Bố cục Biết người, biết ta hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Với Bố cục Biết người, biết ta Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Biết người, biết ta từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 708 16/10/2023


Bố cục Biết người, biết ta - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bài giảng Ngữ văn 7 Biết người, biết ta - Chân trời sáng tạo

A. Bố cục Biết người, biết ta

- Phần 1: 2 câu đầu: con châu chấu đá cỗ xe

- Phần 2: 2 câu tiếp: con sắt đập ông Đùng

- Phần 3:: Còn lại: trăng và đèn

B. Nội dung chính Biết người, biết ta

Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học về sự biết người biết ta, không nên kiêu ngạo, huênh hoang trong cuộc sống.

C. Tóm tắt Biết người, biết ta

Tóm tắt tác phẩm Biết người, biết ta (Mẫu 1)

Văn bản Biết người, biết ta khuyên chúng ta nên sống biết trước, biết sau:

- Câu tục ngữ 1: chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra.

- Câu 2: Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết

- Câu 3: Vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống

Tóm tắt tác phẩm Biết người, biết ta (Mẫu 2)

Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học về sự biết người biết ta, không nên kiêu ngạo, huênh hoang trong cuộc sống qua câu tục ngữ chỉ mọi chuyện trong cuộc sống là bất ngờ, sự to lớn của ông Đùng và vai trò như nhau của đèn và trăng.

D. Tác giả, tác phẩm Biết người, biết ta

I. Tác giả

- Tác giả dân gian

II. Tác phẩm Biết người, biết ta

1. Thể loại: Văn học dân gian

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Giáo Dục,2005

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Biết người, biết ta

Câu 1: Nói về con châu chấu bé nhỏ đá cỗ xe tưởng chừng không lung lay nhưng mà kết quả lật đổ được xe

Câu 2: Nói về con sắt nhỏ bé nhưng có thể đập ngã ông Đùng là nhân vật khổng lồ, đắp chiếu lồng cồng dù đắp mười chiếc chiếu cũng lạnh

Câu 3: Nói về trăng và đèn tự cao ta sáng hơn cả

5. Bố cục tác phẩm Biết người, biết ta

- Phần 1: 2 câu đầu: con châu chấu đá cỗ xe

- Phần 2: 2 câu tiếp: con sắt đập ông Đùng

- Phần 3:: Còn lại: trăng và đèn

6. Giá trị nội dung tác phẩm Biết người, biết ta

Câu 1: Mọi thứ chỉ cần cố gắng thì không gì là không thể

Câu 2: Chất lượng sẽ hơn hẳn số lượng

Câu 3: Mọi vật đều có ưu và khuyết điểm đừng vội huênh hoang, khoe mẽ

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Biết người, biết ta

- Thể thơ lục bát

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Biết người, biết ta

1. Câu 1

a. Hình ảnh châu chấu và cỗ xe

- Châu chấu là loài côn trùng nhỏ bé

- Cỗ xe là một vật to lớn, tưởng chừng rất khó vật ngã, làm đổ

- “nực cười” là tính từ trong ca dao, tục ngữ dùng để chê bai

- Việc châu chấu lấy sức nhỏ bé của mình để có thể di chuyển cỗ xe

+ Điều này tác giả dân gian cho là không thể xảy ra

+ Họ tỏ ý chê bai về sự việc tưởng chừng viễn vông

- Nhưng kết quả vượt xa sự tưởng tượng của mọi người

+ Châu chấu đã làm cỗ xe lăn

→ Mọi việc đều có thể xảy ra một cách khác thường chỉ cần cố gắng thì kì tích sẽ xuất hiện

b. Bài học cuộc sống

- Ở đời mọi thứ đều có thể xảy ra đừng nhìn sơ qua mà đánh giá, chê bai

- Mọi việc chỉ cần bạn cố gắng nỗ lực hết mình thì bạn sẽ được như ý

- Đừng nên khinh thường những người nhỏ bé, yếu thế

+ Họ có thể dám chống lại kẻ mạnh hơn mình gấp bội

2. Câu 2

a. Hình ảnh con sắt và ông Đùng

- Săn sắt là một loài cá nhỏ gọi là cá thia lia, cá cờ là loài cá nước lợ

+ Loài cá này rất phàm ăn

- Ông Đùng là một nhân vật trong truyện thần thoại

+ Thân hình to cao

+ Sức mạnh phi thường

- Con săn sắt tuy nhỏ bé nhưng có thể tấn công bất ngờ ông Đùng

+ Cắn vào chân ông Đùng

+ Làm cho ông Đùng bị ngã

- Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

- Đắp chiếu lồng cồng, làm cơ thể ấm, nhưng dù có đắp đến mười chiếc chiếu thì bàn tay vẫn còn cóng, vẫn lạnh, phải ủ bàn tay vào áo thì ngủ mới yên

b. Bài học cuộc sống

- Trong mọi cuộc chiến không cân sức thì con người có thể dùng mưu mẹo để chiến thắng đối phương

- Không phải cứ lấy số đông ào ạt mà đã tác động hoặc áp đảo được một thứ gì nhỏ bé, vây kín được một vật gì nhỏ bé

3. Câu 3

a. Hình ảnh trăng, đèn

- Đèn là vật dụng chiếu sáng trong nhà

+ Có 2 loại là đèn điện, đèn dầu

+ Đèn điện thì có thể soi sáng để con người thực hiện các hoạt động trong nhà

+ Nhược điểm khi mất điện không sử dụng được

+ Đèn dầu con người có thể đọc sách

+ Khi ra gió dễ bị dập tắt

- Trăng là một nguồn chiếu sáng của tự nhiên

+ Trăng có thể soi sáng mọi sự vật trong đêm tối

+ Trăng không dễ bị tác động bởi gió

+ Nhược điểm trăng bị che khuất bởi mây

b. Bài học cuộc sống

- Mọi vật và con người đều có ưu điểm, và nhược điểm riêng

+ Điểm mạnh luôn dễ thấy

+ Tuy nhiên đừng vội khoe khoang về ưu điểm của mình

+ Con người phải biết khiêm tốn, phát huy điển mạnh của mình

+ Khắc phục hạn chế của bản thân.

E. Đọc tác phẩm Biết người, biết ta

1. Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng

2. Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

3. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn,

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây?

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng

Bố cục Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Bố cục Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen

Bố cục Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Bố cục Sức hấp dẫn của truyện ngắn chiếc lá cuối cùng

1 708 16/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: