Bố cục Ông một hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Với Bố cục Ông một Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Ông một từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 1166 lượt xem
Tải về


Bố cục Ông Một - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bài giảng Ngữ văn 7 Ông Một - Chân trời sáng tạo

A. Bố cục Ông Một

- Phần 1 Từ đầu….đón em trở lại: người quản tượng lo lắng cho voi

- Phần 2 Tiếp theo ….thả cho nó đi : voi được thả về rừng

- Phần 3 Còn lại: tình cảm voi dành cho chủ cũ

B. Nội dung chính Ông Một

Văn bản Ông Một đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Qua đó, văn bản đề cao tình cảm giữa con người với thế giới tự nhiên.

C. Tóm tắt Ông Một

Tóm tắt tác phẩm Ông Một (Mẫu 1)

Văn bản “Ông Một” đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi với Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi của Đề đốc Lê Trực trở nên buồn bã vì nhớ đề đốc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó vô cùng buồn bã…

Tóm tắt tác phẩm Ông Một (Mẫu 2)

Con voi luôn nhớ về ông Đề đốc và sau này khi nó gắn bó với người quản tượng thì nó cũng luôn trung thành và yêu quý người quản tượng. Qua đó, văn bản đề cao tình cảm giữa con người với thế giới tự nhiên.

D. Tác giả, tác phẩm Ông Một

I. Tác giả

Ông một - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nhà văn Vũ Hùng sinh năm 1931

- Quê quán: Hà Nội

- Tác phẩm chính: Mùa săn trên núi ra đời năm 1961, Sao Sao (1982) và cuốn sông giữa bầy voi (1986)

II. Tác phẩm Ông một

1.Thể loại: truyện thiếu nhi

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi

3. Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm

4. Người kể chuyện: ngôi thứ ba

5. Tóm tắt tác phẩm Ông một

- Tác phẩm kể về tình cảm gắn bó giữa người quản tượng, ông Đề Đốc , và dân làng. Họ là những người yêu thương động vật lo lắng cho con vật. Voi luôn nhớ ơn người chủ cũ đã thả mình về làng hằng năm đều về thăm và nhận được sự chào đón nồng hậu của mọi người

6. Bố cục tác phẩm Ông một

- Phần 1 Từ đầu….đón em trở lại: người quản tượng lo lắng cho voi

- Phần 2 Tiếp theo ….thả cho nó đi : voi được thả về rừng

- Phần 3 Còn lại: tình cảm voi dành cho chủ cũ

7. Giá trị nội dung tác phẩm Ông một

- Ca người tình cảm, sự gắn bó của con người và động vật

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ông một

- Tình huống truyện độc đáo, mang nhiều ý nghĩa

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Từ ngữ giản dị, nhiều tình cảm

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ông một

1. Tình cảm của voi với Đề Đốc và người quản tượng

- Tình cảm của voi với Đề Đốc quyến luyến, nhớ nhung

+ Voi rời căn cứ ủ rũ

+ Nhớ Đề Đốc nhớ chiến trận

+ Nó bỏ ăn không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ

- Đối với người quản tượng thì đó là tình cảm gắn bó

+ Nó là nguồn an ủi ông lúc xa cơ

+ Sống với nó lâu

+ Không muốn rời xa

- Người quản tượng luôn lo lắng, quan tâm voi

+ Mình sống tù túng đủ rồi

+ Còn nó, nó phải được tự do

+ Động viên voi ráng ăn để về với rừng già

+ Người quản tượng đã thả nó về rừng

2. Mối quan hệ con người với tự nhiên

- Quan hệ gần gũi, gắn bó, yêu thương động vật

+ Cả làng gọi voi bằng “Ông Một”

+ Nô nức, vui mừng khi thấy voi về làng

+ Lũ trẻ xúm xít dưới chân voi

+ Các bô lão đến bao nhiêu là thứ quà

+ Người quản tượng dẫn voi đi tắm

+ Trồng sẵn mía, sẵn thết đãi voi no nê

- Loài vật cũng biết cảm nhận, nhận thức được tình cảm của con người

+ Hằng năm voi xuống làng

+ Quỳ giữa sân

+ Giúp chủ cũ làm việc

- Voi lưu luyến người quản tượng, đau buồn khi chủ mất

+ Khi về làng không thấy chủ cũ ra đón

+ Hít hơi cái giường cũ

+ Các bô lão mang mía đến voi không ăn

+ Mấy năm về thăm nhà chủ một lần

+ Tha thẩn đi trong sân như tiếc thương chủ cũ

→ Động vật cũng có tình cảm giống như người,khi ta đối tốt với vật thì vật luôn nhớ ơn đó. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là quan hệ gắn kết, yêu thương không thể tách rời.

E. Đọc tác phẩm Ông Một

Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khoả những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu. Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ.

Người quản tượng hiểu lòng con voi. Nó là nguồn an ủi của ông lúc sa cơ. Ông chưa từng sống với ai lâu như sống với nó. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được. Vậy mà, ông vẫn quyết định thả nó về rừng, nơi nó ra đời.

– Một mình ta chịu tù túng cũng đủ rồi – Người quản tượng thường tự bảo – Còn nó, nó phải được tự do.

Người quản tượng định mình lúc gặp thời vận, Đề đốc Lê Trực sẽ lại dấy quân lúc đó ông sẽ đón con voi về. Ông để con vật nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo. Ông coi con voi như con em trong nhà, giục giã nó:

– Ăn cỗ đi, ăn cho khỏe, lấy sức mà về. Rừng già xa lắm, phải có sức mới đi tới nơi. Bao giờ chủ tướng dấy quân, lúc đó ta sẽ đón em trở lại.

Con voi đã cố ăn suốt mùa hè nhưng sang đến mùa thu thì không chịu ăn nữa. Trời thu yên tĩnh, gió rì rào đưa về làng hương vị của rừng xa. Con vật cứ vươn vòi đón gió và buồn bã rống gọi. Nó héo hon đi như chiếc lá già.

Người quản tượng biết gió thu nổi lên làm con voi nhớ rừng. Ông quyết định thả ngay cho nó đi. […]

Con voi đi đầu không ai biết, chỉ thấy hàng năm khi sang thu, nó lại xuống làng. Nó rống gọi rộn ràng từ xa, trước khi lội qua bến sông. Nghe tiếng rống, người làng bảo nhau: Ông Một về. Họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng.

Con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ ở giữa sân. Thấy con vật luyến chủ trở về, người quản tượng như trẻ lại. Ông dẫn nó đi tắm rồi hớn hở đưa nó lên nương – ông vẫn trồng sẵn cho nó một nương mía – thết đãi nó những bữa no nê.

Vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người. Lũ trẻ kéo đến xúm xít dưới chân voi, còn các bộ lão thì lại như xưa, đem đến cho nó đủ thứ quà.

Con voi thường lưu lại ở nhà người quản tượng vài hôm. Nó giúp ông đủ việc: Cuốn các ống bắng ra sông lấy nước và không cần người đưa dắt, lên nương lấy vòi quặp những cây gỗ mang về. […]

Được mười năm như thế, người quản tượng qua đời. Ông mất giữa lúc đất nước còn tối tăm, thời vận dấy quân chưa tới để ông đi đón con voi trở lại.

Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, sống gọi, rền rĩ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà. Cái thân hình to lớn của nó làm sập khung cửa và đổ gãy các đồ đạc. Nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ. Các bô lão mang mía đến cho nó nhưng con voi không ăn mà cứ lồng chạy như voi hoang.

Từ đó, mấy năm con voi mới lại xuống làng một lần. Nó trở nên lặng lẽ, đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi…

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Ông Một

Nhan đề “Ông Một” chính là cách gọi tên của một con voi – nhân vật chính trong truyện ngắn. Qua cách nhân hóa này giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Bố cục Con chim Chiền Chiện

Bố cục Những cái nhìn hạn hẹp

Bố cục Những tình huống hiểm nghèo

Bố cục Biết người, biết ta

Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng

1 1166 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: