Câu hỏi:
21/12/2024 1,103Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và
A. đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực
B. duy trì hòa bình an ninh của khu vực
C. hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
D. đảm bảo sự kiềm soát của chủ nghĩa tư bản ở khu vực
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực.
+ Mục đích chính của Seato
Ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội:
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các nước thuộc địa đang đấu tranh giành độc lập. Mỹ và các nước phương Tây lo ngại rằng sự ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc sẽ lan rộng đến Đông Nam Á.
Mỹ coi Đông Nam Á là khu vực chiến lược trong việc kiềm chế chủ nghĩa xã hội theo học thuyết "Domino" (nếu một quốc gia trong khu vực rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản, các nước lân cận sẽ lần lượt chịu ảnh hưởng).
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc:
SEATO còn được lập ra nhằm bảo vệ các chính quyền thân phương Tây ở Đông Nam Á và ngăn chặn các cuộc kháng chiến giành độc lập của các dân tộc bị phương Tây cho rằng có liên quan đến chủ nghĩa xã hội.
Ví dụ: Mỹ và SEATO ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam để chống lại lực lượng cách mạng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
+ Thành viên sáng lâpk Seato:
Gồm 8 quốc gia: Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Pakistan, Thái Lan và Philippines.
+ Kết quả và tác động:
SEATO hoạt động tích cực trong những năm đầu, nhưng về lâu dài, tổ chức này không đạt được hiệu quả mong muốn.
Các phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt là ở Việt Nam, vẫn phát triển mạnh mẽ bất chấp sự can thiệp của Mỹ và SEATO.
SEATO giải thể vào năm 1977 sau khi các mục tiêu chiến lược không còn phù hợp với tình hình quốc tế.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hâu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Tháng 8 – 1945, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.
- Nhiều nước ĐNA phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc lập.
- Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.
+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
Lược đồ các nước thành viên Khối quân sự ĐNA (SEATO) đến năm 1959
- Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xia và Miến Điện thi hành chính sách đối ngoại trung lập.
=> Các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á
Mục lục Giải Vở bài tập Lịch sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích về: quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN được đẩy mạnh từ đầu những năm 90 thế kỉ XX?
Câu 2:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia nào ở Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất?
Câu 5:
Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là
Câu 6:
Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Câu 7:
Ý nào dưới đây giải thích không đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Câu 8:
Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nước nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa?
Câu 9:
Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
Câu 10:
Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác trên lĩnh vực
Câu 11:
Yếu tố nào giúp cải thiện tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á dẫn đến sự mở rộng thành viên của ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX?
Câu 12:
Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?
Câu 13:
Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?
Câu 14:
Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?
Câu 15:
Đâu không phải là nhân tố tác động đưa tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?