Chuyên đề Lịch sử 12 (Kết nối tri thức) Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 12 Một số tín ngưỡng ở Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 12.

1 609 22/07/2024


Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương

Câu hỏi 1 trang 10 Chuyên đề Lịch Sử 12: Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em): thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các nghi thức chính, ý nghĩa…

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước hết là việc thờ cúng những người có cùng huyết thống đã mất (cụ kị, ông bà, cha mẹ,...) trong gia đình, dòng họ để tưởng nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng. Đồng thời, ở phạm vi rộng, thờ cúng tổ tiên còn bao gồm thờ cúng những người có công với cộng đồng và sáng lập quốc gia.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nguồn gốc sâu xa từ thời công xã thị tộc. Về sau, với ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, tín ngưỡng này được củng cố và bổ sung những nhân tố mới.

+ Nho giáo với những quy chuẩn đạo đức răn dạy con người phải biết tôn ti trật tự, hiếu nghĩa với tổ tiên.

+ Phật giáo với những quan niệm nhân quả, luân hồi,... đã làm phong phú quan niệm về “sống, chết” của con người.

+ Đạo giáo đã bổ sung những quan niệm và nghi thức cúng bái, tế tự,...

- Biểu hiện trong đời sống văn hóa - xã hội:

+ Thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt vào ngày giỗ, dịp lễ, tết,...

+ Ngoài phạm vi gia đình, dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn mở rộng trong làng xã (thờ tổ làng, tổ nghề) và cả nước (thờ Quốc tổ Hùng Vương).

+ Trong tâm thức người Việt Nam, các Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị tổ dựng nước của dân tộc.

Câu hỏi 2 trang 10 Chuyên đề Lịch Sử 12: Thông qua thực hành, trải nghiệm thực tế, kết hợp khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy trình bày nguồn gốc, biểu hiện thực hành và giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Quốc tổ Hùng Vương.

Lời giải:

- Nguồn gốc:

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khởi nguồn từ tục thờ thần tự nhiên, về sau có thờ các Vua Hùng.

+ Từ thời vua Lê Thánh Tông, lễ hội Đền Hùng được coi là lễ tế cấp quốc gia.

+ Từ năm 1917, vua Khải Định chính thức lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch làm ngày tế lễ chính.

- Địa điểm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).

- Thời gian:

+ Diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Tổ chức lễ trọng thể vào ngày chính hội (ngày 10 tháng Ba).

- Hoạt động chính:

+ Lễ dâng hương tại Đến Thượng Đến Trung, Đền Hạ, Đền Giếng; lễ rước kiệu của các làng: Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích.

+ Sau lễ tế, diễn ra hát Xoan (ở Đền Thượng), hát Ca trù (ở Đến Hạ) và nhiều trò chơi dân gian khác.

- Giá trị nhân văn: Lễ hội Đền Hùng được xem là lễ hội đặc biệt quan trọng của dân tộc nhằm thể hiện ý thức hướng về nguồn cội, phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nguồn” của dân tộc.

2. Tín ngưỡng thờ Mẫu

Câu hỏi 1 trang 11 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam.

Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng

Lời giải:

♦ Nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu:

- Nguồn gốc: là một tín ngưỡng nguyên thuỷ gắn với cư dân nông nghiệp, được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau (thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần) cùng với những ảnh hưởng của Đạo giáo từ Trung Quốc.

- Loại hình và các dạng thức thờ cúng:

+ Tín ngưỡng thờ Mẫu rất phong phú, đa dạng, song đều nằm trong hai hệ thống: Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

+ Ở mỗi miền có một dạng thức thờ mẫu khác nhau, miền Bắc: thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; miền Trung: thờ Mẫu thần và nữ thần; miền Nam: thờ nữ thần và Mẫu thần như: Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Thiên Hậu, ...

- Ý nghĩa: Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện triết lí tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc.

♦ Giải thích: Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam

- Về nguồn gốc: tín ngưỡng thờ Mẫu được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau của người Việt, ví dụ như: thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần…

- Trong đời sống dân gian, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với nghi lễ hầu đồng. Đây là một nghi lễ mang đậm tính văn hoá dân gian của người Việt, thể hiện qua trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa và diễn xướng với khát vọng cầu sức khoẻ, bình an và làm ăn phát đạt.

Câu hỏi 2 trang 11 Chuyên đề Lịch Sử 12: Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, hãy chia sẻ việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở địa phương em sinh sống hoặc địa phương khác.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Ở miền Bắc:

▪ Trước thế kỉ XV: thờ Mẫu thần như Quốc Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên, Đinh Triều Quốc Mẫu,…

▪ Từ khoảng thế kỉ XV: thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải,...

- Ở miền Trung: Có cả thờ Mẫu thần và nữ thần (như: thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành, nữ thần Thiên Y A Na, Pô Na-ga, ... ).

- Ở miền Nam:

+ Thờ nữ thần như: Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thủy Long, ...

+ Thờ Mẫu thần như: Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Thiên Hậu, ...

3. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng

Câu hỏi 1 trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những nét cơ bản về đối tượng thờ cúng và lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt. Tín ngưỡng này có giá trị như thế nào?

Lời giải:

- Nguồn gốc và quá trình phát triển:

+ Xuất hiện ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc và từng bước phát triển thành tín ngưỡng mang đặc trưng riêng của người Việt Nam.

+ Từ thời Lý - Trần: Các vua đều sắc phong cho vị thần bảo hộ kinh đô Thăng Long là Thành hoàng Đại vương.

+ Thời Lê sơ: Triều đình cũng cho lập đàn thờ Thành hoàng cùng với đàn tế các vị thần: Gió, Mây, Mưa, Sấm. Từ thời Lê trung hưng, tục thờ Thành hoàng có quy định riêng và ngày càng phổ biến trong các làng xã.

- Đối tượng thờ cúng:

+ Các vị thần có nguồn gốc tự nhiên (núi, sông, đá, ... ).

+ Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, phát triển văn hoá, ...

+ Tổ nghề (người có công truyển dạy cho dân làng một nghề thủ công nào đó), ...

+ Các nhân vật khác (người có công khai phá lập làng hoặc từ nơi khác đến nhưng hiển linh giúp làng, ... ).

- Ý nghĩa: thể hiện lòng biết ơn những người có công, phản ánh ý thức giữ gìn luật lệ, lề lối gia phong của làng xã và tinh thần đoàn kết cộng đồng của nhân dân các địa phương.

Câu hỏi 2 trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 12: Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, hãy chia sẻ về tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ở địa phương em hoặc địa phương khác.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Làng gốm Bát Tràng, Phù Lãng, thờ tổ nghề là ngài: Hứa Vĩnh Kiều

- Làng đúc đồng Đại Bái thờ tổ nghề là ngài: Nguyễn Công Truyền

- Các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, phát triển văn hóa,… Ví dụ: Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Tô Hiến Thành, Nguyễn Trung Ngạn,… được nhân dân lập đền thờ phụng tại nhiều nơi trên cả nước.

- An Giang thờ phụng ngài Thoại Ngọc Hầu (ông là người có công khai phá đất An Giang)

4. Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc

Câu hỏi 1 trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những nét chính về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc của người Việt Nam.

Lời giải:

- Đối tượng thờ cúng: những người có đóng góp trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, khai hoang lập làng, chữa bệnh cứu dân, dạy học, truyền nghề, ...

- Cơ sở thờ tự: trải dài khắp đất nước với nhiều tên gọi khác nhau như: đền, miếu, nhà thờ, khu tưởng niệm, ...

- Thực hành nghi lễ: Nghi lễ thờ cúng các anh hùng dân tộc thường được thực hiện vào ngày giỗ của các vị anh hùng và dịp mùa xuân, mùa thu trong năm.

- Ý nghĩa: Tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc không chỉ giúp các thế hệ sau thể hiện sự biết ơn tiền nhân mà còn giúp họ biết noi gương các bậc anh hùng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước hiện nay.

Câu hỏi 2 trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 12: Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về tín ngưỡng thờ một vị anh hùng dân tộc.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Hai Bà Trưng được nhân dân thờ phụng ở nhiều nơi trên cả nước. Trong đó tiêu biểu nhất là: Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh (Hà Nội).

+ Đền thờ Hai Bà Trưng là Di tích quốc gia đặc biệt, toạ lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

+ Sau khi Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa và mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh của Hai Bà ở nhiều nơi. Trong đó, đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu, trưởng thành và phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, cũng như khi xưng vương và định đô.

+ Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền thờ Hai Bà Trưng hiện có nhiều hạng mục, như: cổng đền; nhà khách; nghi môn; gác trống, gác chuông; nhà tả - hữu mạc; tam toà chính điện thờ Hai Bà Trưng; đen tho than phu, than mau Hai Ba va su phu, sư mau của Hai Ba; đền thờ thân phụ, thân mẫu và ông Thi Sách; đền tho các nữ tướng của Hai Ba Trung; đền thờ các nam tướng của Hai Bà Trưng; hồ bán nguyệt, hồ mắt voi; thành cổ Mê Linh;...

1 609 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: