Chuyên đề Địa lí 12 (Cánh diều) Quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 12 Quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 12.

1 141 23/07/2024


Giải Chuyên đề Địa lí 12 Quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng

Mở đầu trang 18 Chuyên đề Địa Lí 12: Nghiên cứu về vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Vậy vùng được hiểu thế nào và hình thành ra sao? Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam có đặc điểm gì? Quá trình hình thành như thế nào?

Lời giải:

- Vùng là một bộ phận của quốc gia, hoạt động như một hệ thống, các thành phần cấu tạo nên vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Cơ sở hình thành vùng là các nhân tố tạo vùng, trong đó phân công lao động xã hội là nhân tố tiền đề; vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên; nguồn lực kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng.

- Đặc điểm các loại vùng kinh tế ở Việt Nam:

+ Tồn tại một cách khách quan, quy mô và số lượng vùng, ranh giới vùng thay đổi theo từng thời kì lịch sử.

+ Các địa phương trong mỗi vùng có sự tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và có mối liên kết với nhau khá chặt chẽ.

+ Mỗi vùng có vai trò khác nhau trong nền kinh tế của cả nước.

Quá trình hình thành các loại vùng kinh tế ở Việt Nam: giai đoạn 1976 – 1985 có 4 vùng kinh tế lớn, giai đoạn 1986 – 2000 có 8 vùng kinh tế, giai đoạn 2000 – 2006 có 6 vùng kinh tế, từ năm 2006 đến nay giữ nguyên hệ thống 6 vùng kinh tế.

1. Quan niệm về vùng

Câu hỏi trang 19 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày quan niệm về vùng.

Lời giải:

- Vùng: là một bộ phận của quốc gia, hoạt động như một hệ thống, các thành phần cấu tạo nên vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Vùng kinh tế - xã hội: là đơn vị lãnh thổ có vị trí địa lí rõ ràng, có ranh giới các định, trong đó chứa đựng các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật, dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Vùng ngành: là vùng kinh tế ngành, là một vùng không gian bao trùm toàn bộ nền kinh tế như vùng vùng kinh tế tổng hợp mà chỉ giới hạn trong một ngành cụ thể.

- Vùng kinh tế trọng điểm: là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi; có tiềm lực kinh tế lớn; giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.

2. Ý nghĩa của vùng

Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học hãy trình bày ý nghĩa của vùng.

Lời giải:

- Là cơ sở đề Nhà nước xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển từng bộ phận lãnh thổ vì việc phân chia vùng đưa ra được những phương án khai thác tài nguyên thiên nhiên và những thế mạnh của đất nước một cách hiệu quả.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước được thực hiện tốt hơn khi các tiềm năng và thế mạnh trong mỗi vùng được khai thác hợp lí và những khó khăn được khắc phục.

- Là cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh nên vùng tạo nên mối liên kết giữa các vùng trong nước, giữa các vùng của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới trong bối cảnh hội nhập.

- Là cơ sở để quản lí quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là cơ sở để củng cố an ninh quốc phòng trên mỗi vùng của đất nước.

3. Cơ sở hình thành vùng

Câu hỏi trang 21 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học hãy trình bày cơ sở hình thành vùng.

Lời giải:

Vùng được hình thành phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định ở nước ta. Cơ sở để hình thành vùng là các nhân tố tạo vùng, trong đó phân công lao động xã hội (phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ) là nhân tố tiền đề; vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên; nguồn lực kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng.

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ góp phần tạo nên đặc trưng riêng cho mỗi vùng kinh tế, đồng thời có vai trò tạo nên mối liên lết vùng trong và ngoài nước.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và khoáng sản. Đây là nguồn lực quan trọng của vùng để phát triển kinh tế. Dựa trên sự tương đồng về điều kiện tự nhiên đề nhóm các tỉnh, thành phố thành một vùng và để phân biệt vùng này với vùng khác. Điều này còn hướng đến việc khai thác tổng thể, hiệu quả và bền vững các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội gồm: dân cư (quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư); lao động (nguồn lao động và chất lượng lao động); trình độ phát triển kinh tế (GRDP, tốc độ tăng GRDP, cơ cấu kinh tế, hiện trạng phát triển các ngành kinh tế); thị trường (nội vùng và bên ngoài); cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện,…); cơ sở vật chất kĩ thuật (cơ sở vật chất để phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, thủy sản; công nghiệp; dịch vụ); hệ thống đô thị (mạng lưới các thành phố, thị xã và thị trấn) và các chính sách phát triển (các chính sách của Nhà nước, địa phương). Sự tương đồng về các điều kiện trên là căn cứ quan trọng để xây dựng các định hướng và các chính sách phát triển chung đối với vùng.

1 141 23/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: