Bài tập Lịch sử lớp 12 Học kì 2 có đáp án

Bài tập Lịch sử lớp 12 Học kì 2 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 12 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 476 lượt xem
Tải về


Bài tập Lịch sử lớp 12 Học kì 2 có đáp án

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1975-1986)

Câu 1: Sự kiện nào sau đây đánh dầu việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) đã hoàn thành?

A. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (1975).

B. Cuộc Tổng tuyển của Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước (1975).

C. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) thành công.

D. Quyết định đặt tên nước là Cộng hòa XHCN Việt Nam (1976).

Câu 2: Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là gì?

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. Bầu ra các cơ quan Quốc hội.

D. Bầu ra Ban Dự thảo Hiến pháp.

Câu 3: Ngay sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của Việt Nam là

A. công nghiệp hóa đất nước.

B. hội nhập kinh tế quốc tế.

C. khắc phục hậu quả chiến tranh.

D. mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước.

Câu 4: Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

B. mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

C. điều kiện quyết định trực tiếp để được gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

D. là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 5: Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. đáp ứng nguyện vọng bức thiết của nhân dân cả nước.

B. đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực.

C. đánh dầu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tốc.

D. là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 6: Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện chính trị nào sau đây?

A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

B. Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất đất nước được tổ chức ở Sài Gòn.

C. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

D. Quốc hội khóa VI bắt đầu họp kì đầu tiên tại thủ đô Hà Nội.

Câu 7: Sự kiện lịch sử nào sau đây không thuộc quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976)?

A. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (Khóa III).

B. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI tiến hành trong cả nước.

C. Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn.

D. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (Khóa III).

Câu 8: Kì họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam khóa I (1946) và khóa VI (1976) đều

A. thông qua đường lối của Đảng.

B. quyết định tên nước.

C. thông qua Hiến pháp.

D. bầu Ban dự thảo Hiếp pháp.

Câu 9: Nguyện vọng bức thiết của nhân dân Việt Nam ngay sau đại thắng mùa xuân năm 1975 là

A. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. được chia ruộng đất

C. thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

D. được tự do buôn bán

Câu 10: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ở Việt Nam vấn đề thống nhất đất nước về mặt nhà nước trở nên cấp thiết vì

A. đó là điều kiện để thực hiện thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

B. yêu cầu của công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc

C. lãnh thổ thống nhất nhưng mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau

D. nhu cầu thống nhất thị trường dân tộc để phát triển kinh tế hàng hóa

Câu 11: Đâu không phải là quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976)?

A. Đổi tên nước là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

B. Quốc huy mang dòng chữ Việt Nam dân chủ cộng hòa

C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài tiến quân ca

D. Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh

Câu 12: Tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được quyết định tại

A. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (1975)

B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976)

C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa I (1946)

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (Khóa III)

Câu 13: Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh được quyết định tại

A. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (1975)

B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976)

C. Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960)

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (Khóa III)

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước

B. đáp ứng nguyện vọng bức thiết của nhân dân cả nước

C. tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ ngoại giao

D. đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 15: Sau đại thẳng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thành vì

A. chưa thống nhất đất nước về mặt nhà nước

B. quân đội nước ngoài vẫn có mặt ở Việt Nam

C. cách mạng giải phóng dân tộc chưa hoàn thành

D. chưa thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

Câu 16: Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì Cách mạng XHCN trong cả nước sau sự kiện

A. thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945

B. thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

C. hiệp định Giơnevơ được kí kết năm 1954

D. hiệp định Pari được kí kết năm 1973

Câu 17: Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. tạo cơ sở để thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực khác

B. mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH

C. đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực

D. là cơ sở để hoàn thành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 18: Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được đề ra tại

A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI

C. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

Câu 19: Hội nghị nào sau đây đã nhất trí các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam?

A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

B. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

C. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976)?

A. tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH

B. đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước

C. tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ ngoại giao

D. Đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực

Câu 21. Nội dung lịch sử nào sau đây là phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”?

A. Chủ trương đổi mới đất nước tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986).

B. Hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước (1975 – 1976).

C. Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng Mác – Lênin riêng (1951).

D. Hoàn thành kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990).

Câu 22. Nội dung chủ yếu của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) là thông qua

A. nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam sau năm 1975.

B. chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

C. nhiệm vụ tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.

D. kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 23. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã

A. tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia đi đến thắng lợi.

B. làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

C. đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở 3 nước Đông Dương.

D. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu nhân dân Việt Nam thực hiện thành công nguyện vọng “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”?

A. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.

B. Thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không”.

C. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

D. Thành công của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI.

ĐÁP ÁN

1-C

2-B

3-C

4-A

5-A

6-A

7-A

8-D

9-A

10-C

11-B

12-B

13-B

14-D

15-A

16-B

17-A

18-A

19-C

20-D

21-B

22-B

23-A

24-D

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000)

Câu 1: Nguyên nhân quyết định về Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là

A. cuộc khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng

B. tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu.

C. thành công của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc.

D. đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.

Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong những năm đầu đổi mới đất nước (1986 – 1990) là

A. củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. nâng cao vị thế, uy tin của Việt Nam trên trường quốc tế.

C. khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn.

D. đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển.

Câu 3: Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) được đề ra tại Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước

B. đổi mới toàn diện về kinh tế và chính trị

C. xây dựng cơ sở vật chất của CNXH

D. thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn

Câu 4: Nội dung nào không phải là nội dung đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1986?

A. đổi mới toàn diện, đồng bộ

B. đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị

C. đổi mới kinh tế là trọng tâm

D. đổi mới chính trị là trọng tâm

Câu 5: Chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ tháng 12/1986 là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo cơ chế thị trường

C. thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường

D. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước

Câu 6: Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) có ý nghĩa gì

A. đánh dấu việc ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị

B. mở ra quá trình liên kết của ASEAN với các nước ngoài khu vực

C. nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế

D. mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á

Câu 7: Một trong những thành tựu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước (1986-1990) ở Việt Nam là

A. Lạm phát bước đầu được kiềm chế

B. Cân bằng cán cân xuất – nhập khẩu

C. Giải quyết được tang trưởng kinh tế với công bằng xã hội

D. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN

Câu 8: Một trong những thành tựu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch nhà nước (1986 – 1990) ở Việt Nam là

A. Bộ máy nhà nước các cấp được sắp xếp lại

B. Hiệu quả kinh tế cao, có sự tích lũy từ nội bộ nền kinh tế

C. Tạo được sự cân đối trong nền kinh tế đất nước

D. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN

Câu 9: Một trong những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước (1986 – 1990) ở Việt Nam là

A. hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng

B. có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế

C. cơ cấu kinh tế được xây dựng cân đối, hợp lý

D. hiệu quả kinh tế đạt mức cao

Câu 10: Nội dung nào dưới đây thuộc chủ trương đổi mới về chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986)

A. xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nghề, ngành

B. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN

C. xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân

D. xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, hình thành cơ chế thị trường

Câu 11: Yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến chủ trương đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) là

A. thành công của các nước ASEAN khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại

B. thành công của Liên Xô khi thực hiện công cuộc cải tổ

C. sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây đầu những năm 70 của thế kỷ XX

D. sự phát triển của các cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Liên Bang Nga

Câu 12: Năm 1995, Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây

A. phù hợp với chiến lược “cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clinton

B. đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam

C. do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới

D. phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác trên thế giới

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. xây dựng nền kinh tế Quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề

B. xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu

C. hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

D. xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Câu 14: Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới trong lĩnh vực nào là chủ yếu

A. kinh tế và chính trị

B. kinh tế và văn hóa

C. chính trị và văn hóa

D. văn hóa và tư tưởng

Câu 15: Trọng tâm của đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1986 là đổi mới về

A. kinh tế

B. chính trị

C. tư tưởng

D. văn hóa

Câu 16: Nội dung của Ba chương trình kinh tế lớn ở Việt Nam (1986 – 1990) là

A. hàng hóa tiêu dùng, hàng xuất khẩu và máy móc

B. lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

C. lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và máy móc

D. máy móc, lương thực – thực phẩm, hàng xuất khẩu

Câu 17: Một trong những hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990) ở Việt Nam là

A. lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất – kĩ thuật lạc hậu

B. tình trạng khủng hoảng chính trị - xã hội kéo dài

C. kinh tế đối ngoại không có sự chuyển biến đáng kể

D. tình trạng lạm phát đang ở mức rất cao

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990) ở Việt Nam

A. đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng về chính trị

B. nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao

C. chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế

D. đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn

Câu 19: Trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm

A. khơi xây dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng.

B. thực hiện chủ trương chung của hệ thống XHCN

C. tập trung sức mạnh để phát triển công nghiệp nặng và xuất khẩu

D. phục vụ cho công cuộc cải tạo XHCN.

Câu 20: Trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước nhằm

A. giải quyết tình trạng khủng hoảng kéo dài về chính trị

B. phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân

C. xóa bỏ hoàn toàn thành phần kinh tế quốc doanh

D. phát triển kinh tế theo định hướng tư bản chủ nghĩa

Câu 21: Nội dung đường lối đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam (đề ra từ năm 1986) là

A. đổi mới toàn diện, đồng bộ trọng tâm là đổi mới chính trị

B. đổi mới toàn diện, đồng bộ trọng tâm là đổi mới kinh tế

C. thay đổi mục tiêu, chiến lược đi lên CNXH

D. đổi mới lần lượt từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, tư tưởng

Câu 22: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là

A. kinh tế

B. chính trị

C. văn hóa

D. tư tưởng

Câu 23: Những thành tựu đạt được của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1990 chứng tỏ

A. đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp

B. kế hoạch xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội đã thành công

C. đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới đã hoàn thành

D. bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng lạm phát

Câu 24: Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Việt Nam

A. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp

B. tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện

C. hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

D. tập trung phát triển công nghiệp nặng

Câu 25: Bài học xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 – 2000 là

A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

B. cô lập, phân hóa cao độ hàng ngũ kẻ thù

C. không ngừng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

D. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH

Câu 26: Hiện nay, tổ chức nào ở Việt Nam có chức năng tập hợp và đoàn kết toàn dân

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

B. Mặt trận Liên Việt

C. Mặt trận Dân tộc thống nhất

D. Mặt trận Dân tộc Việt Nam

 ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-D

4-D

5-D

6-D

7-A

8-A

9-A

10-C

11-A

12-D

13-D

14-A

15-A

16-B

17-A

18-A

19-A

20-B

21-B

22-A

23-A

24-B

25-D

26-A

 

 

 

 

1 476 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: