TOP 10 Đề thi Học kì 1 Lịch sử 12 năm 2023 có đáp án

Bộ Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 năm 2023 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 12  học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 811 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Lịch sử 12 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 Đề thi học kì 1 Lịch sử lớp 12 năm 2023 - 2024 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?

A. Độc lập dân tộc.

B. Các quyền dân chủ.

C. Ruộng đất.

D. Hòa bình.

Câu 2. Tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là

AViệt Nam Quốc dân đảng.                         

BTân Việt Cách mạng đảng.

CTâm tâm xã.                                             

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực kinh tế?

A. Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra.

B. Chia lại ruộng đất cho nông dân.

C. Bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

D. Phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Câu 4. Sự kiện thế giới nào tác động trực tiếp đến việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936)?

A. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản(7/1935).

B. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thành lập (6/1936).

C. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (đầu những năm 30 của thế kỷ XX).

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939).

Câu 5. Tổ chức nào dưới đây được coi là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Việt Nam Giải phóng quân.

B. Quân đội quốc gia Việt Nam.

C. Việt Nam Cứu quốc quân.

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 6. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi có

A. lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh.

B. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng.

C. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng.

D. các tổ chức cứu quốc đã được thành lập.

Câu 7. Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2/1946) để thực hiện âm mưu gi?

A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật.

B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Đưa quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.

Câu 8. Sau thất bại tại Việt Bắc (năm 1947), kế hoạch xâm lược Việt Nam của Pháp có sự thay đổi: chuyển từ

A. “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

B. “đánh nhanh thắng nhanh” sang “vừa đánh vừa đàm”.

C. “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.

D. “đánh chắc tiến chắc” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 9. Chiến dịch nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Việt Bắc thu - đông năm 1947.

B. Biên giới thu - đông năm 1950.

C. Thượng Lào năm 1953.

D. Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) xâm lược ở Việt Nam?

A. Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng  với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

C. Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

D. Hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Hãy cho biết nội dung cơ bản, ý nghĩa và những hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954). 

Câu 2 (2,0 điểm): Đảng Cộng sản Đông Dương đã căn cứ vào những điều kiện lịch sử nào để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-D

4-A

5-D

6-B

7-D

8-A

9-B

10-C

II. Tự luận (5,0 điểm):

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Nội dung:

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

b. Ý nghĩa:

- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.

- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.

- Buộc Pháp phải rút quân về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

c. Hạn chế:

- Là thắng lợi lớn nhưng, chưa trọn vẹn (Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam,...).

- Thời gian ngừng bắn để chuyển giao khu vực quá lâu (300 ngày), tạo điều kiện cho Mĩ thực hiện âm mưu chống phá.

Câu 2 (2,0 điểm):

Những điều kiện lịch sử để Đảng Cộng sản Đông Dương để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

* Tình hình thế giới:

- Tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào những ngày cuối:

+ Ở châu Âu, phát xít Đức và I-ta-li-a bị tiêu diệt khiến cho quân phiệt Nhật Bản mất chỗ dựa; đặt Nhật Bản vào tình thế tuyệt vọng và thất bại là điều không thể tránh khỏi.

+ Ở châu Á, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương.

=> Đến ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

* Tình hình Việt Nam:

- Chính phủ thân Nhật hoang mang, rệu rã.

- Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

- Lực lượng cách mạng quần chúng phát triển mạnh mẽ, sôi nổi.

- Cách mạng Việt Nam có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối, phương pháp đấu tranh.

- Đại diện quân Đồng minh (Anh và Trung Hoa dân quốc) với nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật chưa tiến vào Việt Nam.

=> Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, tạo nên thời cơ khách quan và chủ quan cho cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực

A. công nghiệp chế tạo máy.                                          

B. nông nghiệp.

C. giao thông vận tải.                                                              

D. thương nghiệp.

Câu 2. An Nam Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

CĐảng Lập hiến.

DTân Việt Cách mạng đảng.

Câu 3. Trong những năm 1929 - 1933, nền kinh tế Việt Nam

A. lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

C. có sự phục hồi và phát triển trở lại.

D. phát triển và trở thành đối thủ cạnh tranh với Pháp

Câu 4. Yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là gì?

A. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936).

B. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935).

C. Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).

D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

Câu 5. Một trong những quyết định của Hội nghị Quân sự Bắc Kì (15/4/1945) là

A. Mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị.

B. thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

C. phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

D. ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Câu 6. Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 7. Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.

B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.

C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.

Câu 8. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Pháp cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ (23/9/1945).

B. Pháp đánh chiếm một số vị trí ở Lạng Sơn, hải Phòng (tháng 11/1946).

C. Pháp đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính (tháng 12/1946).

D. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội (18/12/1946).

Câu 9. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.

B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp.

C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.

D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Câu 10: Trong đông xuân 1953 - 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm

A. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.

B. giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.

C. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.

D. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Cho đoạn trích sau:

“Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

.... Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập IV (1945 - 1946), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.480)

a. Cho biết tên, tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn kiện có đoạn trích trên.

b. Đoạn trích trên thể hiện những nội dung cơ bản nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? Tại sao Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trương kháng chiến như vậy?

Câu 2 (2,0 điểm): Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam? Hãy trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của thắng lợi đó.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-A

4-C

5-A

6-C

7-D

8-D

9-D

10-A

Gợi ý trả lời:

Câu 1.

Đáp án B

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp (SGK – trang 77).

Câu 2.

Đáp án B

Khoảng tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Hội sViệt Nam Cách mạng thanh niên ở Nam Kì đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng, ra báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận. Lưu ý: năm 1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành 2 tổ chức là: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.

Câu 3.

Đáp án A

Do tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong những năm 1929 - 1933, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy thoái, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp sa sút; xuất- nhập khẩu đình đốn (SGK – trang 90).

Câu 4.

Đáp án C

Yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam do: Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936). Vì: nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì tự khắc những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam cũng sẽ đẩy đến các cuộc đấu tranh; tuy nhiên nó chỉ mạng tính tự phát, không thể tạo thành một phong trào cách mạng triệt để, quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt như khi có sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 5.

Đáp án A

- Một trong những quyết định của Hội nghị Quân sự Bắc Kì (15/4/1945) là: mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị (SGK – trang 113).

Câu 6.

Đáp án C

Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) – đây là mặt trận dân tộc thống nhất của riêng nhân dân Việt Nam.

Câu 7.

Đáp án D

- Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.

Câu 8.

Đáp án D

Ngày 8/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng ngày 20/12/1946, Pháp sẽ hành động. Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống Pháp.

Câu 9.

Đáp án D

Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì: Đông Khê có vị trí quan trọng nằm trên tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn nhưng bố phòng của địch ở đây tương đối mỏng. Nếu đánh Đông Khê, Việt Nam có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4 để tiêu diệt từng cụm.

Câu 10:

Đáp án A

- Trong đông xuân 1953 – 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Xác định văn kiện.

- Tên văn kiện: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Tên tác giả: Hồ Chí Minh.

- Hoàn cảnh ra đời của văn kiện:

+ Sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1945), Pháp bội ước, đẩy mạnh các hoạt động xâm lược Việt Nam. Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi nắm quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

+ Trước tình hình đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19/12/1946 đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến; tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

b. Phân tích nội dung đoạn trích:

­­- Nội dung đoạn trích thể hiện rõ tư tưởng “kháng chiến toàn dân” của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng đề ra.

- Cơ sở để Đảng , Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra đường lối “kháng chiến toàn dân” .

+ Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập của dân tộc.

+ Lí luận Mác - Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử nói chung, lịch sử đấu tranh cách mạng nói riêng.

+ Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa Việt Nam và thực dân Pháp lúc này quá chênh lệch. Vì vậy, muốn giành thắng lợi Việt Nam nhất thiết phải kháng chiến toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân.

+ Huy động toàn dân tham gia kháng chiến mới thực hiện tốt đường lối “kháng chiến toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh”.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Xác định sự kiện: chiến dịch Biên Giới thu - đông (1950).

b. Trình bày về chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).

- Diễn biến chính:

+ Tháng 9/1950, quân dân Việt Nam tấn công, tiêu diệt cứ điểm Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, Cao Bằng bị cô lập.

+ Quân dân Việt Nam mai phục, chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4 => Pháp rút khỏi đường số 4 (22/10/1950).

- Kết quả, ý nghĩa:

+ Đạt được mục tiêu đề ra: làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp; khai thông biên giới Việt - Trung; giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn.

+ Mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến: quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

+ Quân đội Việt Nam trưởng thành, thế và lực của Việt Nam phát triển vượt bậc.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?

A. An Nam trẻ.

B. Đời sống công nhân.

C. Nhân đạo.

D. Diễn đàn bản xứ.

Câu 2. Địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là ở

A. Bắc Kì (Việt Nam).

B. Trung Kì (Việt Nam).

C. Nam Kì (Việt Nam).

D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 3. Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Để lập ra các hội ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ.

B. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền.

CBiểu dương lực lượng khi đón phái viên của Chính phủ Pháp.

DThu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội.

Câu 4. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Việt Nam được coi là cuộc tập dượt lần thứ nhất của Đảng và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám (1945)?

A. Phong trào cách mạng 1931 - 1931.                

B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.

C. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.                             

D. Phong trào vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

Câu 5. Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã

A. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của nhân dân Việt Nam.

B. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.

C. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.

D. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiêu địa chủ.

Câu 6. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết căn bản nạn đói ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi

A. “Người cày có ruộng”.

B. “Tăng gia sản xuất”.

C. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

D. "Nhường cơm sẻ áo".

Câu 7. Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

A. đảm bảo an ninh quốc gia.

B. giữ vững chủ quyền dân tộc.

C. đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương được hoạt động công khai.

Câu 8. Cuôc̣ chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã

A. đẩy quân Pháp rơi vào tình thế phòng ngự bị động.

B. tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp.

C. giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.

D. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951 - 1954?

A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.

B. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp.

C. Từng bước thay chân quân Pháp.

D. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.

Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi?

A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện như thế nào trong phong trào này?

Câu 2 (2,0 điểm): Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những quyết định gì? Nêu ý nghĩa lịch sử của Đại hội.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-D

4-A

5-A

6-B

7-B

8-B

9-B

10-D

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931

- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

- Khối liên minh công - nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm.

- Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (năm 1945).

* Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào cách mạng 1930 - 1931

- Tập trung lực lượng, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh, tạo nên một phong trào thống nhất, rộng khắp,...

- Xây dựng khối liên minh công - nông.

- Thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh,...

- Lãnh đạo quần chúng nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Những quyết định của Đại hội II

- Thông qua: “Báo cáo chính trị” và báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam”.

- Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lê-nin riêng. Ở Việt Nam, đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

- Đề ra những chính sách cơ bản về: mở rộng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; phát triển kinh tế - tài chính, văn hóa - giáo dục,... để đẩy mạnh cuộc kháng chiến thắng lợi.

- Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.

b. Ý nghĩa:

- Đánh dấu bước phát triển của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

- Thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển => là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp

A. địa chủ.

B. tư sản.

C. công nhân.

D. tiểu tư sản.

Câu 2. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                                        

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Dân chủ Việt Nam.                                          

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 3. Khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930.    

D. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.

Câu 4. Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do đời sống của họ

A. có phần ổn định.                                                                

B. được cải thiện hơn.

C. khó khăn, cực khổ.

D. không quá khó khăn.

Câu 5. Để thúc đẩy sự phát triển của cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu

A. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian”.

C. “Giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”.

D. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.

Câu 6. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

C. toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.

D. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.

Câu 7. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. nạn đói.

B. giặc dốt.

C. tài chính.

D. giặc ngoại xâm.

Câu 8. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do

A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

C. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để tiến hành xâm lược Việt Nam.

D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Câu 9. Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5/1949) là mốc mở đầu cho

Achính sách xoay trục của Mĩ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bsự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mĩ.

Cthời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

Dquá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

Câu 10: Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là do

A. sự lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

B. tinh thần đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất của nhân dân.

C. sự phát triển của mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang.

D. hệ thống hậu phương không ngừng được củng cố, phát triển.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Chứng minh rằng: phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam diễn ra với quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú và mang tính cách mạng triệt để.

Câu 2 (2,0 điểm): Lí giải vì sao bước sang năm 1953, Pháp đưa ra kế hoạch quân sự Na-va? Nêu nội dung và nhận xét về bản chất của kế hoạch đó.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-A

3-B

4-C

5-A

6-C

7-D

8-D

9-D

10-A

Gợi ý trả lời:

Câu 1.

Đáp án C

Dưới tác động từ những chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nông dân Việt Nam bị mất ruộng đất (tư liệu sản xuất) và phá sản trên quy mô lớn => nhiều người nông dân mất ruộng đã xin vào làm việc tại các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền… họ bán sức lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình => trở thành công nhân.

=> Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp công nhân.

Câu 2.

Đáp án A

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (SGK – trang 88).

Câu 3.

Đáp án B

Ở Việt Nam, khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Câu 4.

Đáp án C

Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do đời sống của họ khó khăn, cực khổ (trong phong trào cách mạng 1936 – 1939, mực tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam là: đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong phong trào cách mạng, nhiều cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ đã diễn ra).

Câu 5.

Đáp án A

Ở Bắc Kì và Nam Kì, trước thực tế nạn đói đang diễn ra trầm trọng do chính sách cướp bóc của Pháp – Nhật, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Khẩu hiệu đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nhân dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ (SGK – trang 113).

Câu 6.

Đáp án C

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.

Câu 7.

Đáp án D

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” do cùng một lúc gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó nghiêm trọng nhất là các thế ngoại xâm âm mưu thủ tiêu nền độc lập dân tộc…

Câu 8.

Đáp án D

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do: Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa:

+ Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc với Pháp để tránh tình trạng đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

+ Tuy nhiên, âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp ngày càng bộc lộ rõ nét. Trước tình hình đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19/12/1946 tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.

Câu 9. 

Đáp án D

Từ năm 1949, trọng tâm chiến lược toàn cầu dịch chuyển về châu Á, đặc biệt là Đông Dương. Để quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương, đàn áp cách mạng Việt Nam, Mĩ đã bắt đầu dính líu trực tiếp, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua viện trợ quân sự, đề ra và thực hiện Kế hoạch Rơ-ve.

Câu 10:

Đáp án A

Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra sôi nổi với quy mô lớn

- Diễn ra trên phạm vi cả nước với các trung tâm đấu tranh lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, Nghệ An, Hà Tĩnh,...

- Kéo dài liên tục suốt gần 2 năm (đầu năm 1930 - cuối năm 1931).

- Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đông đảo nhất là công nhân - nông dân.

- Hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ đã diễn ra. Tiêu biểu:

+ Tháng 2/1930, diễn ra cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riền.

+ Tháng 4/1930, hơn 4000 công nhân nhà máy sợ Nam Định bãi công.

+ Tháng 9/1930, cuộc biểu tình của gần 3 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên.

* Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra với hình thức đấu tranh phong phú

- Hình thức từ thấp đến cao: mít tinh, biểu tình, kết hợp biểu tình thị uy với các hoạt động vũ trang để tiến công địch.

- Hình thức đấu tranh cao nhất là dùng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền (tiêu biểu là ở Nghệ An, Hà Tĩnh).

* Phong trào cách mạng 1930 - 1931 mang tính cách mạng triệt để

- Không có ảo tưởng với kẻ thù dân tộc và giai cấp, phong trào đã nhằm trúng hai kẻ thù cơ bản của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.

- Từ tháng 9/1930, phong trào cách mạng dâng cao. Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn, chính quyền công nông binh được thành lập dưới hình thức Xô viết.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Nguyên nhân thúc đẩy Pháp đề ra và thực hiện Kế hoạch Na-va.

- Pháp gặp nhiều khó khăn và lâm vào thế bị động, cần nhanh chóng tìm hướng giải quyết.

- Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh.

- Sự lớn mạnh và ngày càng trưởng thành của bộ đội chủ lực của Việt Nam, từ năm 1950, quân đội Việt Nam luôn giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

=> Tháng 05/1953, với sự thỏa  thuận  của Mỹ, Pháp kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh, “kết thúc chiến tranh trong danh dự” (sau 18 tháng).

b. Nội dung Kế hoạch Na-va:

- Bước một: thu - đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung Bộ và Nam Đông Dương.

- Bước hai: từ  thu - đông 1954, tiến công chiến lược Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quân sự quyết định.

=> Bản chất của kế hoạch Nava là tập trung binh lực nhưng luôn chứa đựng mâu thuẫn (giữa tập trung với phân tán lực lượng). 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực

A. công nghiệp chế tạo máy.

B. nông nghiệp.

C. giao thông vận tải.

D. thương nghiệp.

Câu 2. An Nam Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Đảng Lập hiến.

D. Tân Việt Cách mạng đảng.

Câu 3. Trong những năm 1929 - 1933, nền kinh tế Việt Nam 

A. lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

C. có sự phục hồi và phát triển trở lại.

D. phát triển và trở thành đối thủ cạnh tranh với Pháp

Câu 4. Yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là gì?

A. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936).

B. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935).

C. Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).

D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

Câu 5. Một trong những quyết định của Hội nghị Quân sự Bắc Kì (15/4/1945) là

A. Mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị.

B. thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

C. phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

D. ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Câu 6. Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 7. Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.

B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam. 

C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới. 

Câu 8. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Pháp cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ (23/9/1945).

B. Pháp đánh chiếm một số vị trí ở Lạng Sơn, hải Phòng (tháng 11/1946).

C. Pháp đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính (tháng 12/1946).

D. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội (18/12/1946).

Câu 9. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. 

B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp. 

C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. 

D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. 

Câu 10: Trong đông xuân 1953 - 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm

A. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.

B. giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.

C. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.

D. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Cho đoạn trích sau:

“Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

.... Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập IV (1945 - 1946), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.480)

a. Cho biết tên, tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn kiện có đoạn trích trên.

b. Đoạn trích trên thể hiện những nội dung cơ bản nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? Tại sao Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trương kháng chiến như vậy?

Câu 2 (2,0 điểm): Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam? Hãy trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của thắng lợi đó.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-A

4-C

5-A

6-C

7-D

8-D

9-D

10-A

Gợi ý trả lời:

Câu 1.

Đáp án B

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp (SGK – trang 77).

Câu 2. 

Đáp án B

Khoảng tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Hội sViệt Nam Cách mạng thanh niên ở Nam Kì đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng, ra báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận. Lưu ý: năm 1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành 2 tổ chức là: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.

Câu 3. 

Đáp án A

Do tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong những năm 1929 - 1933, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy thoái, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp sa sút; xuất- nhập khẩu đình đốn (SGK – trang 90).

Câu 4. 

Đáp án C

Yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam do: Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936). Vì: nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì tự khắc những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam cũng sẽ đẩy đến các cuộc đấu tranh; tuy nhiên nó chỉ mạng tính tự phát, không thể tạo thành một phong trào cách mạng triệt để, quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt như khi có sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 5. 

Đáp án A

- Một trong những quyết định của Hội nghị Quân sự Bắc Kì (15/4/1945) là: mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị (SGK – trang 113).

Câu 6. 

Đáp án C

Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) – đây là mặt trận dân tộc thống nhất của riêng nhân dân Việt Nam.

Câu 7. 

Đáp án D

- Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.

Câu 8. 

Đáp án D

Ngày 8/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng ngày 20/12/1946, Pháp sẽ hành động. Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống Pháp.

Câu 9

Đáp án D

Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì: Đông Khê có vị trí quan trọng nằm trên tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn nhưng bố phòng của địch ở đây tương đối mỏng. Nếu đánh Đông Khê, Việt Nam có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4 để tiêu diệt từng cụm.

Câu 10: 

Đáp án A

- Trong đông xuân 1953 – 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Xác định văn kiện.

- Tên văn kiện: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Tên tác giả: Hồ Chí Minh.

- Hoàn cảnh ra đời của văn kiện:

+ Sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1945), Pháp bội ước, đẩy mạnh các hoạt động xâm lược Việt Nam. Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi nắm quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

+ Trước tình hình đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19/12/1946 đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến; tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

b. Phân tích nội dung đoạn trích:

­­- Nội dung đoạn trích thể hiện rõ tư tưởng “kháng chiến toàn dân” của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng đề ra.

- Cơ sở để Đảng , Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra đường lối “kháng chiến toàn dân” .

+ Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập của dân tộc.

+ Lí luận Mác - Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử nói chung, lịch sử đấu tranh cách mạng nói riêng. 

+ Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa Việt Nam và thực dân Pháp lúc này quá chênh lệch. Vì vậy, muốn giành thắng lợi Việt Nam nhất thiết phải kháng chiến toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân.

+ Huy động toàn dân tham gia kháng chiến mới thực hiện tốt đường lối “kháng chiến toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh”.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Xác định sự kiện: chiến dịch Biên Giới thu - đông (1950).

b. Trình bày về chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).

- Diễn biến chính:

+ Tháng 9/1950, quân dân Việt Nam tấn công, tiêu diệt cứ điểm Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, Cao Bằng bị cô lập.

+ Quân dân Việt Nam mai phục, chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4 => Pháp rút khỏi đường số 4 (22/10/1950).

- Kết quả, ý nghĩa:

+ Đạt được mục tiêu đề ra: làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp; khai thông biên giới Việt - Trung; giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn.

+ Mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến: quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

+ Quân đội Việt Nam trưởng thành, thế và lực của Việt Nam phát triển vượt bậc.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp

A. địa chủ.

B. tư sản.

C. công nhân.

D. tiểu tư sản.

Câu 2. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là 

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                                          

B. Đảng Lao động Việt Nam. 

C. Đảng Dân chủ Việt Nam.                                            

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 3. Khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam? 

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.    

B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930.        

D. Phong trào dân chủ 1936 - 1939. 

Câu 4. Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do đời sống của họ

A. có phần ổn định.                                                                   

B. được cải thiện hơn.

C. khó khăn, cực khổ.                                                                

D. không quá khó khăn.

Câu 5. Để thúc đẩy sự phát triển của cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu

A. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian”.

C. “Giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”.

D. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.

Câu 6. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

C. toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.

D. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.

Câu 7. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. nạn đói.

B. giặc dốt.

C. tài chính.

D. giặc ngoại xâm.

Câu 8. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do

A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

C. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để tiến hành xâm lược Việt Nam.

D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Câu 9. Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5/1949) là mốc mở đầu cho

A. chính sách xoay trục của Mĩ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

B. sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mĩ.

C. thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

D. quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

Câu 10: Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là do

A. sự lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

B. tinh thần đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất của nhân dân.

C. sự phát triển của mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang.

D. hệ thống hậu phương không ngừng được củng cố, phát triển.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Chứng minh rằng: phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam diễn ra với quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú và mang tính cách mạng triệt để.

Câu 2 (2,0 điểm): Lí giải vì sao bước sang năm 1953, Pháp đưa ra kế hoạch quân sự Na-va? Nêu nội dung và nhận xét về bản chất của kế hoạch đó.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-A

3-B

4-C

5-A

6-C

7-D

8-D

9-D

10-A

Gợi ý trả lời:

Câu 1. 

Đáp án C

Dưới tác động từ những chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nông dân Việt Nam bị mất ruộng đất (tư liệu sản xuất) và phá sản trên quy mô lớn => nhiều người nông dân mất ruộng đã xin vào làm việc tại các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền… họ bán sức lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình => trở thành công nhân.

=> Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp công nhân.

Câu 2. 

Đáp án A

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (SGK – trang 88).

Câu 3.

Đáp án B

Ở Việt Nam, khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Câu 4. 

Đáp án C

Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do đời sống của họ khó khăn, cực khổ (trong phong trào cách mạng 1936 – 1939, mực tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam là: đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong phong trào cách mạng, nhiều cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ đã diễn ra).

Câu 5. 

Đáp án A

Ở Bắc Kì và Nam Kì, trước thực tế nạn đói đang diễn ra trầm trọng do chính sách cướp bóc của Pháp – Nhật, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Khẩu hiệu đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nhân dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ (SGK – trang 113).

Câu 6. 

Đáp án C

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.

Câu 7. 

Đáp án D

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” do cùng một lúc gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó nghiêm trọng nhất là các thế ngoại xâm âm mưu thủ tiêu nền độc lập dân tộc…

Câu 8. 

Đáp án D

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do: Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa:

+ Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc với Pháp để tránh tình trạng đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

+ Tuy nhiên, âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp ngày càng bộc lộ rõ nét. Trước tình hình đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19/12/1946 tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.

Câu 9.

Đáp án D

Từ năm 1949, trọng tâm chiến lược toàn cầu dịch chuyển về châu Á, đặc biệt là Đông Dương. Để quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương, đàn áp cách mạng Việt Nam, Mĩ đã bắt đầu dính líu trực tiếp, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua viện trợ quân sự, đề ra và thực hiện Kế hoạch Rơ-ve.

Câu 10: 

Đáp án A

Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra sôi nổi với quy mô lớn

- Diễn ra trên phạm vi cả nước với các trung tâm đấu tranh lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, Nghệ An, Hà Tĩnh,...

- Kéo dài liên tục suốt gần 2 năm (đầu năm 1930 - cuối năm 1931).

- Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đông đảo nhất là công nhân - nông dân. 

- Hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ đã diễn ra. Tiêu biểu: 

+ Tháng 2/1930, diễn ra cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riền.

+ Tháng 4/1930, hơn 4000 công nhân nhà máy sợ Nam Định bãi công.

+ Tháng 9/1930, cuộc biểu tình của gần 3 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên.

* Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra với hình thức đấu tranh phong phú

- Hình thức từ thấp đến cao: mít tinh, biểu tình, kết hợp biểu tình thị uy với các hoạt động vũ trang để tiến công địch.

- Hình thức đấu tranh cao nhất là dùng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền (tiêu biểu là ở Nghệ An, Hà Tĩnh).

* Phong trào cách mạng 1930 - 1931 mang tính cách mạng triệt để

- Không có ảo tưởng với kẻ thù dân tộc và giai cấp, phong trào đã nhằm trúng hai kẻ thù cơ bản của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.

- Từ tháng 9/1930, phong trào cách mạng dâng cao. Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn, chính quyền công nông binh được thành lập dưới hình thức Xô viết.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Nguyên nhân thúc đẩy Pháp đề ra và thực hiện Kế hoạch Na-va.

- Pháp gặp nhiều khó khăn và lâm vào thế bị động, cần nhanh chóng tìm hướng giải quyết.

- Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh.

- Sự lớn mạnh và ngày càng trưởng thành của bộ đội chủ lực của Việt Nam, từ năm 1950, quân đội Việt Nam luôn giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

=> Tháng 05/1953, với sự thỏa  thuận  của Mỹ, Pháp kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh, “kết thúc chiến tranh trong danh dự” (sau 18 tháng).

b. Nội dung Kế hoạch Na-va:

Bước một: thu - đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung Bộ và Nam Đông Dương.

- Bước hai: từ  thu - đông 1954, tiến công chiến lược Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quân sự quyết định. 

=> Bản chất của kế hoạch Nava là tập trung binh lực nhưng luôn chứa đựng mâu thuẫn (giữa tập trung với phân tán lực lượng).

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?

A. Xuất bản các tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ,...

B. Thành lập Đảng Thanh niên để tập hợp lực lượng đấu tranh.

C. Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.

D. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu.

Câu 2. “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào? 

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Hội Hưng Nam. 

C. Việt Nam Quốc dân Đảng.

D. Hội Phục Việt. 

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực kinh tế?

A. Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra.

B. Chia lại ruộng đất cho nông dân.

C. Bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

D. Phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Câu 4.Đảng cộng sản Đông Dương chuyển huớng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936-1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

B. Tình hình thế giới và Việt Nam có sự thay đổi.

C. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Câu 5. Yếu tố nào tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?

A. Điều kiện chủ quan thuận lợi.

B. Sự lãnh đạo kịp thời của Đảng.

C. Nhân dân sẵn sàng khởi nghĩa.

D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

Câu 6. Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương nào? 

A. Hòa hoãn, tránh xung đột.

B. Kí hiệp ước hòa bình. 

C. Vừa đánh vừa đàm phán.

D. Kiên quyết kháng chiến. 

Câu 7. Nội dung nào trong Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) đã tác động tiêu cực tới cách mạng Việt Nam?

A. Pháp trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc một số tô giới trên đất Trung Quốc.

B. Pháp được đưa quân ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân đội Nhật.

C. Pháp giao quyền kiểm soát tuyến đường xe lửa Vân Nam cho Trung Hoa Dân quốc.

D. Trung Hoa Dân quốc được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân Đảng và chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân?

A. Kháng chiến toàn dân là cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

B. Vận dụng Lí luận Mác Lênin và kinh nghiệm đánh giặc của cha ông.

C. Để phá âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp.

D. Yêu cầu huy động sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến.

Câu 9. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) có ý nghĩa là 

A. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội.                   

B. Đại hội kháng chiến thắng lợi.

C. Đại hội kháng chiến toàn dân.                           

D. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 10. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là

A. bước đầu phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp có Mĩ giúp sức. 

B. giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. 

C. làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi của thực dân Pháp.

D. buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

 

Việt Bắc

Biên Giới

Chủ trương của Đảng

 

 

Loại hình chiến dịch

 

 

Kết quả

 

 

Ý nghĩa chiến lược

 

 

 

Câu 2 (3,0 điểm): Cho đoạn trích sau: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập IV (1945 - 1946), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.480)

Bằng những sự kiện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-A

3-D

4-B

5-D

6-A

7-B

8-A

9-B

10-A

Gợi ý trả lời:

Câu 1. 

Đáp án C

Năm 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng hóa của người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa” “bài trừ ngoại hóa”.

Câu 2. 

Đáp án A

Tháng 6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình (SGK – trang 83).

Câu 3. 

Đáp án D

- Một số chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực kinh tế:

+ Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra, như: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối…

+ Chia lại ruộng đất cho nông dân.

+ Bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

+ Tu sửa đường sá, cầu cống, đường giao thông.

+ Lập các nông hội để giúp đỡ nhau sản xuất…

=> Đáp án D không phải là chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 4.

Đáp án B

Đảng cộng sản Đông Dương chuyển huớng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936-1939 dựa trên cơ sở: tình hình thế giới và Việt Nam có sự thay đổi.

- Tình hình thế giới:

+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ Chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

+ Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước...

+ Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.

- Tình hình Việt Nam:

+ Đời sống nhân dân Việt Nam đói khổ, ngột ngạt...

+ Lực lượng cách mạng được phục hồi. Đảng đã kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.

Câu 5. 

Đáp án D

Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu do có thời cơ khách quan thuận lợi (phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang, rệu rã).

Câu 6. 

Đáp án A

Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương: hòa hoãn, tránh xung đột, vì:

+ Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam với danh nghĩa quân Đông minh vào giải giáp quân đội Nhật nên không thể có những hành động chống đối lộ liễu như thực dân Pháp.

+ Ở phía Nam, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược => Việt Nam cần tập trung lực lượng để kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

+ Danh nghĩa quân Đồng minh và những chuyển biến của tình hình Trung Quốc khiến Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài.

Câu 7. 

Đáp án B

Điều khoản: Pháp được đưa quân ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân đội Nhật đã tác động tiêu cực đến Việt Nam (Pháp đã hợp thức hóa được việc đưa quân đội ra miền Bắc, xúc tiến âm mưu xâm lược Việt Nam).

Câu 8. 

Đáp án A

- Những cơ sở để Đảng và chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân:

+ Vận dụng Lí luận Mác Lênin về vai trò của quần chúng trong cách mạng (“cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”) và kinh nghiệm đánh giặc của cha ông.

+ Phá âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp.

+ Yêu cầu huy động sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến.

=> Đáp án D không phảo là cơ sở để Đảng và chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân.

Câu 9. 

Đáp án B

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) có ý nghĩa là Đại hội kháng chiến thắng lợi (SGK – trang 141).

Câu 10. 

Đáp án A

là nghệ thuật điều địch để đánh địch.

- Cuộc tiến công trong Đông - Xuân 1953 -1954 đã buộc Pháp phải điều quân từ Đồng Bằng Bắc Bộ sang 4 nơi tập trung quân nữa là Điện Biên Phủ, Xênô, Luông phabang và Mường Sài, Plâyku. Từ đó tạo điều kiện để Việt Minh có thể tiêu diệt thêm một bộ phân sinh lực địch, phá vỡ kế hoạch tập trung quân của Nava, làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Chủ trương của đảng:

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông: Tập trung lực lượng “phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

- Chiến dịch Biên giới thu - đông:

+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

+ Khai thông biên giới Việt - Trung.

+ Bảo vệ, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

b. Loại hình chiến dịch:

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông: chiến dịch phản công.

- Chiến dịch Biên giới thu - đông: chiến dịch tiến công.

c. Kết quả: thắng lợi.

d. Ý nghĩa chiến lược:

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông: Làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

- Chiến dịch Biên giới thu - đông:   Việt Nam giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước ngoặt mới cho cuộc chiến tranh.

Câu 2 (3,0 điểm)

a. Nội dung đoạn trích:

- Thứ nhất: dã tâm và hành động xâm lược Việt Nam của Pháp (“...chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa...”).

- Thứ hai: thiện chí hòa bình của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam (“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”).

- Thứ ba: quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam (“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”).

b. Chứng minh:

 * Thứ nhất: dã tâm và hành động xâm lược Việt Nam của Pháp.

- Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945), trến đất nước Việt Nam có nhiều thế lực ngoại xâm, trong đó kẻ thù chính, nguy hiểm nhất là thực dân Pháp.

- Thực dân Pháp âm mưu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai, hành động xâm lược của chúng ngày càng được bộc lộ rõ nét.

+ Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chính phủ Đờ Gôn đã quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh xâm lược Đông Dương.

+ Từ tháng 9/1945 đến tháng 3/1946, Pháp tăng cường lực lượng, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

+ Sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1945), Pháp bội ước, đẩy mạnh các hoạt động xâm lược Việt Nam.

+ Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận thì ngày 20/12/1946, chúng sẽ hành động.

=> Âm mưu và hành động của Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

* Thứ hai: thiện chí hòa bình của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam.

- Trong thời gian từ 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khai thác mọi khả năng, chủ động đàm phán với Pháp để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tiếp tục phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt. Điều này được thể hiện thông qua việc:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Pháp bản Tạm ước (14/9/1946).

+ Từ ngày 14/9/1946 đến 19/12/1946: Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản đã kí kết trong Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước; nhân nhượng có nguyên tắc với Pháp,...

* Thứ ba: quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

- Trái ngược với thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp ngày càng lấn tới, bộc lộ rõ nét dã tâm và hành động xâm lược. 

- Trước tình hình đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19/12/1946 đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến; tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?

A. Xuất bản các tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ,...

B. Thành lập Hội Phục Việt để tập hợp lực lượng đấu tranh.

C. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo của Pháp.

D. Cuộc ám sát toàn quyền Méc-lanh ở Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc).

Câu 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm nhiều văn kiện, ngoại trừ

A. Chính cương vắn tắt.

B. Sách lược vắn tắt.

C. Luận cương chính trị.

D. Điều lệ tóm tắt.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục?

A. Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ.

B. Giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng.

C. Tuyên truyền, phổ biến văn minh phương Tây. 

D. Bài trừ các hủ tục mê tín, dị đoan.

Câu 4.Đảng cộng sản Đông Dương chuyển huớng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 -1939  dựa trên cơ sở nào?

A. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

B. Tình hình thế giới và Việt Nam có sự thay đổi.

C. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Câu 5. Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định từ sau ngày

A. Nhật tiến vào Đông Dương đến trước khi Nhật đảo chính Pháp.

B. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh.

C. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu 6. Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8/9/1945) là cơ quan chuyên trách về

A. xóa nạn mù chữ. 

B. bổ túc văn hóa.

C. chống nạn thất học. 

D. giáo dục phổ thông.

Câu 7. Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng như thế nào?

A. Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại. 

B. Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội. 

C. Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp. 

D. Thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp.

Câu 8. Tại sao Pháp lại chọn đô thị làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946?

A. Lực lượng của Pháp đang tập trung ở vùng ven đô.

B. Lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng.

C. Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam.

D. Đô thị là nơi Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 9. Một trong những nguyên nhân để Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng là gì?

A. Điều kiện lịch sử riêng biệt của mỗi nước.

B. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

C. Yêu cầu tách Đảng từ phía Liên Xô, Trung Quốc.

D. Pháp đang chuẩn bị lập Liên bang Đông Dương.

Câu 10. Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Việt Nam là

A. toàn quân toàn dân đoàn kết dũng cảm chiến đấu.

C. tình đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương.

B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì giống?

Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945).

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-C

3-C

4-B

5-C

6-A

7-A

8-C

9-A

10-B

Gợi ý trả lời:

Câu 1. 

Đáp án C

Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (SGK – trang 80).

Câu 2.

Đáp án C

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) bao gồm nhiều văn kiện: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt…

- Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930).

Câu 3. 

Đáp án C

- Các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục là:

+ Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ.

+ Giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng.

+ Bài trừ các hủ tục mê tín, dị đoan.

Câu 4.

Đáp án B

Đảng cộng sản Đông Dương chuyển huớng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936-1939 dựa trên cơ sở: tình hình thế giới và Việt Nam có sự thay đổi.

- Tình hình thế giới:

+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ Chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

+ Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước...

+ Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.

- Tình hình Việt Nam:

+ Đời sống nhân dân Việt Nam đói khổ, ngột ngạt...

+ Lực lượng cách mạng được phục hồi. Đảng đã kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.

Câu 5. 

Đáp án C

- Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định từ sau ngày Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Vì:

+ Khi quân Đồng mình kéo vào, những kẻ thù mới của cách mạng Việt Nam sẽ xuất hiện.

+ Mặt khác, những kẻ thù này núp dưới danh nghĩa của lực lượng Đồng minh; kéo vào Việt Nam theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam, để thực hiện nhiệm vụ quốc tế (giải giáp quân đội phát xít) => nếu nhân dân ở Việt Nam nổi dậy chống lại quân Đồng minh thì đây sẽ là cuộc đấu tranh phi nghĩa trong mắt thế giới.

Câu 6. 

Đáp án A

Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8/9/1945) là cơ quan chuyên trách về xóa nạn mù chữ.

Câu 7.

Đáp án A

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) đã Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại => tạo thêm thời gian hòa bình để Việt Nam chuyển bị lực lượng, đề phòng tình huống bất trắc.

Câu 8. 

Đáp án C

- Đô thị là nơi đóng quân của thực dân Pháp và tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. Khi tấn công vào các đô thị, Pháp có thể nhanh chóng cơ động được lực lượng, thực hiện được âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của đối phương, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 9. 

Đáp án A

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần II quyết định tách Đảng, thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác – Lênin riêng vì: ở mỗi nước có một điều kiện lịch sử riêng => cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi dân tộc.

Câu 10.

Đáp án B

Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Việt Nam là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Có chung đường lối chiến lược: từ cách mạng tư sản dân quyền lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng (chống đế quốc, chống phong kiến) không thay đổi.

- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Là các cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh sau này.

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với Việt Nam:

+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại gần một ngàn năm tại Việt Nam.

+ Mở ra kỷ nguyên trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên độc lập và tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước,...

+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.

Đối với thế giới:

+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai.

+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.

b. Nguyên nhân thắng lợi:

- Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.

- Nguyên nhân chủ quan: 

+ Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của Đảng và nhân dân qua các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất và qua quá trình đấu tranh cách mạng.

+ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, suốt 15 năm.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?

A.Độc lập dân tộc.

B. Các quyền dân chủ.

C. Ruộng đất.

D. Hòa bình.

Câu 2. Tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là

A. Việt Nam Quốc dân đảng.                         

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Tâm tâm xã.                                             

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực kinh tế?

A. Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra.

B. Chia lại ruộng đất cho nông dân.

C. Bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

D. Phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Câu 4. Sự kiện thế giới nào tác động trực tiếp đến việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) ?

A. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7/1935).

B. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thành lập (6/1936).

C. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (đầu những năm 30 của thế kỷ XX).

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939).

Câu 5. Tổ chức nào dưới đây được coi là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Việt Nam Giải phóng quân.

B. Quân đội quốc gia Việt Nam.

C. Việt Nam Cứu quốc quân.

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 6. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi có

A. lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh.

B. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng. 

C. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng. 

D. các tổ chức cứu quốc đã được thành lập. 

Câu 7. Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2/1946) để thực hiện âm mưu gi?

A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật. 

B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. 

C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Đưa quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam. 

Câu 8. Sau thất bại tại Việt Bắc (năm 1947), kế hoạch xâm lược Việt Nam của Pháp có sự thay đổi: chuyển từ

A. “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

B. “đánh nhanh thắng nhanh” sang “vừa đánh vừa đàm”.

C. “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.

D. “đánh chắc tiến chắc” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 9. Chiến dịch nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Việt Bắc thu - đông năm 1947.

B. Biên giới thu - đông năm 1950.

C. Thượng Lào năm 1953.

D. Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) xâm lược ở Việt Nam?

A. Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng  với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. 

C. Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

D. Hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Hãy cho biết nội dung cơ bản, ý nghĩa và những hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954).

Câu 2 (2,0 điểm): Đảng Cộng sản Đông Dương đã căn cứ vào những điều kiện lịch sử nào để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-D

4-A

5-D

6-B

7-D

8-A

9-B

10-C

II. Trong>ự luận (5,0 điểm):

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Nội dung: 

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

b. Ý nghĩa:

- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương. 

- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.

- Buộc Pháp phải rút quân về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

c. Hạn chế:

- Là thắng lợi lớn nhưng, chưa trọn vẹn (Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam,...).

- Thời gian ngừng bắn để chuyển giao khu vực quá lâu (300 ngày), tạo điều kiện cho Mĩ thực hiện âm mưu chống phá. 

Câu 2 (2,0 điểm):

Những điều kiện lịch sử để Đảng Cộng sản Đông Dương để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

* Tình hình thế giới:

- Tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào những ngày cuối:

+ Ở châu Âu, phát xít Đức và I-ta-li-a bị tiêu diệt khiến cho quân phiệt Nhật Bản mất chỗ dựa; đặt Nhật Bản vào tình thế tuyệt vọng và thất bại là điều không thể tránh khỏi.

+ Ở châu Á, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương. 

=> Đến ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

* Tình hình Việt Nam:

- Chính phủ thân Nhật hoang mang, rệu rã.

- Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

- Lực lượng cách mạng quần chúng phát triển mạnh mẽ, sôi nổi.

- Cách mạng Việt Nam có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối, phương pháp đấu tranh.

- Đại diện quân Đồng minh (Anh và Trung Hoa dân quốc) với nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật chưa tiến vào Việt Nam.

=> Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, tạo nên thời cơ khách quan và chủ quan cho cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án đề số 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học ...

Môn: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?

A. An Nam trẻ.

B. Đời sống công nhân.

C. Nhân đạo.

D. Diễn đàn bản xứ.

Câu 2. Địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là ở

A. Bắc Kì (Việt Nam).

B. Trung Kì (Việt Nam).

C. Nam Kì (Việt Nam).

D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 3. Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Để lập ra các hội ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ.

B. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của Chính phủ Pháp.

D. Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội.

Câu 4. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Việt Nam được coi là cuộc tập dượt lần thứ nhất của Đảng và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám (1945)?

A. Phong trào cách mạng 1931 - 1931.                  

B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.

C. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.                                 

D. Phong trào vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

Câu 5. Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã

A. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của nhân dân Việt Nam. 

B. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.

C. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam. 

D. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiêu địa chủ.

Câu 6. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết căn bản nạn đói ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi 

A. “Người cày có ruộng”.

B. “Tăng gia sản xuất”. 

C. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

D. "Nhường cơm sẻ áo". 

Câu 7. Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

A. đảm bảo an ninh quốc gia.

B. giữ vững chủ quyền dân tộc.

C. đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương được hoạt động công khai.

Câu 8. Cuôc̣ chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã

A. đẩy quân Pháp rơi vào tình thế phòng ngự bị động.

B. tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp.

C. giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.

D. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951 - 1954? 

A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội. 

B. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp. 

C. Từng bước thay chân quân Pháp.

D. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương. 

Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi?

A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. 

B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện như thế nào trong phong trào này?

Câu 2 (2,0 điểm): Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những quyết định gì? Nêu ý nghĩa lịch sử của Đại hội.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-D

4-A

5-A

6-B

7-B

8-B

9-B

10-D

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): 

* Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931

- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

- Khối liên minh công - nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm.

- Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (năm 1945).

* Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào cách mạng 1930 - 1931

- Tập trung lực lượng, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh, tạo nên một phong trào thống nhất, rộng khắp,...

- Xây dựng khối liên minh công - nông.

- Thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh,...

- Lãnh đạo quần chúng nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Những quyết định của Đại hội II

- Thông qua: “Báo cáo chính trị” và báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam”.

- Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lê-nin riêng. Ở Việt Nam, đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

- Đề ra những chính sách cơ bản về: mở rộng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; phát triển kinh tế - tài chính, văn hóa - giáo dục,... để đẩy mạnh cuộc kháng chiến thắng lợi.

- Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.

b. Ý nghĩa: 

- Đánh dấu bước phát triển của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

- Thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển => là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

1 811 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: