Bố cục Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Với Bố cục Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 1,655 16/10/2023
Tải về


Bố cục Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bài giảng Ngữ văn 7 Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Chân trời sáng tạo

A. Bố cục Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

- Phần 1: Từ đầu….nâng cao trí tuệ của nhân dân: giới thiệu em bé thông minh

- Phần 2: Tiếp theo….trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng: 4 lần thử thách

- Phần 3: Còn lại: tổng kết và đưa ra nhận xét truyện

B. Nội dung chính Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Văn bản nghị luận: Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian đã chứng minh cho ý kiến của tác giả: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ mong muốn những người bình dân có trí tuệ như vậy cần phải được sống một cuộc sống hạnh phúc, ấm no hơn.

C. Tóm tắt Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Tóm tắt tác phẩm Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Mẫu 1)

Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian đã chứng minh cho ý kiến của tác giả: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách. Lần đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử khi em bé đã ra lại câu hỏi cho người đố để phản bác rằng: đây là câu hỏi không có câu trả lời. Lần thứ hai và thứ ba, em bé cũng thông minh đáp trả lại được sự vô lí của nhà vua khi ra câu hỏi cho em. Lần cuối cùng, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trị tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình: em bé đã gỡ bí cho cả triều đình và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang. Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, tác giả còn muốn họ có cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có.

Tóm tắt tác phẩm Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Mẫu 2)

Văn bản nghị luận: Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian đã chứng minh cho ý kiến của tác giả: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách.

D. Tác giả, tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

I. Tác giả

- Trần Thị An

II. Tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

1. Thể loại: nghị luận văn học

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích giảng văn văn học Việt Nam trung học cơ sở,NXB Giáo Dục Việt Nam,2014

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

- Tác phẩm phân tích truyện Em bé thông minh em bé đã vượt qua 4 thử thách . Trong đó thử thách bốn quan trọng nhất. Từ đó cho thấy, truyện ca ngợi trí tuệ của nhân loại

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

- Phần 1: Từ đầu….nâng cao trí tuệ của nhân dân: giới thiệu em bé thông minh

- Phần 2: Tiếp theo….trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng: 4 lần thử thách

- Phần 3: Còn lại: tổng kết và đưa ra nhận xét truyện

6. Giá trị nội dung tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

- Phân tích tác phẩm Em bé thông minh

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

- Lý lẽ lý giải sắc bén

- Bằng chứng đưa ra có tính thuyết phục

- Các ý kiến và lý sắp xếp phù hợp

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

1. Chi tiết Em bé thông minh

- Mở bài tác giả dùng cách giới thiệu gián tiếp các nhân vật thông minh trên thế giới

- Tiếp đến giới thiệu em bé thông minh trong truyện

- Vượt qua 4 lần thử thách

- Đề cao trí tuệ thông minh của nhân dân

- Lần thứ nhất đề cao sự thông minh, ứng xử

+ Ngôn ngữ phản xạ lanh lẹ và sắc sảo

- Thử thách này là thử thách về tư duy, ngôn ngữ

- Ở thử thách thử thách thứ 2, 3 tác giả khẳng định sự mẫn tiệp của tác giả dân gian

- Là những câu hỏi tình huống mà ở đó người trả lời phải đưa ra giải pháp hợp lý

- Bằng chứng em bé đã đọc câu hỏi và nhận ra câu hỏi ngay

- Ở thử thách thứ tư nâng em bé lên một tầm cao mới

+ Nhấn mạnh sự áp đảo của trí tuệ dân gian, so với trí tuệ cung đình

- Đây là thử thách quan trọng vì gắn liền vận mệnh , danh dự của một quốc gia

- Em bé đã gỡ bí cho cả triều đình

→ Để phân tích được Em bé thông minh tác giả đã đưa ra những ý kiến , lý lẽ , bằng chứng của 4 lần em bé vượt qua thử thách

2. Tóm lại vấn đề

- Tác giả đã đưa ra khái quát về văn bản nghị luận

+ Truyện em bé thông minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân

+ Người trả lời cần có sự nhanh trí, khả năng quan sát tinh tường, khả năng ứng phó nhanh nhạy

+ Sự bình tĩnh,bản lĩnh trong ứng xử

- Ca ngợi trí thông minh của người bình dân

+ Tác giả dân đề cao tầng lớp lao động

+ Thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân

- Ca ngợi trí tuệ bình dân

+ Thể hiện ước về cuộc sống xứng đang với trí tuệ mà họ có

E. Đọc tác phẩm Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Kiểu truyện về người thông minh là một kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích trên phạm vi toàn thế giới. Qua việc giải quyết những thử thách bất ngờ, những câu đố trí tuệ, nhân vật người thông minh thể hiện trí tuệ dân gian, qua đó phản ánh ước mơ của họ về một cuộc sống xứng đáng, hạnh phúc hơn. Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.

Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách này là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.

Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ. Hai câu hỏi thứ thách ở đây đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí. Nhờ nhanh trí, em bé “đọc” ngay ra sự vô lí của câu hỏi và hiểu ngay ra cần phải ứng xử với sự vô lí ấy như thế nào. Câu trả lời của em bé ở hai tình huống này vẫn theo cách đáp trả sở trường. Đó là trong khi dân làng lo lắng, bao nhiêu lần họp bàn cố gắng đi tìm câu trả lời thì em bé hướng trí thông minh của mình vào việc vạch ra sự vô lí của câu hỏi và bắt người ra câu hỏi thừa nhận sự vô lí của tình huống tiếp theo nên đã nhờ sứ giả mang cây kim về tâu vua rèn dao để làm thịt chim sẻ. Sự đáp trả mang tính tình huống này của em bé đẩy nhà vua vào tình thế hoặc là công nhận sự vô lí của câu hỏi hoặc là phải thực hiện một sự vô lí còn lớn hơn.

Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng), người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gain so với trí tuệ cung đình, đây là một cách nói phong đại thường bắt gặp trong truyện dân gian. Để tôn vinh trí tuệ dân gain, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra câu đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải “thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”. Cách dẫn dắt vấn đề đã đẩy tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên một mức cao: đây là vấn đề danh dự và vận mệnh quốc gia. Người kể còn nhấn mạng thêm tính trầm trọng của tình huống bằng cách kể về những cách xử lí tình huống sai – “hút, bôi sáp vào chỉ để luồn qua bụng ốc”, về độ căng thẳng của việc tìm câu trả lời – “các nhà thông thái lắc đầu bó tay, các quan đại thần vò đầu suy nghĩ, vua tìm kế hoãn binh bằng việc mời sứ thần ra ngoài ở công quán để có thời gian suy nghĩ”. Tất cả những chi tiết đó tạo độ căng, tạo sức cuốn hút cho câu chuyện, và cũng là cách để nhấn mạnh độ xuất sắc của câu trả lời em bé đưa ra. Với câu trả lời xuất sắc của mình, em bé đã gỡ bí cho cả triều đình, “vua nghe nói như mở cờ trong bụng” và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang – vượt qua thử thách “trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng”

Như vậy, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân. Để vượt qua những thử thách của các câu đố, người trả lời cần có sự nhanh trí, khả năng quan sát tinh tường, khả năng ứng phó nhanh nhạy, sự bình tĩnh, bản lĩnh trong ứng xử. Ca ngợi trí thông minh của người bình dân, tác giả dân gian muốn đề cao tầng lớp lao động, thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân […]. Ca ngợi trí tuệ người bình dân, truyện cổ tích còn thể hiện một ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có, một ước mơ dẫu chưa thành hiện thực thì cũng là niềm an ủi và niềm hi vọng cho những bất công và cực nhọc mà người nông dân phải chịu đựng trong cuộc sống hằng ngày.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Bố cục Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen

Bố cục Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Bố cục Sức hấp dẫn của truyện ngắn chiếc lá cuối cùng

Bố cục Cốm Vòng

Bố cục Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

1 1,655 16/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: