Đề cương Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 chi tiết nhất

Đề cương Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 12 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 508 lượt xem


Đề cương Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 chi tiết nhất

Đề thi Giữa học kì 1 môn Ngữ văn 12 đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

(Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,Nxb Hội nhà văn, 2017,trang 120-121)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách sống ở thế chủ động của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam)

Đề thi Giữa học kì 1 môn Ngữ văn 12 đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 01 đến 04:

Tại sao phải có cơn mưa này? Tại sao ta phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn tôi nên đặt câu hỏi theo cách khác: Tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để minh họa cho điều này, có lẽ tốt hơn cả là nêu vài ví dụ.

Có bao giờ bạn thấy một viêm kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt trước mặt, nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. […] Các viên đá nhám ấy đã được gia công thế nào để thành những viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách đánh bóng ư! Đúng thế, viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mài giũa nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh bóng để “kim cương” hiện ra. Điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta.

[…] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối, các vì sao càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể nhìn thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó mà là vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật.

(Billi P.S. Lim, Dám thất bại, Trần Hạo Nhiên dịch, Nxb Trẻ, tr.32-33, 2012)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) (nhận biết)

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ điều tương tự được tác giả nhắc đến trong văn bản? (0.5 điểm) (thông hiểu)

Câu 3. Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để minh họa cho các quan điểm của mình. Các dẫn chứng có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung của văn bản? (1.0 điểm) (thông hiểu)

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật”? Vì sao? (1.0 điểm) (vận dụng)

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm) (ID: ) (vận dụng cao)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc khám phá giá trị bên trong của mỗi người.

Câu 2. (5.0 điểm) 

Cảm nhận đoạn thơ sau để làm nổi bật sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và cảm hứng lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam,)

Đề thi Giữa học kì 1 môn Ngữ văn 12 đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

  Sau khi điện thoại Bphone - sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là "chiếc điện thoại thông minh", "siêu phẩm hàng đầu thế giới"... thì đã gặp không ít những tư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng, sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một chiến tích" để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày "kinh nghiệm" cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.

  Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích...

(Nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên? (0,5đ)

Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động "chọc phá" của một số người trong đoạn trích đó? (0,75đ)

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người "Bphone là niềm tự hào của người Việt" không? Tại sao? (0,75đ)

Câu 4: Theo em thông điệp gợi ra tử ý kiến: Nếu có điều kiện nên mua hàng Việt là gì? (1,0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 đ)

Tử văn bản trong phần Đọc hiểu nói trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: ''Văn hóa chỉ trích của người Việt''.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành''.

(Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2017)

Đề thi Giữa học kì 1 môn Ngữ văn 12 đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 đ):

Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".

Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

1 508 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: