Xem lại khái niệm hài kịch ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản Đổi tên cho xã

Trả lời Yêu cầu trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 8.

1 498 09/07/2023


Giải Ngữ văn 8 (Cánh diều) Đổi tên cho xã

Yêu cầu (trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

- Xem lại khái niệm hài kịch ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản hài kịch, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?…)

+ Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…)?

+ Liên hệ, kết nối với cuộc sống và bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình.

- Đọc trước văn bản Đổi tên cho xã, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ.

- Đọc nội dung giới thiệu vở kịch Bệnh sĩ sau đây để hiểu bối cảnh của đoạn trích:

Vở kịch Bệnh sĩ nói về một làng quê nghèo mang tên Cà Hạ. Người dân ở đây hiền lành, chân chất nhưng ông Toàn Nha, chủ tịch xã lại háo danh, thích “sĩ diện”. Lẽ ra, phải đổi mới cách làm ăn để cuộc sống no đủ thì ông Nha chỉ quan tâm đến việc đặt ra những cái tên sang trọng. Dưới sự chỉ đạo của ông, xã Cà Hạ và tất cả các tổ đội, ngành nghề lâu nay đều được đổi tên. Mọi người đều ảo tưởng với những cái tên rất đẹp nhưng không hề mang lại cho họ ấm no khi ruộng vườn bỏ không, chăn nuôi đình đốn,…Sau gần một năm phát động ồn ào, cái làm được của xã Hùng Tâm (tên mới của xã Cà Hạ) chỉ là một khu văn phòng với kiến trúc lộn xộn. Người dân Hùng Tâm đói nhưng không được phép nói là mình đói, vì sĩ diện, vì sợ bị quy kết tội làm “mất uy tín địa phương”. Nhiều điều dối trá được gọi là “sáng tạo, bứt phá”. Nhưng rồi, sau hàng loạt trớ trêu, bi hài, mọi người cũng nhận ra: “Tại sao không yêu quý những điều thật thà, mà lại ưa những thứ giả dối?”. Đoạn trích Đổi tên cho xã là cảnh mở đầu, tái hiện lễ đổi tên cho xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm.

Trả lời:

- Văn bản kể lại sự kiện đổi tên của xã Cà Hạ, đồng thời thông báo tới tất cả mọi người trong xã những điều đổi mới của xã.

- Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh mọi người trong làng đang gặp phải khó khăn về kinh tế, tiền bạc, ruộng vườn bỏ không, chăn nuôi đình đốn.

- Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện:

+ Xung đột: Ông Nha – chủ tịch xã với những ảo tưởng, ông đổi tên xã, phong các chức danh cho mọi người trong xã để sĩ diện, khoe khoang, mong muốn sẽ giúp xã ngày càng trở nên giàu có và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những việc làm đó đã khiến xã rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.

+ Nhân vật: ông Đốp, ông Thình,…

+ Lời thoại: lời thoại đã bộc lộ được rõ nét tính cách, đặc điểm nhân vật của họ.

+ Thủ pháp trào phúng: ông Nha ảo tưởng sẽ xây dựng xã văn minh giàu mạnh, phát triển nhưng lại đẩy xã vào tình cảnh nghèo đói, lộn xộn và đầy lố bịch.

- HS liên hệ bản thân.

1 498 09/07/2023