Câu hỏi:
07/01/2025 43,000Có 4 bạn nam và 4 bạn nữ xếp vào 8 ghế được kê thành hàng ngang. Có bao nhiêu cách xếp mà nam và nữ được xếp xen kẽ nhau ?
A. 2.(4!);
B. 2. (4!)2;
C. 2.(8!)2;
D. 8!.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
*Lời giải
TH1: Bạn nữ ngồi ghế đầu
Xếp 4 bạn nữ vào 4 vị trí sao cho mỗi bạn cách nhau 1 ghế có 4! cách
Xếp 4 bạn nam vào 4 vị trí còn lại có 4! cách
Vậy có 4!.4! cách
TH2: Bạn nam ngồi ghế đầu
Xếp 4 bạn nam vào 4 vị trí sao cho mỗi bạn cách nhau 1 ghế có 4! cách
Xếp 4 bạn nữ vào 4 vị trí còn lại có 4! cách
Vậy có 4!.4! cách
Vậy số cách xếp mà nam và nữ được xếp xen kẽ nhau là 2.(4!)2.
B đúng.
*Phương pháp giải
* Sử dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân
* Chú ý:
- Bài toán đếm yêu cầu sắp xếp phần tử A và B phải đứng cạnh nhau, ta bó (gộp) 2 phần tử làm 1, coi như chúng là 1 phần tử rồi sắp xếp.
- Bài toán đếm yêu cầu sắp xếp phần tử A và B không đứng cạnh nhau, ta đếm phần bù (Tức là đếm 2 phần tử A và B đứng cạnh nhau).
*Lý thuyết cần nắm thêm về hoán vị
* Hoán vị
1. Định nghĩa
- Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
- Nhận xét: Hai hoán vị của n phần tử khác nhau ở thứ tự sắp xếp.
Chẳng hạn, hai hoán vị abc và cab của ba phần tử a; b; c là khác nhau.
2. Số các hoán vị
Kí hiệu: Pn là số các hoán vị của n phần tử.
- Định lí: Pn = n.(n – 1).(n – 2)….2.1
- Chú ý: Kí hiệu n.(n – 1)…2.1 là n! (đọc là n là giai thừa), ta có: Pn = n!.
- Ví dụ 1. Có bao nhiêu cách xếp 10 học sinh thành một hàng ngang.
Lời giải:
Số cách xếp 10 học sinh thành một hàng ngang là 10! cách.
Xem thêm một số bài viết liên quan hay, chi tiết:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho đa giác đều 2022 đỉnh.
a) Có bao nhiêu hình chữ nhật có các đỉnh là đỉnh của đa giác ?
b) Hỏi có bao nhiêu tam giác có đỉnh là đỉnh của đa giác và có một góc lớn hơn ?
Câu 2:
Cho parabol (P): . Tìm m sao cho (P) là ảnh của (P’): qua phép tịnh tiến theo vectơ .
Câu 3:
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [–10; 10] để phương trình vô nghiệm.
Câu 4:
Xét hàm số y = cosx trên khoảng đồng biến trên khoảng có độ dài bao nhiêu
Câu 6:
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [–2018; 2018] để phương trình m.cosx + 1 = 0 có nghiệm ?
Câu 8:
Gọi I là tâm ngũ giác đều ABCDE (thứ tự các đỉnh theo chiều dương lượng giác). Kết luận nào sau đây là sai ?
Câu 9:
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng Δ: 2x – 3y + 8 = 0. Biết Δ’ = , tìm Δ’
Câu 10:
Cho phương trình . Tính tổng các nghiệm của phương trình trong khoảng (0; 2018).
Câu 14:
Cho m và n là hai số nguyên dương lớn hơn 1. Giả sử a và b là hai đường thẳng song song. Trên đường thẳng a cho m điểm phân biệt. Trên đường thẳng b cho n điểm phân biệt. Số tứ giác có 4 định thuộc tập hợp các điểm đã cho là:
Câu 15:
Nghiệm âm lớn nhất của phương trình có dạng ( . Khi đó tổng a + b bằng