Câu hỏi:

13/10/2024 718

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bởi sự kiện

A. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I họp tại Ba-li (tháng 2/1976)

Đáp án chính xác

B. Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á được thành lập (1992)

C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu được thành lập (1996)

D. Hiến chương ASEAN được thông qua (2007

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

- Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bởi sự kiện,Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I họp tại Ba-li (tháng 2/1976).

- Đây là một thành tựu quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của ASEAN, nhưng không phải sự kiện đánh dấu sự khởi sắc ban đầu của tổ chức.

=>B sai

- Diễn đàn hợp tác Á – Âu là một diễn đàn hợp tác giữa các nước châu Á và châu Âu, không phải là một sự kiện nội bộ của ASEAN.

=>C sai

 - Hiến chương ASEAN là một văn kiện pháp lý quan trọng, nâng cao vị thế và vai trò của ASEAN trên trường quốc tế, nhưng nó được thông qua sau thời kỳ khởi sắc ban đầu của tổ chức.

=>D sai

*Kiến thức mở rộng:

Vì sao Hội nghị Bali năm 1976 lại quan trọng?

Hiệp ước Bali: Hiệp ước này đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, như tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển.

Hướng đi mới cho ASEAN: Hiệp ước Bali đã định hình hướng đi mới cho ASEAN, từ một tổ chức hợp tác lỏng lẻo trở thành một tổ chức khu vực có tầm ảnh hưởng lớn.

Nền tảng cho sự phát triển: Hiệp ước Bali đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ASEAN trong những năm sau đó, như việc mở rộng thành viên, hợp tác kinh tế, và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Kết luận:

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali năm 1976 và việc ký kết Hiệp ước Bali là một cột mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho tổ chức này.

 SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN

a. Hoàn cảnh ra đời:

- Đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trường thành lập một tổ chức liên minh khu vực với mục đích:

+ Cùng nhau hợp tác phát triển.

+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

b. Mục tiêu:

- Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động:

- Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả.

d. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương

- Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn nhau giữa hai nhóm nước.

- Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

- Từ cuối những năm 70, nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích về: quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN được đẩy mạnh từ đầu những năm 90 thế kỉ XX?

Xem đáp án » 11/09/2024 1,321

Câu 2:

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia nào ở Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất?

Xem đáp án » 18/11/2024 1,229

Câu 3:

Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và

Xem đáp án » 23/07/2024 1,049

Câu 4:

Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?  

Xem đáp án » 03/10/2024 375

Câu 5:

Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là  

Xem đáp án » 02/10/2024 323

Câu 6:

Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

Xem đáp án » 21/07/2024 300

Câu 7:

Ý nào dưới đây giải thích không đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án » 03/10/2024 292

Câu 8:

Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nước nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa?  

Xem đáp án » 02/10/2024 263

Câu 9:

Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác trên lĩnh vực

Xem đáp án » 03/10/2024 239

Câu 10:

Yếu tố nào giúp cải thiện tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á dẫn đến sự mở rộng thành viên của ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX? 

Xem đáp án » 03/10/2024 223

Câu 11:

Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào? 

Xem đáp án » 03/10/2024 210

Câu 12:

Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?

Xem đáp án » 03/10/2024 206

Câu 13:

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?  

Xem đáp án » 23/07/2024 197

Câu 14:

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

Xem đáp án » 31/08/2024 186

Câu 15:

Đâu không phải là nhân tố tác động đưa tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?  

Xem đáp án » 15/07/2024 183

Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »