Bố cục Vọng nguyệt (Kết nối tri thức) chính xác nhất

Với Bố cục Vọng nguyệt Ngữ văn lớp 12 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Vọng nguyệt từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.

1 8 22/12/2024


Bố cục Vọng nguyệt

- Phần 1 (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

- Phần 2 (2 câu cuối): Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.

Đọc tác phẩm Vọng nguyệt

NGẮM TRĂNG

(Vọng nguyệt)

Phiên âm

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?

Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nội dung chính Vọng nguyệt

- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

Ý nghĩa nhan đề Vọng nguyệt

- Vọng nguyệt: nhìn, ngắm trăng

- Đây là một đề tài rất phổ biến trong thơ cổ phương Đông, cũng như thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng; đó là một cuộc ngắm trăng mười phần thi vị:

+ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén (Nguyễn Trãi)

+ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên (Nguyễn Du)

→ Tuy nhiên, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù; tuy vậy, hoàn cảnh đặc biệt ấy không làm phần thưởng trăng kém đi phần thi vị.

Giá trị nội dung Vọng nguyệt

Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

Giá trị nghệ thuật Vọng nguyệt

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ

- Ngôn ngữ lãng mạn

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành

1 8 22/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: