Chuyên đề Địa lí 12 (Cánh diều) Những vấn đề chung Chuyên đề 3
Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 12 Những vấn đề chung sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 12.
Giải Chuyên đề Địa lí 12 Những vấn đề chung
Mở đầu trang 44 Chuyên đề Địa Lí 12: Làng nghề là một trong những nét đặc trưng của quá trình phát triển kinh tế nông thôn nước ta. Vậy làng nghề được hiểu như thế nào? Quá trình hình thành, phát triển của làng nghề ra sao? Làng nghề có đặc điểm, vai trò và tác động như thế nào đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường? Định hướng phát triển làng nghề trong thời gian tới là gì?
Lời giải:
- Khái niệm làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
- Quá trình hình thành và phát triển làng nghề:
+ Thời kì Tiền sử
+ Thời kì Bắc thuộc
+ Thời kì phong kiến độc lập
+ Thời kì Pháp thuộc (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
+ Thời kì 1945 đến nay
- Đặc điểm của làng nghề: gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu ngành nghề đa dạng, sản phẩm phong phú, nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, quy mô sản xuất nhỏ, kĩ thuật sản xuất chủ yếu là thủ công với nhiều bí quyết truyền thống.
- Vai trò của làng nghề: góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo ra hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và hạn chế di cư tự do từ nông thôn ra thành thị; góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc; góp phần phát triển xã hội và xây dựng nông thôn mới
- Tác động của làng nghề: thúc đẩy sự phát triển của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, du lịch và dịch vụ; nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy đô thị hóa nông thôn, hạn chế di dân, thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; phát huy các thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, thay đổi cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường cục bộ.
- Định hướng phát triển làng nghề: phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa; phát huy vai trò của nghệ nhân và thợ giỏi.
1. Khái niệm làng nghề
Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày khái niệm làng nghề. Nêu ví dụ cụ thể.
Lời giải:
- Khái niệm: làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
- Ví dụ: làng nghề làm trồng Đọi Tam ở Hà Nam.
2. Đặc điểm của làng nghề
Câu hỏi trang 47 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm của làng nghề. Nêu ví dụ.
Lời giải:
- Gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn: Nông nghiệp, nông thôn vừa là nguồn cung cấp nguyên, vật liệu, lao động vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của làng nghề. Khi đã các nghề đã tách khỏi nông nghiệp những vẫn không rời khỏi nông thôn. Phần lớn các làng nghề vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn. Ví dụ: các làng nghề nằm trong vùng nông thôn như làng nghề sản xuất trống Đọi Tam ở Hà Nam.
- Cơ cấu ngành nghề đa dạng, sản phẩm phong phú, nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao:
+ Theo ngành nghề sản xuất và loại hình sản phẩm, làng nghề được phân thành nhiều nhóm, tương ứng với các ngành nghề nông thôn khác nhau. Ví dụ: làng nghề tranh Đông Hồ, làng nghề sản xuất muối,…
+ Sản phẩm của làng nghề phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và giá cả.
+ Bên cạnh giá trị sử dụng còn có giá trị nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng đặc sắc về văn hóa, tín người, tôn giáo của từng làng nghề. Nhiều sản phẩm được coi là bảo vật của gia đình, dòng họ.
- Quy mô sản xuất nhỏ:
+ Hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu ở làng nghề.
+ Khu vực sản xuất thường nằm xen kẽ lẫn với khu dân cư. Diện tích đất bình quân mỗi hộ sản xuất dao động từ 250 – 1200 m2 tùy theo nhóm ngành nghề.
+ Phần lớn các cơ sở cản xuất ở làng nghề có doanh thu không lớn, tương ứng với quy mô lao động và mặt bằng sản xuất nhỏ.
- Kĩ thuật sản xuất chủ yếu là thủ công với nhiều bí quyết truyền thống: kĩ thuật sản xuất chính vẫn dựa chủ yếu vào đôi tay khéo léo của người thợ với những bí quyết truyền thống độc đáo. Dù sản xuất một loại sản phẩm nhưng quy trình sản xuất ở mỗi làng nghề cũng không giống nhau.
3. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề
Câu hỏi trang 49 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của làng nghề.
Lời giải:
- Thời kì Tiền sử: nghề thủ công xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kì đầu công nguyên đã xuất hiện nhiều nghề thủ công như: chế tác đá, làm đồ gốm bằng bàn xoay, mộc và sơn, dệt vải, đan lát,…nghề đúc đồng phát triển nhất. Thời kì đồ đồng (Đông Sơn) người Việt cổ đã phát minh ra công thức hợp kim đồng thau, đồng thanh, tạo nên trống đồng tinh xảo. Đây là cơ sở hình thành ban đầu của làng nghề ở nước ta.
- Thời kì Bắc thuộc: các làng nghề vẫn được duy trì mặc dù bị kìm hãm, có những bước phát triển nhất định. Quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước xung quanh đã thúc đẩy các nghề cũ phát triển theo hướng ngày càng tinh xảo. Nhiều ngành nghề mới xuất hiện: nghề làm giấy, nghề xây dựng,…
- Thời kì phong kiến độc lập:
+ Thời kì Lý – Trần (thế kỉ XI – XIV): thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của các làng nghề, nổi bật là nghề dệt. Nhu cầu phát triển chùa chiền, xây dựng cung điện làm cho các nghề nề, mộc, rèn, đúc phát triển ở nhiều nơi. Thời kì này, cả nước có khoảng 64 làng nghề, phân bố hầu khắp lãnh thổ; Kinh Bắc là khu vực nhiều nhất, tiếp đến là Thăng Long.
+ Thời kì Lê – Nguyễn (thế kỉ XV – XIX), các nghề dệt, nề, mộc, gốm, rèn, đúc đồng,… duy trì và phồn vinh hơn trước. Thời kì nhà Nguyễn các làng nghề phát triển đa dạng, phong phú. Các trung tâm phát triển làng nghề: Thăng Long, Kinh Bắc, Hà Tây, Nam Định. Khu vực miền Trung, các làng nghề phát triển mạnh tại Thừa Thiên Huế, Hội An. Ở Nam Bộ, các làng nghề thủ công phát triển gắn liền với công cuộc khai hoang, mở đất và sản xuất nông nghiệp như: dệt, gốm, mộc, rèn, đan lát, đóng ghe xuồng,… Những người thợ giỏi di cư từ Bắc vào Nam vừa hành nghề vừa truyền nghề và lập ra nhiều phường thợ nổi tiếng ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Lái Thiêu,Thủ Dầu Một. Sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ ở Nhật Bản, Trung cận đông và nhiều nước phương tây khác. Giai đoạn này, các làng nghề, phố nghề đã dần phát triển theo hướng tách khỏi sản xuất nông nghiệp.
- Thời kì Pháp thuộc (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX):
+ Chính quyền thực dân Pháp xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp và đưa vào hàng hóa ngoại nhập nên sản phẩm của làng nghề bị cạnh tranh gay gắt. Một số làng nghề không còn phù hợp cới nhu cầu thị trường nên biến mất. Một số làng nghề tận dụng chính sách thực dân, thay đổi mẫu mã, tính chất sản phẩm nên tồn tại và phát triển mạnh. Chính quyền thực dân thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các ngành nghề nông thôn phát triển như mở một số trường dạy nghề, phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân và đưa sản phẩm thủ công tham gia hội chợ, triển làm tại Hà Nội và Pháp.
+ Nhiều nghề mới được du nhập từ Pháp và các nước khác: đồ đan mây, tráng gương bằng bạc, dệt vải màu, đăng ten, hương thắp, chỉ thêu, mành mành, đồ sừng, chế biến trà tàu hay làm đá trải đường. Ngoài Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, xuất hiện nhiều địa phương có làng nghề phát triển khác ở miền Trung là Thanh Hóa, Nghệ An; ở miền Nam là Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Gia Định (nay là Tp Hồ Chí Minh).
- Thời kì 1945 đến nay:
+ Trước năm 1986: cơ sở sản xuất của làng nghề tập trung trong các hợp tác xã. Vì coi là nghề phụ nên sản xuất ít chú ý đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, không đề cao sức sáng tạo của nghệ nhân. Sản phẩm làm ra chủ yếu xuất sang thị trường Đông Âu và Liên Xô. Quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất giảm sút.
+ Từ năm 1986 đến nay: tác động của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, làng nghề được chú trọng và phát triển mạnh mẽ. Lần đầu tiên các tiêu chí công nhận làng nghề được xác định rõ. Danh mục làng nghề được mở rộng.
+ Việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2010 đến nay, đã tạo điều kiện phát triển làng nghề với nhiều chính sách hỗ trợ. Làng nghề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kĩ thuật trong quá trình sản xuất. Các làng nghề bị mai một được bảo tồn, phục hồi. Nhiều làng nghề mới ra đời, đặc biệt là các nghề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn như: chế biến nông sản, cơ khí nhỏ. Ngoài sản xuất, các làng nghề còn phát triển các mô hình du lịch cộng đồng. Cảnh quan, môi trường làng nghề; công tác đào tạo nghề được chú trọng. Làng nghề phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững.
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 12 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 12 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 12 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 12 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 12 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 12 – Cánh diều
- Giải sbt Hóa 12 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 12 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 12 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 12 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Cánh diều
- Giải sbt Tin học 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 – Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Cánh diều