Soạn bài Hướng dẫn tự học (trang 80) Cánh diều

Với soạn bài Hướng dẫn tự học trang 80 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 459 20/09/2023


Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 80

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Sưu tầm những thông tin về tác giả (Ngô gia văn phái, Hà Ân, Ngô Tất Tố, Xéc-van-tét) và tác phẩm đã học trong bài 8.

Trả lời:

* Ngô gia văn phái:

Là một nhóm tác giả Việt Nam gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ của dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Người đề xướng và dựng lên Văn phái là Ngô Chi Thất và Ngô Trân.

Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

* Hà Ân:

Hà Ân: Hoàng Hiển Mô, (16/1/1928 – 25/1/2011), quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam.

Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.

* Ngô Tất Tố:

- Ngô Tất Tố (1893- 1954)

- Quê quán: làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)

- Cuộc đời và sự ngiệp sáng tác

   + Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo và viết cho tờ An Nam tạp chí.

   + Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo…

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Lều chõng, Việc làng, Đề Thám…

- Phong cách sáng tác: Ông là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học trước Cách mạng, thơ ông mang đậm dấu ấn hiện thực, ông thường viết cuộc sống ngừi nông dân trong xã hội phong kiến, ở đó luôn có sự bế tắc không lối thoát

* Xéc-van-tét:

- Xéc- van- tét (1547- 1616) tên đầy đủ là Miguel de Cervantes Saavedra

- Quê quán: là nhà văn người Tây Ban Nha

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút

   + Khi 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ- đây là một cơ hội để ông có thể đọc sách và học tập.

   + Ông bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575 đến năm 1580 và sống nghèo túng

   + Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết kiểu mẫu, Hành trình đến Parnassus nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-ho-te

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Đọc một số Chương/ hồi của các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, Đôn Ki-hô-tê, Bên bờ Thiên Mạc, Tắt đèn.

Trả lời:

Em đọc thêm một số Chương/ hồi của các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, Đôn Ki-hô-tê, Bên bờ Thiên Mạc, Tắt đèn.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Sưu tầm một số bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và các bài viết giới thiệu về nhân vật lịch sử hoặc tóm tắt một tác phẩm văn học.  

Trả lời:

Bài văn tham khảo:

Phân tích nhân vật Vua Quang Trung

Quang Trung vị tướng tài, vị anh hùng của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Quang Trung dân tộc ta đã giành được thắng lợi vẻ vang trước kẻ xâm lược nhà Thanh ngang tàn, hung hãn. Tất cả những vẻ đẹp, tầm vóc của vị anh hùng đều được tái hiện một cách chân thực và đầy đủ nhất qua hồi thứ mười bốn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Đoạn trích là lời ca ngợi người anh hùng Nguyễn Huệ tài đức song toàn và sức mạnh vô song. Vẻ đẹp của vua Quang Trung được thể hiện trên nhiều mặt khác nhau, mỗi phương diện đều được miêu tả kỹ lưỡng, giọng điệu hào hùng, ngợi ca.

Trước hết người anh hùng áo vải Quang Trung là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Ngay khi nghe tin giặc đã chiếm một vùng đất lớn của ta, Quang Trung không hề sợ hãi, định cầm quân đi ngay. Với ý thức dân tộc và lòng tự tôn sâu sắc, ông không thể chần chừ chứng kiến cảnh nước nhà bị quân thù giày xéo. Nghe lời khuyên từ quần thần, ông quyết định lên ngôi vua, đây là quyết định hết sức sáng suốt, có ý nghĩa quan trọng: làm cho cương vị rõ ràng, danh chính ngôn thuận để cầm quân; không chỉ vậy còn giúp thống nhất nội bộ, tránh được sự hài lòng của binh lính. Hành động của ông không chỉ hội tụ được người tài mà còn giúp lấy lòng dân. Ông rất sáng suốt, nhanh nhạy trong việc phân tích tình hình thời cuộc, tương quan giữa ta và địch, điều đó được thể hiện rõ trong bài dụ tướng sĩ ở Nghệ An. Trong bài dụ ông khẳng định chủ quyền của dân tộc ta với phương Bắc “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”; nêu lên dã tâm xâm lược và hành động phi nghĩa của kẻ thù; đồng thời ông nêu lên lời kêu gọi binh sĩ đồng tâm hiệp lực đánh giặc. Lời dụ như một bài hịch ngắn dọn kích thích lòng căm thù giặc và lòng yêu nước của quân sĩ. Sự sáng suốt của ông còn thể hiện trong việc xét đoán và dùng người, với mỗi đối tượng ông đều có khen chê rõ ràng để mỗi cá nhân nhận ra khuyết điểm của mình. Với Ngô Thì Nhậm ông hết lòng khen ngợi, đó là kế sách thông minh, giúp quân ta tránh được mũi nhọn kẻ thù, làm cho quân địch chủ quan, tự mãn mà không phòng bị. Với Sở và Lân, Quang Trung hiểu rõ sở trường và sở đoản các tướng lĩnh dưới trướng mình bởi vậy ông vẫn trách mắng để họ nhận ra khuyết điểm đồng thời tha cho họ. Việc làm của ông là hành động sáng suốt, giúp thu phục nhân tâm, ai nấy đều phải tâm phục, khẩu phục.

Không chỉ vậy, Quang Trung còn là người có tư tưởng quyết chiến, quyết thắng và có tầm nhìn xa, trông rộng. Quân Thanh khi mới vào nước ta thế và lực rất lớn, thế nhưng ngay khi khởi binh Quang Trung đã kiên quyết khẳng định chỉ trong vòng mười ngày có thể lấy lại kinh thành Thăng Long. Là một người tài trí, có tầm nhìn xa ông còn nhận ra bản chất thâm độc của kẻ thù, khi bại trận, là một nước lớn nhất định sẽ đem quân trả thù. Vì vậy, ông đã tính sẵn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng, để đảm bảo cho dân ta có cuộc sống yên ổn, bình phục lại sau chiến tranh. Quang Trung quả là một vị vua tài trí, tâm sáng, không chỉ lo giành độc lập mà còn lo đến đời sống nhân dân, đến việc xây dựng đất nước sau này.

Trong quá trình chỉ huy chiến đấu, tài mưu lược và tài dụng binh như thần được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Trước khi xuất quân ra Bắc ông đã mở tiệc khao quân và hẹn mùng bảy sẽ gặp lại ở thành Thăng Long. Đây không chỉ là lời nói để động viên binh sĩ mà là lời tiên đoán thần kì dựa trên sự tính toàn tài tình và phương lược có sẵn của vua Quang Trung. Chớp thời cơ giặc ngủ quên trên chiến thắng, ông nhằm vào đúng ngày tết Nguyên Đán để tiến đánh quân Thanh. Ông đã tạo ra một cuộc hành quân thần tốc có một không hai trong lịch sử, từ Phú Xuân ra Thăng Long chỉ mất hơn một tuần: 25 tháng chạp ở Phú Xuân, 30 đến Tam Điệp, đêm 30 bắt đầu tiến đánh thành Thăng Long; vừa đi ông vừa tuyển thêm binh sĩ. Tiến đánh mà vẫn đảm bảo yếu tố bí mật. Ông tổ chức trận đánh hết sức linh hoạt, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều cánh quân, cách đánh luôn giữ thế chủ động, đảm bảo yếu tố bất ngờ khiến kẻ địch không kịp trở tay. Trong từng trận đánh Quang Trung ông vận dụng hết sức linh hoạt các binh pháp khác nhau: trận Hà Hồi, trống rong cờ mở bắc loa đàn áp tinh thần quân giặc, làm chúng hoảng sợ; trận Ngọc Hồi bện rơm tránh lửa, dùng kế gậy ông đập lưng ông, đồng thời đánh chặn chốt giặc khiến chúng hồn siêu phách lạc. Bởi vậy, chỉ đến ngày mùng năm tết ông đã dẹp sạch bóng quân thù trên bờ cõi nước ta, sớm hơn cả những gì ông đã dự tính từ trước.

Đẹp đẽ nhất, khắc họa rõ nét nhất hình ảnh vua Quang Trung chính là khi ông đích thân cầm quân ra trận. Dưới cảnh khói mù mịt trời, cách gang tấc không thể nhìn rõ mặt người nổi bật lên là hình ảnh vị vua lẫm liệt, mặc áo bào, cưỡi voi, anh dũng xông ra trận. Hình ảnh đó cho thấy rõ hơn tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt của vua Quang Trung. Ông chính là linh hồn của trận đấu, làm cho tướng sĩ tin tưởng hơn vào chiến thắng của quân ta.

Xây dựng nhân vật Quang Trung, tác giả đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa, kết hợp tự sự, miêu tả một cách hợp lí, chân thực, sinh động. Khắc họa chân dung vị anh hùng rõ nét với tính cách quả cảm, dũng mãnh, tài dùng binh như thần.

Trích đoạn đã cho chúng ta thấy được toàn bộ vẻ đẹp oai hùng, dũng mãnh của vua Quang Trung trước kẻ thù xâm lược, ông là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam. Vị anh anh ấy mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 81

Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Chiều sâu của truyện Lão Hạc

Thực hành tiếng Việt trang 90

Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

1 459 20/09/2023