Chuyên đề Lịch sử 12 (Kết nối tri thức) Bài học thành công của Nhật Bản

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 12 Bài học thành công của Nhật Bản sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 12.

1 453 22/07/2024


Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Bài học thành công của Nhật Bản

Câu hỏi trang 35 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hãy nêu nhận xét về những bài học thành công của Nhật Bản.

Lời giải:

♦ Nhận xét:

- Thành công của Nhật Bản là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố bắt nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hoa của đất nước.

- Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Một số bài học cụ thể có thể kể tới, như:

+ Phát huy những phẩm chất cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...

+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, nhưng mặt khác, cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.

+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...

Luyện tập và Vận dụng (trang 36)

Luyện tập 1 trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 12: Lập bảng tóm tắt những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản qua các giai đoạn: 1952 - 1973, 1973 - 2000 và những năm đầu thế kỉ (theo gợi ý sau đây vào vở).

Lập bảng tóm tắt những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản

Lời giải:

Giai đoạn

Nét chính

Kinh tế

Chính trị

Xã hội

1952-1973

- 1952 - 1960: các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng nhanh.

- 1960 - 1973: kinh tế bước vào giai đoạn phát triển “thần kì".

Đảng LDP liên tục cầm quyền; chủ trương xây dựng một nhà nước phúc lợi chung.

Giáo dục, y tế được cải thiện; đời sống của nhân dân được nâng cao.

1973 - 2000

- Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ năm 1973 đến thập niên 80, kinh tế có những đợt suy thoái.

- Nửa sau thập niên 80, kinh tế Nhật Bản phát triển trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, trữ lượng vàng và ngoại tệ vượt Mỹ.

Đảng LDP tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản. Về sau, nội bộ Đảng LDP lục đục khiến uy tín bị giảm sút. Nền chính trị Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

Sự già hoá dân số, khoảng cách giàu nghèo, nạn thất nghiệp. Tình trạng mất cân đối về địa bàn phát triển kinh tế.

Đầu thế kỉ XXI

- Kinh tế suy thoái do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thảm hoạ động đất, sóng thần và đại dịch Covid-19.

- Chính phủ đã có những chính sách quan trọng để cải cách và phục hồi nền kinh tế.

Vẫn duy trì quan hệ mật thiết với các nước lớn; đồng thời, thực hiện chủ trương chiến lược hướng mạnh đến châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

Ổn định, tỉ lệ thất nghiệp giảm; phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: thiếu hụt lao động; “già hoá" dân số

Luyện tập 2 trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 12: Có nhận định cho rằng: “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, uy tín và vị thế của Nhật Bản ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế”. Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định trên.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Đồng ý với nhận định “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, uy tín và vị thế của Nhật Bản ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế”. Vì:

- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã trải qua một quá trình phục hồi và phát triển kinh tế vững mạnh, từ một quốc gia bị hủy hoại sau chiến tranh trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.

- Ví dụ:

+ Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (cùng với Mỹ và Tây Âu), chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ.

+ Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới, ...

- Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng Nhật Bản đối mặt với một số thách thức như dân số già hóa, đối đầu với sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi và các vấn đề xã hội như bất đẳng cấp và thiếu hụt nhân lực. Việc giải quyết những thách thức này sẽ quyết định đến sự tiếp tục duy trì và phát triển uy tín và vị thế của Nhật Bản trong tương lai.

Vận dụng 1 trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet về những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì 1952 - 1973, hãy viết một bài luận để làm rõ sự phát triển “thần kì” đó.

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo: Nhật Bản chuyển mình vĩ đại: phát triển “thần kì” ngay cả khi thế giới khủng hoảng

►“Sự phát triển kinh tế thần kỳ”

Nhiệm vụ đầu tiên của Nhật Bản hậu Thế chiến II là ổn định hệ thống chính trị. Sau thời kỳ Chiếm đóng, những người theo phe cấp tiến lên án gay gắt hành động của phe bảo thủ nhằm đẩy lùi nhiều cải cách được thông qua trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng (1945 - 1952). Căng thẳng gia tăng đến mức, trong một số phiên họp quốc hội, cảnh sát được điều động đến để giữ trật tự.

Các cuộc tranh luận vô cùng phức tạp bởi thực tế chính trị gia của các đảng cấp tiến và bảo thủ "như nước với lửa". Tháng 10/1955, đảng Xã hội Nhật Bản (JSP) hợp nhất nhiều phe phái tiến bộ, trong khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) lại hợp nhất các phe phái bảo thủ.

Đảng LDP giành mọi chiến thắng trong các cuộc bầu cử thời kỳ này nhưng mọi chuyện trở nên rắc rối khi Thủ tướng Nhật Bản Kishi Nobusuke (đứng đầu LDP, nắm quyền giai đoạn 1957-1960) tuyên bố nối lại Hiệp ước An ninh chung Mỹ- Nhật 1952 và dĩ nhiên đảng JSP phản đối kịch liệt.

Thủ tướng Nobusuke không được lòng những người cấp tiến vì ông từng phục vụ trong nội các thời chiến của tướng Tojo Hideki (nhiệm kỳ 1941-1944) và thực tế bị cáo buộc nhưng không bị xét xử vì gây ra tội ác trong chiến tranh.

Những đối thủ của ông Nobusuke không chỉ phản đối ý tưởng Nhật Bản nên trở thành đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Lạnh mà còn bởi cách Thủ tướng Nhật lệnh cho cảnh sát kéo thành viên đảng đối lập ra khỏi phòng họp quốc hội để Hiệp ước An ninh chung Mỹ - Nhật được quốc hội thông qua.

Các cuộc biểu tình lớn trên phố nhanh chóng nổ ra và càng dữ dội hơn sau khi một sinh viên biểu tình vô tình bị giết. Những cuộc biểu tình không ngăn cản việc Hiệp ước được ký kết nhưng chúng lại khiến ông Nobusuke phải từ chức.

Những người kế nhiệm ông Nobusuke đã khéo léo chuyển các tranh luận về chính trị sang một kế hoạch để nền kinh tế Nhật Bản phát triển gấp đôi chỉ trong một thập kỷ. Đảng LDP kể từ đó liên quan tới sự phát triển tốc độ cao và liên minh với Mỹ, trong khi đảng JSP, một số đảng và nhóm hoạt động chính trị khác lại gắn bó với các công đoàn cấp tiến và nhiều vị trí không được số đông cử tri chấp thuận.

Được hưởng lợi nhờ khả năng cung cấp các khoản tài trợ hào phóng cho các nhóm ủng hộ cộng với luật bầu cử - cho phép cử tri bảo thủ ở nông thôn nhiều quyền lợi hơn so với cử tri ở thành thị, đảng LDP giành được gấp đôi số ghế trong Quốc hội so với các đảng cấp tiến.

Các Thủ tướng của LDP có xu hướng ít năng động và duy trì quyền lực lâu dài. Đấu đá phe phái và nhiều vụ bê bối ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của lãnh đạo LDP nhưng nhìn chung, phe bảo thủ giữ cho Nhật Bản một nền chính trị tương đối ổn định.

Sự ổn định chính trị này đã thúc đẩy mạnh mẽ cho cái gọi là "sự phát triển kinh tế thần kỳ" của Nhật Bản. Dễ thấy nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản tăng đáng kể (mức trung bình 9,2%) trong giai đoạn 1956-1972. Thậm chí, ngay trong suy thoái kinh tế do giá dầu tăng cao vào thập niên 70 của thế kỷ 20, GDP của Nhật vẫn tăng trung bình 4,1% đến năm 1989.

Được hưởng lợi lớn bởi sản lượng kỷ lục của các mặt hàng sản xuất như tàu, thiết bị điện tử, ô tô, "sự phát triển kinh tế thần kỳ" nhanh chóng biến một quốc gia nhỏ bé, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh trở thành một trong những "gã khổng lồ" của kinh tế thế giới. Năm 1987, Nhật Bản có GDP bình quân đầu người vượt cả Mỹ.

"Sự phát triển kinh tế thần kỳ" còn phản ánh một thực tế rằng, những thay đổi xã hội diễn ra tại Nhật ít bị gián đoạn. Trong thời kỳ này, dân số Nhật tăng từ 85,8 triệu người lên 123 triệu người. Tỷ lệ người sống ở nông thôn giảm từ 50% xuống chỉ còn 15%. Số lượng các gia đình truyền thống, đa chủng tộc hoặc gia trưởng vẫn còn, nhưng tỷ lệ của các gia đình này giảm đáng kể so với tổng số gia đình ở Nhật.

Ngoài ra, phép màu về kinh tế còn giúp người Nhật tăng thu nhập thực tế, giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ tội phạm, tăng tỷ lệ biết chữ và giảm tỷ lệ ly hôn. Tất cả điều này khiến giai đoạn 1951-1973 được gọi là giai đoạn phát triển thần kỳ.

►Sự thần kỳ đến từ đâu?

Một câu hỏi được đặt ra là liệu sự tăng trưởng đó của Nhật Bản có thực sự là thần kỳ? Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải ghi nhận một điều rằng sự gia tăng dân số đã nêu ở trên giúp đất nước mặt trời mọc có thêm lực lượng lao động. Theo ghi nhận, thời điểm đó, nước Nhật có rất ít người già và tỷ lệ sinh thấp, nên tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khá cao. Nhiều người trong số các lao động này đã chuyển từ công việc nông thôn năng suất thấp tới các công việc năng suất và công nghệ cao ở thành thị.

Nhật Bản còn có được nhiều thuận lợi như vị trí địa lý đắc địa khi ở giữa thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu dùng của các quốc gia vành đai lửa Thái Bình Dương; không tốn kém khi mua công nghệ; chi phí quốc phòng thấp; nguyên liệu thô rẻ mạt; tỷ giá hối đoái thuận lợi; thị trường xuất khẩu không bó hẹp. Với chừng ấy yếu tố thuận lợi, Nhật Bản "nhảy vọt" để vượt qua hai thập kỷ loạn lạc và bị tàn phá bởi chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh.

Yếu tố con người không thể không được nhắc đến khi nói tới sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Một hệ thống giáo dục hướng đến việc tạo ra những lao động có tay nghề cao và tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cũng tăng (chiếm 25% thu nhập gia đình hoặc gấp 4 lần so với nước Mỹ thời điểm này) giúp Nhật Bản tìm được vốn để đầu tư vào các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.

► Cái giá của phát triển kinh tế thần kỳ

Mọi thứ đều có hai mặt và phát triển kinh tế thần kỳ ở Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Cái giá phải trả là ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội. Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, nhiều người dân Nhật Bản mắc bệnh tật do các công ty lớn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước và không khí tại các khu dân cư. Các nạn nhân thường ít khi khởi kiện vì cả chính phủ và tòa án đều hành động chậm trễ hoặc ngó lơ.

Tới cuối thập niên này, ô nhiễm môi trường tồi tệ tới mức nhiều phong trào của người dân đã nổ ra để phản đối việc gây ô nhiễm môi trường. Tòa án và chính phủ lúc đó mới có những biện pháp xử lý. Tòa án trước đây đứng về phía các công ty xả thải gây ô nhiễm, nay quyết định xử phạt họ. Đảng LDP dù vẫn ủng hộ phát triển kinh tế nhưng đã thúc đẩy Quốc hội thông qua luật chống ô nhiễm mới năm 1967.

Giáo dục cũng là một vấn đề được quan tâm. Những cải cách trong thời kỳ chiếm đóng giúp Nhật Bản có một chương trình giảng dạy tiêu chuẩn trên cả nước. Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp trung học tăng lên tới 95% so với nhóm tuổi (tỷ lệ cao nhất thế giới thời điểm đó). Tỷ lệ người học đại học cũng tăng.

Tuy nhiên, Nhật Bản lại gặp vấn đề trong khâu tuyển sinh đại học. Vào một trường đại học tốt sẽ tạo ra tương lai rộng mở sau này vì vậy tính cạnh tranh rất khốc liệt. Các trường đưa ra nhiều khóa luyện thi. Nhưng nhiều người cho rằng việc học quá nhiều các bài luyện thi khi còn học trung học khiến học sinh thiếu kiến thức thực tế, kỹ năng xã hội kém và lãng phí thời gian.

Sự bất bình đẳng giới tính là một vấn đề nổi cộm sau giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ. Trong giáo dục, việc vào các trường đại học nổi tiếng được coi là điều chỉ con trai nên làm. Hầu hết phụ nữ lựa chọn các trường cao đẳng hoặc đại học không yêu cầu cao.

Ngoài ra, phụ nữ còn gặp nhiều bất lợi khác. Luật thuế là một ví dụ tiêu biểu. Các cặp đôi sẽ bị phạt nếu họ kiếm được nhiều hơn một khoản tiền nhất định. Vì vậy, một trong hai sẽ phải ở nhà và người đó thường là phụ nữ. Thiếu dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho trẻ em và người già cũng là nguyên nhân khiến người phụ nữ phải ở nhà, không thể phát triển sự nghiệp, tài năng.

Vận dụng 2 trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trong những bài học thành công của Nhật Bản, theo em, bài học nào có thể vận dụng được ở Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay?

Lời giải:

- Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Một số bài học cụ thể có thể kể tới, như:

+ Phát huy những phẩm chất cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...

+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, nhưng mặt khác, cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.

+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...

Vận dụng 3 trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy chia sẻ một số thông tin về mối quan hệ giữa Nhật Bản - Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

(*) Tham khảo một số thông tin sau:

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21-9-1973. Kể từ đó đến nay, hai nước đã lần lượt xác lập khuôn khổ quan hệ từ Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài (năm 2002) lên Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á (năm 2009) và Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á (năm 2014).

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy chia sẻ một số thông tin về mối quan hệ giữa Nhật Bản

Trong nửa thế kỷ qua, sự tin cậy về chính trị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã không ngừng được củng cố và tăng cường thông qua các cuộc tiếp xúc, giao lưu các cấp, đặc biệt là cấp cao diễn ra thường xuyên. Nhật Bản là quốc gia thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đến thăm (năm 1995), là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011) và cũng là nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (2016).

Năm 2023, Nhật Bản và Việt Nam đánh dấu mốc kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao với chủ đề “Việt-Nhật đồng hành, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới”.

1 453 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: