

B. S=pR1.                    

C. S=1Rp.                      

D. S=1pR.

Câu 6. Một bếp điện có công suất 1000W, hoạt động trong thời gian 2 giờ. Điện năng tiêu thụ của bếp là

A. 7,2.105J.                    

B. 7,2.106J.                    

C. 7,2.108J.                    

D. 7,2. 109J.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,5A khi đó được mắc vào hiệu điện thế 12V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

Bài 2: (2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ:

Đề thi Giữa Học kỳ 1 Vật lí lớp 9 năm 2022 có ma trận (15 đề) (ảnh 1)

Cho R1 = 15 ,R2 = 20, ampe kế chỉ 0,3A. Tính hiiệu điện thế của đoạn mạch AB?

Bài 3: (3 điểm) Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 2A. Dùng bếp này thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 250C trong thời gian 20 phút. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. Tính hiệu suất của bếp?

1 1446 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: