Bố cục Mùa phơi sân trước hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Với Bố cục Mùa phơi sân trước Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Mùa phơi sân trước từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 3,185 16/10/2023
Tải về


Bố cục Mùa phơi sân trước - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bài giảng Ngữ văn 7 Mùa phơi sân trước - Chân trời sáng tạo

A. Bố cục Mùa phơi sân trước

- Phần 1: Từ đầu …. trên những giàn phơi: giới thiệu mùa gió chướng

- Phần 2: Tiếp theo….phải có cái mà người ta có: giàn phơi và kỷ niệm của tác giả

- Phần 3: Còn lại : cảm xúc tác giả về mùa phơi

B. Nội dung chính Mùa phơi sân trước

Văn bản “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân.

C. Tóm tắt Mùa phơi sân trước

Tóm tắt tác phẩm Mùa phơi sân trước (Mẫu 1)

Bài tản văn “Mùa phơi sân trước” là kỉ niệm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân. Tác giả cũng đòi má phơi nhiều thứ nhưng má chỉ cười. Không phải má không muốn phơi những thứ mà tác giả thấy trên đường nhưng sự thực là nhà tác giả nghèo nên má đành cười và nói như vậy.

Tóm tắt tác phẩm Mùa phơi sân trước (Mẫu 2)

Hồi còn nhỏ, quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một cái giàn trước nhà. Họ phơi trên giàn khi thì củi, gối, chiếu hay cám mốc, mớ bột gạo, mớ cơm nguội thừa, … Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên giàn phơi: bánh gừng, củ kiệu, mứt gừng. Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

D. Tác giả, tác phẩm Mùa phơi sân trước

I. Tác giả

Mùa phơi sân trước - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư ( 1976)

- Quê quán: Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam

- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp chí Nguyễn Ngọc Tư( 2005), Không ai qua sông (2016),Biên sử nứơc( 2020),…

- Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc

II. Tác phẩm Mùa phơi sân trước

1. Thể loại: Tản văn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Nằm ở phần 06 trong truyện ngắn Bánh trái mùa xưa

3. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt Mùa phơi sân trước

- Tác phẩm viết về hình ảnh quen thuộc giàn phơi trước nhà với rất nhiều món ăn. Tất cả những món ăn tuổi thơ từ các loại khô gắn liền với tác giả .

5. Bố cục tác phẩm Mùa phơi sân trước

- Phần 1: Từ đầu …. trên những giàn phơi: giới thiệu mùa gió chướng

- Phần 2: Tiếp theo….phải có cái mà người ta có: giàn phơi và kỷ niệm của tác giả

- Phần 3: Còn lại : cảm xúc tác giả về mùa phơi

6. Giá trị nội dung tác phẩm Mùa phơi sân trước

- Tác phẩm miêu tả, bày tỏ cảm xúc sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về giàn phơi trước sân vào mùa phơi

- Qua đó, tác giả còn thể hiện tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mùa phơi sân trước

- Câu chữ đơn giản mà lại đẹp lạ thường

- Tác giả thể hiện cái tôi tinh tế, nhạy cảm và giàu tình yêu thương

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa phơi sân trước

1. Hình ảnh mùa phơi sân trước

- Tác giả nhớ lại kỉ niệm thời con nít đạp xe về nhà ngoại

- Gió chướng thổi tạnh ráo bùn lầy

- Mùa chạp thì cảm thấy dễ chịu, đường dễ đi “ đi bảy cây số” không mỏi

- Không khí tết bắt đầu về khắp mọi nơi trên làng quê

+ Dọc đường thấy tết lấp ló khắp nơi, trên sân nhà người, trên những giàn phơi

+ Sân nhà hồi ấy là sân đất nên nhà nào cũng có giàn phơi

+ Phơi củi, gối, chiếu

+ Phơi cám mốc, mớ bột gạo thừa khi làm bánh ,mớ cơm nguội, mấy trái dừa khô

- Càng về cuối năm thì giàn phơi càng bận rộn

+ Nó chứa trên mình những món ăn đặc trưng của ngày tết

+ Bánh phồng vừa quết xong

+ Củ kiệu mới trộn đường xong

+ Mứt gừng mới ngào nửa lửa

+ Phơi khô cá

+ Chuối ép khô

→ Giàn phơi trước sân là hình ảnh quen thuộc trong ký ức của tác gỉ về một thời tuổi thơ của mình

2. Kỉ niệm và cảm xúc của tác giả về mùa phơi

- Tác giả nhớ lại những món ngon quen thuộc

+ Những món ăn cực kì mời gọi trên sân thiên hạ

+ Cơm chan nước dừa với cá lóc khô nướng

+ Thịt kho tàu ăn với dưa kiệu

+ Hũ mắm tép với chuối chát

+ Khế chua, gừng xắt mịn, mâm mứt tắc

- Tác giả có nhiều kỉ niệm với những giàn phơi

+ Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời cứ chạy theo đuổi trên những giàn phơi

+ Tác giả muốn má mình làm hết nững món ăn mình thấy trên đường về nhà ngoại

+ Câu nói của má đâu cần phải cái mà nhà người ta có

- Bài học của má dành cho con gái về những đòi hỏi của con

+ Mỗi gia đình, mỗi giàn phơi trước nhà thể hiện số phận , hoàn cảnh của một gia đình

+ Chỉ cần nhìn giàn phơi biết nhà ai đông con, nhà ai khá giả, nhà ai nghèo

+ Những cái giàn phơi mang theo cái hồn quê, màn theo hương vị cái tết của nững ngày cuối tháng Chạp

→ Tác giả đã có một tuổi thơ đẹp, có rất nhiều kỉ niêmh với những giàn phơi một thời tuổi thơ.

E. Đọc tác phẩm Mùa phơi sân trước

Hồi con nít thích đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông Rạch Rập. Đường đất dầm dãi suốt một mùa mưa, chừng gió chướng thổi về mới ráo tạnh bùn lầy. Đến Chạp thì những chân trâu cũng bị bôi xóa hết, có thể đạp xe thong dong mà thỏa thuê nghiêng ngó.

Mùa Chạp đi bảy cây số không nghe mỏi. Gió chướng khoác lên làng mạc một vẻ mơ màng, đường uốn lượn theo sông, và dòng chảy đó thẳm suốt thoắt ẩn thoắt hiện sau những lùm cây hoang dại. Dọc đường thấy Tết lấp ló khắp nơi, trên sân nhà người, trên những giàn phơi.

Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau… Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân săm sắp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

Càng gần về cuối năm giàn phơi càng bận rộn. Dầu dãi oằn mình suốt năm, giờ trên giàn bày ra những món ngon chuẩn bị cho cuộc hội hè. Bánh phồng vừa quết xong, củ kiệu mới trộn đường xong, mứt gừng mới ngào nửa lửa… thứ nào cũng ưa nắng. Nhưng cá khô mới là ưa nắng nhứt hạng, mới cần thứ nắng ròng ròng như thắp lửa, thứ nắng như cháy trên đầu. Mùa Chạp cá làm đìa người ta lớp rọng lớp làm mắm để ăn dần dần cho tới mùa lúa sau, mớ xẻ làm khô ăn Tết. Mùa đìa kéo dài cả tháng nghĩa là lúc nào giàn phơi cũng những con cá nằm nhuộm nắng cho đỏ au da thịt.

Mùa Chạp thể nào cũng gặp người ta ép chuối khô. Chuối xiêm chín cây sẵn ngoài vườn, lột vỏ phơi một nắng, rồi đem ép mỏng. Không như cá khô rủ rê bọn ruồi nhặng đến mức phải đốt nắm nhang cắm nơi đầu gió để xua đuổi chúng, mật chuối tươm ướt rượt chỉ mê dụ quyến rũ lũ ong. Kéo tới dập dìu, lảo đảo bay đậu như say, những con ong sa đà ở giàn phơi cho đến khi những miếng chuối ép mỏng bắt đầu khô quắt, vàng óng như vừa nướng trên than hồng. Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me… đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.

Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kỳ mời gọi trong sân thiên hạ. Đang thèm tô cơm nguội chan nước dừa ăn với khô lóc nướng thì bỗng nghĩ giờ phải có thịt kho Tàu để ăn với dưa kiệu nhà kia, rồi cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.

Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. Hụt hơi, chới với. Có lần về nhà kêu má Tết này làm những món này này, những món mà mình nhìn thấy mang theo trên suốt chặng đường từ nhà ngoại về. Má cười, người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

Mình dại hơn cả tuổi mười ba, không hiểu câu đó mấy, nên vẫn muốn má bày thật nhiều thứ trên giàn phơi nhà mình, chớ không phải còm nhom chút dưa kiệu, dưa hành, chút chuối khô… Nên Chạp sau mình vẫn nhắc, má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có.

Cũng may qua mỗi Chạp mỗi mùa phơi mình mỗi lớn, bài học của người của ta má không nhắc nữa, mình bỗng bâng quơ nhớ. Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. Ngó qua khoảng sân đã rợp những cây mồng gà, vạn thọ biết ai ăn Tết lớn ai chịu đìu hiu, như ngó qua cái sào phơi quần áo biết nhà ai đông nhà ai đơn chiếc, ai khá giả ai nghèo. Nắng gió khiến mọi niềm vui nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường. Căn chòi của bà già chèo đò hay chở mình qua sông trống mãi, cho đến ngày cuối Chạp bỗng trên đống củi có phơi vài tàu lá chuối, biết tối nay trên sân nhỏ bà sẽ ngồi canh nồi bánh tét đến giao thừa. Mình bỗng nghe nhẹ nhỏm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông.

Chật vật mấy, cuối Chạp cũng có cái đem phơi, đem nhuộm nắng, cũng có bụi bông vạn thọ, và bông trang bông lồng đèn nở rực rỡ trên rào…

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Mùa phơi sân trước

Nhan đề Mùa phơi sân trước nói lên được chủ đề của văn bản là về kỉ niệm quê hương, về thiên nhiên cảnh vật.

Với nhan đề này, tác giả đưa đến hình ảnh giàn phơi đặc biệt phong phú vào tháng Chạp của một miền quê nghèo ở Nam Bộ. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với cảnh vật quê hương và thân phận con người

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Bố cục Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

Bố cục Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Bố cục Bài học từ cây cau

Bố cục Phòng tránh đuối nước

Bố cục Tự học một thứ vui bổ ích

1 3,185 16/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: