Sách bài tập GDCD 8 Bài 2 (Cánh diều): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 8 Bài 2.

1 1,760 09/09/2023


Giải SBT GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Câu 1 trang 13 sách bài tập GDCD 8: Em hãy lựa chọn phương án đúng trong các câu sau:

a) trang 13 sách bài tập GDCD 8: Yếu tố nào dưới đây không biểu hiện cho sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên trên thế giới?

A. Phong tục, tập quán.

B. Ngôn ngữ, chữ viết.

C. Phân biệt, kì thị.

D. Nghệ thuật, ẩm thực.

Trả lời:

Chọn đáp án C

b) trang 13 sách bài tập GDCD 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới sẽ góp phần

A. làm cho văn hoá nhân loại thêm đặc sắc.

B. hạn chế sự giao lưu học hỏi của các dân tộc.

C. tạo nên sự cách biệt giữa các quốc gia, dân tộc.

D. thúc đẩy sự độc quyền kinh tế của một số nước.

Trả lời:

Chọn đáp án A

c) trang 13 sách bài tập GDCD 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới thể hiện ở thái độ, việc làm nào dưới đây?

A. Giao lưu văn hoá với các bạn học sinh quốc tế.

B. Đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc.

C. Ứng xử thân thiện với công dân các quốc gia khác.

D. Tuân thủ quy tắc khi tham gia lễ hội của các dân tộc.

Trả lời:

Chọn đáp án A và C

Câu 2 trang 13 sách bài tập GDCD 8: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và viết ra các biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới được thể hiện trong từng hình ảnh.

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và viết ra các biểu hiện sự đa dạng

Trả lời:

- Hình ảnh 1: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình…

- Hình ảnh 2: Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về ngôn ngữ.

- Hình ảnh 3: Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về truyền thống, phong tục tập quán, trang phục, nghệ thuật,…

- Hình ảnh 4: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình…

Câu 3 trang 14 sách bài tập GDCD 8: Em hãy chọn 1 quốc gia trên thế giới và nêu những biểu hiện sự đa dạng dân tộc của quốc gia đó theo gợi ý sau:

Lĩnh vực

Biểu hiện sự đa dạng

1. Phương thức sinh hoạt

 

2. Phong tục, tập quán, lễ hội,...

 

3. Trang phục

 

4. Nghệ thuật

 

5. Ẩm thực

 

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Biểu hiện sự đa dạng

1. Phương thức sinh hoạt

Người Nhật nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.

2. Phong tục, tập quán, lễ hội,...

Lễ hội hoa anh đào,…

3. Trang phục

Ki-mô-nô

4. Nghệ thuật

Gấp giấy origami; trà đạo; cắm hoa,…

5. Ẩm thực

Sushi; Tempura; mì udon,…

Câu 4 trang 14 sách bài tập GDCD 8: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết:

Câu hỏi trang 14 sách bài tập GDCD 8: Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá thể hiện trong thông tin.

Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2 301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1 064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.

Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.

Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...

Tất cả đều để hi vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.

Trả lời:

Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá

- Thông tin 1: đa dạng về ngôn ngữ giữa các châu lục

+ Châu Á có 2 301 các ngôn ngữ khác nhau

+ Ở châu Phi có 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng.

+ Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương.

+ Ở châu Mĩ có 1 064 ngôn ngữ

+ Ở châu Âu có 286 thứ tiếng khác nhau.

- Thông tin 2: đa dạng trong cách chào hỏi

+ Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu.

+ Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân.

- Thông tin 3: đa dạng trong phong tục tập quán đón giao thừa

+ Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất.

+ Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà.

+ Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm.

+ Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người.

+ Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...

Câu hỏi trang 14 sách bài tập GDCD 8: Tôn trọng sự đa dạng sẽ mang lại giá trị gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tôn trọng sự đa dạng đó?

Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2 301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1 064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.

Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.

Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...

Tất cả đều để hi vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.

Trả lời:

- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, như:

+ Làm cho văn hoá nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;

+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;

+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hoà bình trên thế giới.

- Nếu chúng ta không tôn trọng sự đa dạng đó sẽ dẫn đến sự xung đột, kì thị giữa các dân tộc, các nền văn hóa.

Câu 5 trang 15 sách bài tập GDCD 8: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Sự khác biệt tạo nên tính đa dạng của các dân tộc, trong đó mỗi dân tộc mang một bản sắc, giá trị riêng.

B. Sự khác nhau về ngôn ngữ, chữ viết, trang phục của các dân tộc là biểu hiện sự đa dạng của các nền văn hoá trên thế giới.

C. Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân thuộc các dân tộc khác nhau là một yêu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, là phẩm chất của người công dân toàn cầu.

D. Sự khác biệt về cá tính, sở thích, năng lực giữa mọi người trong một cộng đồng, dân tộc, quốc gia sẽ làm cộng đồng, dân tộc, quốc gia đó yếu đi.

E. Xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính đều xuất phát từ việc thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc.

G. Khi các dân tộc trên thế giới tôn trọng sự khác biệt của nhau, thế giới sẽ hoà bình và phát triển.

Trả lời:

- Ý kiến A. Đồng tình. Vì: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình, tính cách,…; có có những nét riêng về truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, phương thức sinh hoạt, chữ viết, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,...

- Ý kiến B. Đồng tình. Vì: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình, tính cách,…; có có những nét riêng về truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, phương thức sinh hoạt, chữ viết, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,...

- Ý kiến C. Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc, có những nét đẹp riêng, đánh để chúng ta tôn trọng và học hỏi; do đó, chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa.

- Ý kiến D. Không đồng tình. Vì: Sự khác biệt về cá tính, sở thích, năng lực giữa mọi người trong một cộng đồng, dân tộc, quốc gia sẽ góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và thúc đẩy cộng đồng, dân tộc, quốc gia đó phát triển.

- Ý kiến E. Đồng tình. Vì: một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính là do: sự thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc.

- Ý kiến G. Đồng tình. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau.

Câu 6 trang 16 sách bài tập GDCD 8: Theo UNESCO, một phần không nhỏ các mâu thuẫn, xung đột xảy ra trên thế giới có liên quan tới sự khác biệt về văn hoá. Thu hẹp khoảng cách khác biệt trong văn hoá là việc làm cấp thiết để hướng tới một thế giới an toàn, hoà bình và phát triển. Chính vì vậy, việc chấp nhận sự đa dạng về văn hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối thoại giữa các quốc gia trên thế giới, tạo nền tảng để củng cố sự tôn trọng hiểu biết và cùng phát triển với nhau.

Câu hỏi: Em hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trong nhận định trên như thế nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện quan điểm của em về vấn đề này.

Trả lời:

- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, như:

+ Làm cho văn hoá nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;

+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;

+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hoà bình trên thế giới.

Câu 7 trang 16 sách bài tập GDCD 8: Em hãy nêu ví dụ về 3 hoạt động tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá trên thế giới và phân tích ý nghĩa của những hoạt động đó.

Hoạt động tôn trọng sự đa dạng

Ví dụ

Phân tích ý nghĩa

1.

   

2.

   

3.

   

 

Trả lời:

Hoạt động tôn trọng sự đa dạng

Ví dụ

Phân tích ý nghĩa

1. Tôn trọng các dân tộc khác, cũng như bản sắc và giá trị văn hoá riêng có của họ

Tôn trọng sự khác biệt về ngôn ngữ, màu da, phong tục tập quán của các dân tộc khác.

- Thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới.

- Góp phần thúc đẩy sự hợp tác, mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các nền văn hóa,…

2. Luôn học hỏi lẫn nhau và đối xử với nhau một cách chân thành.

Học hỏi các đức tính tốt đẹp của người Nhật Bản (chăm chỉ, đúng giờ, trung thành,…)

3. Tích cực tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc khác

Tìm hiểu về văn hóa truyền thống của người Trung Quốc.

Câu 8 trang 17 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng hoặc không tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

Hành vi

Ý kiến

Giải thích

Đồng ý

Không đồng ý

A. Bình phẩm, thể hiện thái độ không chấp nhận sự khác biệt của người khác.

     

B. Lo sợ tiếp thu nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới sẽ làm mất bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

     

C. Thừa nhận những giá trị riêng có của các dân tộc, dù đó là dân tộc lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo.

     

D. Yêu cầu các dân tộc khác tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của dân tộc mình.

     

E. Giới thiệu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình với các dân tộc khác.

     

Trả lời:

Hành vi

Ý kiến

Giải thích

Đồng ý

Không đồng ý

A. Bình phẩm, thể hiện thái độ không chấp nhận sự khác biệt của người khác.

 

x

Đây là hành vi thể hiện: thiếu tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa.

B. Lo sợ tiếp thu nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới sẽ làm mất bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

 

x

Tiếp thu nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới sẽ góp phần làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình

C. Thừa nhận những giá trị riêng có của các dân tộc, dù đó là dân tộc lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo.

x

 

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc, có những nét đẹp riêng, đánh để chúng ta tôn trọng và học hỏi.

D. Yêu cầu các dân tộc khác tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của dân tộc mình.

x

 

Tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của dân tộc là một trong những cơ sở để xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị

E. Giới thiệu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình với các dân tộc khác.

x

 

Thể hiện niềm tự hào, trân trọng, phát huy và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 9 trang 17 sách bài tập GDCD 8: Gần đây, bạn Mai thấy cô Lan (em gái của bố) đang tìm hiểu các trại hè ở nước ngoài để cho con trai 10 tuổi tham dự. Mai suy nghĩ, cô Lan làm gì nhiều tiền, con của cô mới 10 tuổi sao lại cứ phải ra nước ngoài, ở ngay trong nước cũng có trại hè quốc tế. Nghe Mai tâm sự, Hùng giải thích, tham gia trại hè quốc tế không chỉ để trau dồi vốn tiếng Anh, làm quen với bạn mới, thích nghi với môi trường mới, mà quan trọng hơn là được tìm hiểu nền văn hoá của đất nước khác, thấy được sự văn minh, tiến bộ và có cơ hội giao lưu nhiều hơn. Chỉ ra nước ngoài mới có thể làm được điều này.

Em nhận xét thể nào về suy nghĩ của bạn Mai và cách giải thích của bạn Hùng?

Trả lời:

- Đồng tình với suy nghĩ của bạn Mai. Vì:

+ Việc cô Lan muốn cho con tham gia các trại hè ở nước ngoài trong khi kinh tế gia đình còn khó khăn là không phù hợp.

+ Ngay ở trong nước cũng có thể tham gia các trại hè quốc tế.

- Không đồng tình với cách giải thích của bạn Hùng, vì: ngay ở trong nước, nếu chúng ta chịu khó tìm tòi, học hỏi thì cũng có thể có được những hiểu biết về văn hóa của các đất nước khác, dân tộc khác.

Câu 10 trang 18 sách bài tập GDCD 8: Một số bạn học sinh lớp 8C không đồng tình khi nghe thấy Hải khẳng định: Xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính đều xuất phát từ việc thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc. Hường đồng tình với Hải, nhưng không biết phải giải thích như thế nào với các bạn.

a) trang 18 sách bài tập GDCD 8: Theo em, vì sao các bạn học sinh lớp 8C không đồng tình với khẳng định của Hải?

Trả lời:

Các bạn học sinh lớp 8C không đồng tình với khẳng định của Hải, vì: có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính

b) trang 18 sách bài tập GDCD 8: Nếu là Hường, em sẽ nói gì với các bạn?

Trả lời:

Nếu là Hường, em sẽ nói với các bạn rằng: tuy có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, song, nguyên nhân cơ bản, quan trọng nhất là do: sự thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc.

Câu 11 trang 18 sách bài tập GDCD 8: Hiện nay, không ít bạn trẻ quan niệm rằng, để hội nhập thì phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ, trang phục phải dùng hàng có thương hiệu của nước ngoài, các ngày lễ, tết phải đi du lịch đó đây, thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Tây. Với quan niệm này, các bạn trẻ đã đua nhau đi học ngoại ngữ, khi giao tiếp thì dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng Tây mà chẳng quan tâm đến việc người nghe có biết, có hiểu hay không. Tiền vất vả kiếm được đều dùng mua hàng hiệu, tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc kỉ niệm tại các nhà hàng sang trọng.

Em có đồng tình với cách sống của các bạn trẻ trong trường hợp trên không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng tình với cách sống của các bạn trẻ trong trường hợp trên, vì: việc hội nhập với văn hóa thế giới cũng như giá trị và đẳng cấp của bản thân không được thể hiện qua việc dùng ngoại ngữ, dùng hàng hiệu đắt tiền,…

Câu 12 trang 18 sách bài tập GDCD 8Chị Hạnh là nhân viên bán hàng của một công ty mỹ phẩm lớn. Để đạt doanh số bán hàng mỗi tháng, chị Hạnh đã nỗ lực không ngừng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau như nhắn tin bằng các ứng dụng mạng xã hội, gửi thư điện tử, gọi điện thoại,... bất kể ngày đêm.

a) trang 18 sách bài tập GDCD 8: Theo em, việc làm của chị Hạnh có đúng không?

Trả lời:

Việc làm của chị Hạnh không đúng.

b) trang 18 sách bài tập GDCD 8: Em có đồng tình với việc làm của chị Hạnh không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng tình với việc làm của chị Hạnh, vì: việc không ngừng tiếp cận tới khách hàng thông qua các kênh thông tin khác nhau, bất kể ngày đêm,… là thiếu tôn trọng sự riêng tư, gây phiền nhiễu cho khách hàng.

Câu 13 trang 19 sách bài tập GDCD 8Giờ ra chơi, thấy Khang đang tập trung giải bài tập Toán mà cô giáo vừa sửa trên bảng theo một cách khác, Tùng nói: “Cô giáo đã giải rồi, tìm cách khác làm gì tốn công, ra ngoài chơi đi”.

a) trang 19 sách bài tập GDCD 8: Em có đồng tình với bạn Tùng không? Vì sao?

Trả lời:

Không đồng tình với bạn Tùng. Vì: việc Khang tập trung giải bài tập Toán mà cô giáo vừa sửa trên bảng theo một cách khác thể hiện thái độ chăm chỉ và sáng tạo trong học tập.

b) trang 19 sách bài tập GDCD 8: Em sẽ làm gì để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập của mình?

Trả lời:

Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập của mình, em cần:

+ Chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách.

+ Luôn say mê tìm tòi, học hỏi để tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc.

+ Trân trọng thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.

+ Phê phán biểu hiện chây lười, thụ động trong học tập, lao động.

Câu 14 trang 19 sách bài tập GDCD 8: Trường của Nam chuẩn bị đón một đoàn học sinh quốc tế sang giao lưu và học tập. Biết Nam là chi đội trưởng, lại giỏi tiếng Anh nên cô giáo Tổng phụ trách Đội đã phân công Nam cùng một số bạn lớp khác xây dựng kế hoạch đón tiếp và tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ với các bạn học sinh quốc tế. Khi Nam đề nghị họp nhóm để làm việc thì nhiều bạn lấy lí do bận học không tham gia, có bạn còn nói rằng, việc này là của nhà trường và thầy cô, không phải của học sinh.

Nếu là Nam, em sẽ làm thế nào để thuyết phục các bạn cùng em hoàn thành nhiệm vụ?

Trả lời:

- Nếu là Nam, em sẽ giải thích để các bạn hiểu: việc xây dựng kế hoạch đón tiếp và tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ với các bạn học sinh quốc tế không phải là trách nhiệm riêng của các thầy, cô giáo mà còn là trách nhiệm của mỗi học sinh trong trường.

Câu 15 trang 19 sách bài tập GDCD 8: Em hãy viết một kịch bản hoặc vẽ một bức tranh có nội dung phê phán hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá.

Trả lời:

(*) Tham khảo tiểu phẩm: Bình đẳng giữa các dân tộc trong lao động và việc làm

TIỂU PHẨM: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

PHẦN 1. DẪN NHẬP

- Người dẫn truyện (trình bày):

Thưa cùng các bạn!

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật, như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động,…

Tiểu phẩm pháp luật “Bình đẳng dân tộc trong lao động, việc làm” dưới đây sẽ gửi tới Quý vị những thông tin về điều đó.

Tiểu phẩm có sự tham gia của các diễn viên sau:

- Bạn ……….. trong vai anh Giàng A Páo (người dân tộc H’mông).

- Bạn ……… trong vai bác Sơn (chủ nhà trọ)

- Bạn ……….. trong vai anh Hùng (nhân viên Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm)

Sau đây, tiểu phẩm xin được phép bắt đầu!

PHẦN II. NỘI DUNG TIỂU PHẨM

Người dẫn truyện (giới thiệu): Anh Giàng A Páo là người dân tộc H’mông, anh sinh ra và lớn lên ở một bản làng nghèo thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh tham gia làm việc tại một công ty chuyên về lắp ráp linh kiện điện tử tại địa phương. Đầu năm 2022, trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, công ty của anh Páo bị thiếu đơn hàng, nên buộc phải cắt giảm nhân sự. Không may, anh Páo thuộc đối tượng “dôi dư”, phải nghỉ việc. Anh Páp đã xuống Hà Nội để tìm việc làm. Anh thường xuyên đọc báo, đăng kí các vị trí tuyển dụng nhưng chưa đâu vào đâu cả…

Cảnh 1. Tại phòng trọ của anh Páo

Người dẫn truyện (đọc): Cầm tờ báo trên tay, anh Páo chạy ngay ra ngoài sân, thấy bác Sơn đang chăm sóc cây cảnh, anh vui mừng thông báo với bác

Anh Páo: Bác ơi! Bác xem này, cháu vừa thấy có thông tin tuyển công nhân phù hợp với cháu, bác ạ!

Bác Sơn (đặt bình tưới nước xuống đất, lau nhanh tay, rồi đón lấy tờ báo anh Páo đưa, đọc to thành tiếng”: “Công ty Công nghệ XYZ chuyên gia công lắp ráp linh kiện điện thoại cần tuyển công nhân, yêu cầu: Độ tuổi: 18-35 tuổi. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp THPT trở lên. Tình trạng sức khỏe: Tốt. Người lao động sẽ được hưởng mức lương cơ bản, các khoản phụ cấp và chế độ Bảo hiểm xã hội theo Bộ luật Lao động…

(bác Sơn ngẩng lên nhìn khuôn mặt đang tràn đầy hy vọng của anh Páo, rồi ngần ngại đọc tiếp): Nhưng… Páo ơi, bác bảo này, cháu không để ý à, họ ghi… “không tuyển đối tượng lao động người dân tộc thiểu số…”.

Anh Páo (không đợi bác Sơn nói hết câu, anh vội lấy tờ báo đọc lại, nét mặt buồn bã): Sao lại không tuyển lao động người dân tộc thiểu số nhỉ? Cháu có thâm niên 7 năm làm công nhân lắp ráp linh kiện điện tử rồi. Sao họ không cho thử việc đã rồi hãy quyết định nhận hay không nhận? Sao lại có thể…

Người dẫn truyện (đọc): Thấy anh Páo căng thẳng, bác Sơn nhẹ nhàng động viên

Bác Sơn: Còn nhiều việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của cháu mà. Mình cứ kiên nhẫn tìm kiếm nhất định sẽ tìm được việc làm như ý cháu ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Nói rồi bác Sơn lại tiếp tục với công việc chăm sóc cây của mình, vừa làm, chị vừa thầm nghĩ: “Khổ thân, từ ngày Páo xuống đây ở trọ tại nhà mình, mình thấy nó cũng là người chăm chỉ, thật thà. Từ bản làng nghèo ở vùng biên giới, xuống đất Hà Nội này lập nghiệp, vậy mà,… Mà kể cũng lạ, thời đại nào rồi mà vẫn có công ty phân biệt đối xử giữa người dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Mình phải nghĩ cách gì giúp nó mới được”. Ngẫm nghĩ một hồi, bác chợt nhớ ra mình có người cháu đang làm việc tại trung tâm tư vấn việc làm A, bác Sơn ngừng tay, quay sang nói với anh Páo

Bác Sơn: Páo này, bác có người cháu đang làm việc tại trung tâm tư vấn việc làm A. Trung tâm ấy cách nhà bác không xa đâu, độ 4-3 km thôi. Hay mai cháu sắp xếp thời gian, đến đó, nhờ họ tư vấn xem thế nào

Anh Páo (nét mặt đầy hi vọng): Ôi, thế thì tốt quá, bác cho cháu xin địa chỉ của trung tâm ấy với ạ, với bác cho cháu xin thông tin liên hệ của cháu bác với, để cháu tiện liên lạc với bạn ấy ạ!

Bác Sơn (vỗ vai Páo): được rồi, để bác vào nhà lấy sổ ghi chép, bác tìm số điện thoại của nó cho cháu. Gớm khổ, bác già rồi, trí nhớ không được tốt!

Anh Páo: Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều lắm ạ!

Cảnh 2. Tại văn phòng của trung tâm giới thiệu việc làm A

Anh Páo (rụt rè, hỏi một nhân viên): Dạ chào anh, tôi muốn gặp anh Trần Văn Hùng, mong anh có thể chỉ giúp tôi anh ấy ngồi làm việc ở vị trí nào ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Người nhân viên ấy hơi ngạc nhiên, nhưng có vẻ nhớ ra điều gì đó, nên anh ấy ngay lập tức tươi vui nét mặt!

Anh Hùng: Chào anh! Tôi là Trần Văn Hùng đây, anh có phải là anh Giàng A Páo không ạ?

Anh Páo: Vâng, chính là tôi đây ạ, sao anh lại…

Anh Hùng (ngắt lời anh Páo, đưa tay mời anh Páo ngồi xuống ghế, rót nước mời): À, hôm qua tôi có nghe chú Sơn nói về trường hợp của anh rồi. Bây giờ, anh muốn tôi tư vấn hay giúp đỡ vấn đề gì ạ?

Anh Páo (vui mừng tình bày): Anh ạ, tôi là công nhân, có thâm niên 7 năm làm trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử. Hôm qua tôi đọc báo, thấy 1 công ty điện tử có tuyển dụng lao động, nhưng họ từ chối tiếp nhận hồ sơ của lao động người dân tộc thiểu số. Tôi… tôi muốn hỏi anh xem: các công ty làm như vậy có đúng luật hay không? Vì thực lòng, ngoài chuyện thất nghiệp phải lo miếng cơm manh áo, khi bị kì thị như thế, tôi cũng cảm thấy tổn thương. Dù là dân tộc đa số hay thiểu số, thì chúng ta đều là người Việt Nam mà!

Anh Hùng (nét mặt cảm thông, động viên): Tôi rất hiểu tâm trạng của anh! Xin trả lời câu hỏi của anh: công ty nào làm như vậy là trái quy định của pháp luật! Tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định cụ thể về khái niệm phân biệt đối xử trong lao động như sau (vừa nói, anh Hùng vừa mở sách, chỉ cho anh Páo xem): “Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp”. Như vậy, việc công ty nào từ chối hồ sơ của anh vì lý do anh là người dân tộc thiểu số thì hành động đó có thể coi là phân biệt đối xử trong lao động. (Ngừng một chút, ngấp ngụm nước, anh Hùng nói tiếp), hơn nữa: căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Bộ luật lao động năm 2019, phân biệt đối xử trong lao động cũng là một hành vi bị nghiêm cấm.

Anh Páo (hồi hộp hỏi tiếp): Pháp luật đã nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử trong lao động, vậy tại sao các công ty vẫn làm như vậy nhỉ?

Anh Hùng (mỉm cười, đáp): Cũng có vài trường hợp đến đây nhờ chúng tôi tư vấn về vấn đề này rồi. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: nhiều doanh nghiệp có tâm lí e ngại người lao động dân tộc thiểu số, vì họ cho rằng: trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận với kĩ thuật, công nghệ của người dân tộc thiểu số còn hạn chế; hoặc họ cũng mang tâm lí e ngại một số vấn đề về phong tục, tập quán,… hoặc, xin lỗi, mong anh thông cảm, một số người tuyển dụng lao động còn nói với tôi rằng họ sợ bị bùa, ngải gì đó….

Anh Páo (tỏ thái độ bức xúc): Thật không công bằng, sự khác nhau về thành phần dân tộc không thể nào phản ánh về trình độ hiểu biết, nhận thức của con người. Rất nhiều người dân tộc thiểu số nhưng họ có trình độ hiểu biết cao, có cống hiến lớn cho sự phát triển của đất nước và xã hội. Về văn hóa, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng; văn hóa của dân tộc nào cũng có cái hay, cái đẹp đáng để học hỏi; nhưng cũng có những nét văn hóa lạc hậu so với thời đại mới. Tôi thừa nhận là ở các dân tộc thiểu số như chúng tôi vẫn còn tồn tại một số phong tục không phù hợp, chẳng hạn như: tục tảo hôn, kết hôn cận huyết… Tuy nhiên, người dân tộc Kinh, dù là dân tộc đa số, nhưng cũng tồn tại các vấn đề như: mê tín dị đoan; tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình, gây tốn kém và lãng phí,… Anh thấy tôi nói vậy có đúng không?

Anh Hùng (vui vẻ đáp): Vâng, anh nói đúng. Sự phân biệt, kì thị dân tộc thiểu số chỉ xảy ra ở một số doanh nghiệp thôi, chứ không phải tất cả anh nhé! Vẫn có rất nhiều doanh nghiệp khác vẫn làm đúng quy định của pháp luật. Là do anh chưa có “duyên” gặp họ hoặc trong thời điểm này họ không có nhu cầu tuyển dụng lao động mà thôi…

Anh Páo (Gương mặt trông đã dễ chịu hơn rất nhiều, anh tươi cười nói): Cảm ơn anh đã cho tôi hiểu biết thêm các quy định của pháp luật. Khi biết được những quy định như anh vừa nói thì tôi có đủ tự tin để đi xin việc rồi. Tiện đây, cho tôi hỏi thêm mới đây có Công ty nào trên địa bàn thành phố ta đang tuyển dụng lao động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử không ạ?

Anh Hùng (vui vẻ đáp): Có đấy anh ạ! Một số công ty vừa mới gửi Thông báo tuyển dụng về Trung tâm chiều hôm qua. Tôi đã dán ở bảng Thông báo ngoài kia, anh có thể ra tra cứu, tham khảo xem vị trí nào, công ty nào phù hợp với mình thì mình nộp hồ sơ nhé! Trong quá trình tìm việc làm và gửi hồ sơ ứng tuyển, nếu có vướng mắc gì cần tư vấn, anh cứ liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh!

Anh Páo (mừng rỡ): Vâng, vâng, tôi cảm ơn anh ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Anh Páo ra bảng thông báo của Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm, xem các thông báo tuyển lao động, trong lòng anh ngập tràn niềm tin, anh nghĩ mình sẽ xin được việc trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

1 1,760 09/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: