Bố cục Cảm hoài (Kết nối tri thức ) chính xác nhất

Với Bố cục Cảm hoài Ngữ văn lớp 12 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Cảm hoài từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.

1 340 26/06/2024


Bố cục Cảm hoài - Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

Bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung | Nghiên Cứu Lịch Sử

Bố cục Cảm hoài

- Hai câu đề: một tình thế bi kịch.

- Hai câu thực: nêu cụ thể nỗi niềm thời thế với tâm trạng oán hận của tác giả.

- Hai câu luận: Tình thế bất lực, cảm giác bi kịch được tiếp tục trong những hình ảnh khoáng đạt, đượm màu bi tráng.

- Hai câu kết: tác giả đã thể hiện chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu.

Nội dung chính Cảm hoài

Cảm hoài (chữ Hán: 感懷) là bài thơ tự sự của Đặng Dung khi ông đem quân giúp vua Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần, nhưng do lòng người ly tán, quân binh ít ỏi, lương thực thiếu thốn nên cuối cùng đã thất bại.

Đọc tác phẩm Cảm hoài

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được Nguyễn Khắc Phi dịch và chủ biên, trích trong Kiến thức bổ trợ Ngữ Văn 10 nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr 148)

Giá trị nội dung Cảm hoài

- Qua lời giãi bày trước hoàn cảnh và thời cuộc, nhà thơ thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của mình trước tình thế ngặt nghèo, vận nước gian nan.

- Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng mang âm hưởng vang vọng của hào khí Đông – A.

Giá trị nghệ thuật Cảm hoài

- Sử dụng nghệ thuật đối lập, hình ảnh hùng tráng, kì vĩ, giàu sức gợi, nhiều điển cố tạo cho câu thơ độ súc tích, giàu dư âm, góp phần quan trọng thể hiện nỗi lòng của nhân vật trữ tình.

1 340 26/06/2024


Xem thêm các chương trình khác: