Bố cục Những cái nhìn hạn hẹp hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Với Bố cục Những cái nhìn hạn hẹp Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Những cái nhìn hạn hẹp từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 1,180 16/10/2023
Tải về


Bố cục Những cái nhìn hạn hẹp - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Văn bản 1: Ếch ngồi đáy giếng

Bài giảng ngữ văn 7 Ếch ngồi đáy giếng - Chân trời sáng tạo

A. Bố cục Ếch ngồi đáy giếng

- Phần 1: Từ đầu….như một vị chúa tể : Ếch ra vẻ ta đây

- Phần 2: Còn lại: Cái kết của ếch

B. Nội dung chính Ếch ngồi đáy giếng

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng phê phán những kẻ thiếu hiểu biết lại huênh hoang, tự đắc. Bài học cho chúng ta phải biết cố gắng trau dồi hiểu biết, khiêm tốn, không được chủ quan kiêu ngạo.

C. Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng

Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng (Mẫu 1)

Xưa có một con ếch sống lâu năm trong một cái giếng, nó tự cho mình là chúa tể của mọi thứ nên rất kiêu căng. Một hôm, trời mưa lớn, nước tràn ra ngoài, ếch ta đi lại ngang ngược trên đường và cuối cùng bị một con trâu dẫm chết.

Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng (Mẫu 2)

Một con ếch sống lâu trong giếng nhỏ huênh hoang, tưởng rằng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và mình oai như chúa tể. Ra ngoài, vẫn thói huênh hoang nên bị con trâu giẫm bẹp.

D. Tác giả, tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

I. Tác giả

- Tác giả dân gian

II. Tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tổng tập văn học dân gian người Việt , tập 10, truyện ngụ ngôn

3. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Kể về con ếch sống trong cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ nghĩ bầu trời bằng cái vung, mà nó là chúa tể. Vì thế, khi ra ngoài bầu trời rộng lớn ếch bị con trâu giẫm bẹp

Những cái nhìn hạn hẹp - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Phần 1: Từ đầu….như một vị chúa tể : Ếch ra vẻ ta đây

- Phần 2: Còn lại: Cái kết của ếch

6. Giá trị nội dung tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Phê phán sự thiếu hiểu biết của ếch nhưng lại ra vẻ tự đắc, huênh hoang

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Cách lồng bài học, lời giáo huấn nhe nhàng mà sâu sắc

- Dùng lối nói phóng đại.

- Lặp lại các sự việc

- Lời nói ngắn gọn, giản dị, xúc tích

- Dùng bút pháp ẩn dụ, nhân hóa

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Tình huống truyện

- Một con ếch sông lâu ngày trong giếng

+ Cái giếng nhỏ bé chật hẹp

+ Miệng giếng nhỏ bằng cái vung

+ Nên ếch nghĩ bầu trời nhỏ bé

+ Các con vật sống chung nhỏ bé ếch nhái,cua ốc bé nhỏ

+ Ếch cho mình là lớn nhất

- Ếch kêu ngạo, ra vẻ ta đây

- Khi được ra ngoài bầu trời rộng lớn

+ Ếch vẫn giữ thói huênh hoang, tự đắc

+ Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi

+ Nhâng mắt lên trời xanh

- Cuối cùng bị con trâu dẫm bẹp

→ Cái kết đáng cho kẻ có hiểu hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình là to lớn

2. Bài học cuộc sống

- Phê phán sự hiểu biết hạn hẹp của một bộ phận người

+Thế giới này kiến thức là vô tận, con người khó có thể khám phá hết

+ Con người luôn phải nâng cao, trau dồi hiểu biết của mình

+ Có thể bạn to lớn với môi trường mình đang sống, nhưng với môi trường khác thì không hẳn

-Không nên kêu ngạo, chủ quan, nếu không sẽ lãnh giá đắt.

E. Đọc tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Văn bản 2: Thầy bói xem voi

A. Bố cục Thầy bói xem voi

- Phần 1: Từ đầu …. thầy thì sờ đuôi: giới thiệu việc năm ông thầy bói xem voi

- Phần 2: Tiếp theo…. như cái chổi sể cùn: Các thầy bói xem voi và phán về hình thù con voi

- Phần 3: còn lại: Kết quả việc xem voi.

B. Nội dung chính Thầy bói xem voi

Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

C. Tóm tắt Thầy bói xem voi

Tóm tắt tác phẩm Thầy bói xem voi (Mẫu 1)

Truyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu.

Tóm tắt tác phẩm Thầy bói xem voi (Mẫu 2)

Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quan voi để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

D. Tác giả, tác phẩm Thầy bói xem voi

I. Tác giả

- Tác giả dân gian

II. Tác phẩm Thầy bói xem voi

1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tổng tập văn học dân gian người Việt , tập 10, truyện ngụ ngôn

3. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Thầy bói xem voi

- Kể về việc năm ông thầy bói mù rủ nhau đi xem con voi. Mỗi người sờ một bộ phận. Vì thế, mỗi người có một cách miêu tả về con voi khác nhau. Không ai chịu thua ai dẫn đến đánh nhau

Những cái nhìn hạn hẹp - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Thầy bói xem voi

- Phần 1: Từ đầu …. thầy thì sờ đuôi: giới thiệu việc năm ông thầy bói xem voi

- Phần 2: Tiếp theo…. như cái chổi sể cùn: Các thầy bói xem voi và phán về hình thù con voi

- Phần 3: còn lại: Kết quả việc xem voi.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Thầy bói xem voi

- Chế giễu cách xem và phán về voi một cách phiến diện của năm ông thầy bói

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thầy bói xem voi

- Cách lồng bài học, lời giáo huấn nhẹ nhàng mà sâu sắc

- Dùng lối nói phóng đại.

- Lặp lại các sự việc

- Lời nói ngắn gọn, giản dị, xúc tích

- Dùng bút áp ẩn dụ, nhân hóa

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thầy bói xem voi

1. Tình huống truyện

- Năm ông thầy bói mù chưa biết con voi như thế nào

- Họ rủ nhau đi xem voi

+ Mỗi người được sờ một bộ phận khác nhau

+ Vòi, ngà, tai,chân, đuôi

- Vì chưa từng biết về voi trước đó

- Năm người có những phán xét về voi khác nhau

+ Người sờ vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa

+ Thầy sờ ngà thì bác bỏ voi chần chẫn như đòn càn

+ Đối với thầy sờ tai thì cảm nhận voi bè bè như quạt thóc

+ Thầy sờ chân thì miêu tả giống như cái cột đình

+ Người cuối cùng sờ đuôi thì cho rằng nó như cái chổi sể cùn

- Mỗi người có ý kiến khác nhau, không ai chịu ai gây gỗ lẫn nhau

→ Đây là cái kết của việc chỉ xem xét sự việc một chiều, không xét trước sau

2. Bài học cuộc sống

- Đưa ra bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống

+ Khi đánh giá một sự vật, hiện tượng cần quan sát toàn diện, dựa trên tổng thể

+ Tránh đưa ý kiến chủ quan, hạn chế để đánh giá tổng thể
- Thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm

- Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tuyệt đối không kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan.
- Phải học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác để tiến bộ.

E. Đọc tác phẩm Thầy bói xem voi

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu, chảy máu.

F. Ý nghĩa nhan đề văn bản Thầy bói xem voi

- Thầy bói xem voi là một thành ngữ dân gian, được ông cha ta dùng để chỉ những người nhìn nhận sự việc, hiện tượng chỉ tù một phía, không toàn diện, còn thiếu sót nhưng bảo thủ với ý kiến của mình, không chịu thay đổi. Qua đó, khuyên răn con cháu mình răng cần phải xem xét các sự vật một cách toàn diện khi muốn tìm hiểu chúng.

- Thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa tương tự Thầy bói xem voi:

  • Thấy cây mà chẳng thấy rừng
  • Cuộc sống đa sự, con người đa đoan

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Bố cục Những tình huống hiểm nghèo

Bố cục Biết người, biết ta

Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng

Bố cục Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Bố cục Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen

1 1,180 16/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: