Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên

Lời giải Bài 8.2 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7.

1 1049 lượt xem


Giải SBT KHTN 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian

Bài 8.2 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100m kể từ khi xuất phát.

Quãng đường (m)

0

10,0

25,0

45,0

65,0

85,0

105,0

Thời gian (s)

0,0

2,0

4,0

6,0

8,0

10,0

12,0

a) Sử dụng dữ liệu đã cho, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vận động viên.

b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ để trả lời các câu hỏi sau:

- Vận động viên đã đi được bao xa trong 1,0 s đầu tiên?

- Xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

- Vận động viên cần thời gian bao lâu để hoàn thành 100 m?

Lời giải:

a) Từ bảng số liệu ta vẽ được đồ thị như hình dưới.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cánh diều (ảnh 1)

b) Sử dụng đồ thị, ta thấy:

- Ta thấy từ lúc bắt đầu chuyển động đến giây thứ 2 thì vận động viên đang chuyển động thẳng đều và đi được 10 m nên trong 1 s đầu tiên, vận động viên đã đi được quãng đường dài 5 m.

- Tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

+ Khoảng thời gian vận động viên chạy là 10 – 4 = 6 s.

+ Quãng đường vận động viên chạy là 85 – 25 = 60 m.

 Tốc độ v=st=606=10m/s

- Ta thấy từ giây thứ 4 đến giây thứ 12 thì vận động viên chuyển động thẳng đều với tốc độ 10 m/s.

Từ 0s đến 4s vận động viên đã đi được quãng đường 25 m.

Vậy để hoàn thành 100 m, vận động viên cần hoàn thành thêm 75m nữa tương ứng với khoảng thời gian là 75 : 10 = 7,5 s.

Thời gian cần để hoàn thành 100m là: 4 + 7,5 = 11,5 s.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 8.1 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.1. a) Hãy tính tốc độ của vật...

Bài 8.3 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình 8.2 là đồ thị quãng đường – thời gian của xe buýt trong một phần hành trình...

Bài 8.4 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tuấn rời nhà đi tới trường với tốc độ không đổi. Sau khi đi được một đoạn...

Bài 8.5 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy mô tả hành trình của một xe có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.4...

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 9: Sự truyền âm - thời gian

Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm

Bài 11: Phản xạ âm

Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

1 1049 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: