Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng hay, chính xác nhất - Chân trời sáng tạo
Với Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.
Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
Bài giảng Ngữ văn 7 Chân, tay, tai, mắt, miệng - Chân trời sáng tạo
A. Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Phần 1: Từ đầu….nói rồi cả bọn kéo nhau về : Các bộ phận rủ nhau bỏ việc
- Phần 2: Tiếp theo ….đành họp nhau để bàn : Hậu quả của không làm việc
- Phần 3: Còn lại: Tất cả các bộ phận làm việc trở lại
B. Nội dung chính Chân, tay, tai, mắt, miệng
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
C. Tóm tắt Chân, tay, tai, mắt, miệng
Tóm tắt tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng (Mẫu 1)
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống hòa thuận với nhau vui vẻ, chan hòa. Bỗng một hôm, cả bốn người ghen tị đều nói với cậu Miệng rằng từ nay không làm cho ăn nữa. Từ đó miệng bị bỏ đói, Miệng đói thì cô mắt bị mờ, cậu Tai nghễnh ngãng, cậu Chân và cậu tay bải hoải, không nhấc lên được. Cả bốn người dắt nhau đến xem lão Miệng ra sao, thì thấy lão ta cũng nhợt nhạt, mệt mỏi không buồn nhếch mép. Lúc ấy cậu tay lấy cái ăn cho lão Miệng ăn. Lão ăn xong một lúc thì cả bốn người khỏe lại, Mắt sáng ra, Tai tinh, Chân và Tay hăng hái muốn làm việc.
Tóm tắt tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng (Mẫu 2)
Chân, Tay, Tai, Mắt đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ đã quyết định đến nhà lão Miệng và bảo lão tự lo lấy mà sống, còn họ thì không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng của lão miệng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tị ai cả.
D. Tác giả, tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
I. Tác giả
- Tác giả dân gian
II. Tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- In trong tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, truyện cười- truyện trạng cười- truyện ngụ ngôn
3. Phương thức biểu đạt: tự sự,biểu cảm
4. Tóm tắt tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Chân, tay, tai,mắt so bì với lão miệng vì mình làm nhiều nhưng việc của lão chỉ biết ăn. Tất cả các bộ phận rủ nhau đình công không làm việc. Hậu quả là tất cả đều bị mệt mỏi,không thể dậy nổi vì không được nạp năng lượng
5. Bố cục tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Phần 1: Từ đầu….nói rồi cả bọn kéo nhau về : Các bộ phận rủ nhau bỏ việc
- Phần 2: Tiếp theo ….đành họp nhau để bàn : Hậu quả của không làm việc
- Phần 3: Còn lại: Tất cả các bộ phận làm việc trở lại
6. Giá trị nội dung tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Mỗi bộ phận đều có công việc riêng để nuôi sống cơ thể
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Tình huống truyện độc đáo
- Thành công trong xây dựng hình tượng các nhân vật
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
1. Tình huống truyện
- Tất cả các bộ phận đều chung sống gắn bó với nhau thân thiết
- Nhưng bỗng chúng lại tỵ nạnh, so bì với nhau
+ Tất cả chúng cho rằng lão miệng không làm chỉ ngồi không ăn
+ Chúng rủ nhau tới nhà lão miệng để đình công
- Từ hôm đó các bộ phận không làm gì cả
- Hậu quả là
+ Cậu chân, cậu tay không còn muốn cất mình lên chạy nhảy , vui đùa như trước
+ Cô mắt thì đêm nào cũng lờ đờ
+ Bác tai lúc nào cũng cảm thấy xay lúa ở trong
+ Lão miệng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang
+ Sau đó chúng hiểu ra được sự việc
+ Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì sẽ bị tê liệt tất cả
+ Tất cả cùng nhau làm việc trở lại
2. Bài học cuộc sống
- Trong cuộc sống có làm thì mới có cái để ăn
- Mọi vật sinh ra đều phải vận dộng, phải làm việc thì mới phát triển
- Mỗi người đều đóng một vai trò trong cuộc sống
+ Chúng ta không nên ỷ lại, so bì, tỵ nạnh nhau
E. Đọc tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng
1. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậy Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không.
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
- Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo ấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào, cùng nói:
- Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất cả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa:
- Phải, phải,… Bác sẽ đi với các cháu!
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:
- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất cả vì ông nhiều rồi.
Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:
- Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:
- Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông pahri lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi, ngon lành mà làm cho cực!
Nói rồi cả bọn kéo nhau về.
2. Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.
3. Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
- Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:
Bố cục Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Bố cục Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
Bố cục Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo