Vua Lê Hiến Tông và bát canh cua của thầy Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại câu chuyện

Trả lời Câu 7 trang 9 SBT GDCD 8 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân lớp 8.

1 414 07/09/2023


Giải Sách bài tập GDCD 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Câu 7 trang 9 sách bài tập GDCD 8Đọc câu chuyện

1. Vua Lê Hiến Tông và bát canh cua của thầy

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại câu chuyện cảm động về đạo thầy trò trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.

Vua Lê Hiến Tông (1461 - 1504) là vị vua thứ sáu nhà Hậu Lê, tại ngôi năm 1497 - 1504. Vua có tên huý Lê Tranh, còn có tên khác là Huy. Người đời truyền tụng Hiến Tông là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà.

Trong chuyến về thăm thầy cũ, đến cổng làng Châu Khê, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy. Vua chỉ chọn 2 đến 3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo rồi ôn tồn nói với mọi người đi theo: “Hôm nay trẫm về đây để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán, vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán”. Nhà vua đi bộ vào nhà thầy, cùng với cụ Nguyên Bảo thưởng thức chén trà hương, ăn bữa cơm quê gia đình. Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói: “Thầy cho con ăn một bát canh này thật là niềm hạnh phúc. Hương vị của đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon”.

a) trang 9 sách bài tập GDCD 8: Hành động của vua Lê Hiến Tông thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

Hành động của vua Lê Hiến Tông thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam

b) trang 9 sách bài tập GDCD 8: Em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó trong câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời:

Những biểu hiện cụ thể:

Trong chuyến về thăm thầy cũ, đến cổng làng, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy.

+ Vua chỉ chọn 2 đến 3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo.

+ Nhà vua đi bộ vào nhà thầy, cùng với cụ Nguyên Bảo thưởng thức chén trà hương, ăn bữa cơm quê gia đình.

2. Hai bàn tay

Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm, mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không?

Người bạn đột nhiên đáp:

- Tất nhiên là có chứ!

Anh Ba hỏi tiếp:

- Anh có thể giữ bí mật không?

Người bạn đáp:

- Có.

Anh Ba nói tiếp:

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm,... Anh muốn đi với tôi không?

Anh Lê đáp:

Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây. - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết,... và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.

a) trang 9 sách bài tập GDCD 8: Trong câu chuyện, những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được Bác Hồ giữ gìn và phát huy?

Trả lời:

Trong câu chuyện, Bác Hồ giữ gìn và phát huy các truyền thống: yêu nước; lao động cần cù, sáng tạo,… của dân tộc Việt Nam.

b) trang 9 sách bài tập GDCD 8: Việc giữ gìn và phát huy những truyền thống của dân tộc đã mang lại điều gì cho Bác Hồ và dân tộc Việt Nam? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

Trả lời:

+ Việc giữ gìn và phát huy những truyền thống của dân tộc đã giúp Bác củng cố thêm niềm tin và ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

+ Bài học rút ra: luôn giữ gìn và phát huy các truyền thống của dân tộc.

1 414 07/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: