VTH Ngữ văn 8 B. Luyện tập tổng hợp - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 B. Luyện tập tổng hợp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8.

1 189 01/01/2024


Giải VTH Ngữ văn 8 B. Luyện tập tổng hợp

Phiếu học tập số 1

Bài tập 1 trang 95 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản (trích Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Câu 6

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1: Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến?

Chọn:

Đơn tuyến □

Đa tuyến □

Lí do:........................................................................................................................

Câu 2: Qua lời kể của nhân vật “tôi”, em nhận thấy Tường có những đức tính đáng quý sau:

..........................................................................................................................

Các chi tiết cho thấy rõ những đức tình đó của nhân vật Tường:

.....................................................................................................................................

Câu 3: Theo em, điều ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích là ........

.............................................................. Việc Tường yêu thích câu chuyện Cóc tía cho thấy: ..................................................

Câu 4: Những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía:

.....................................................................................................................................

Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ: ............................

Câu 5: Trong câu chuyện của đoạn trích này, em yêu thích nhân vật: .......................

...................................................................................................................

Lí do: .........................................................................................................

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

C

Câu 2

C

Câu 3

C

Câu 4

D

Câu 5

C

Câu 6

B

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

Chọn:

Đơn tuyến □

Đa tuyến ☑

Lí do: Vì câu chuyện có tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu, nàng công chúa.

Câu 2:

- Qua lời kể của nhân vật “tôi”, em nhận thấy Tường có những đức tính đáng quý là yêu thương anh trai, biết chia sẻ và ham học hỏi.

- Các chi tiết cho thấy rõ những đức tình đó của nhân vật Tường:

+ Tường vui vẻ gánh hết việc nặng nhẹ trong nhà để cho anh Hai học bài, không một lời oán than hay trách cứ.

+ Tường thường kể chuyện cho anh hai nghe.

+ Tường rất mê đọc sách.

Câu 3:

- Theo em, điều ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích là chi tiết chàng thư sinh làm bạn với cóc tía, hàng ngày cóc quanh quẩn bên chàng, đớp gọn những con muỗi bay vo ve khi chàng học bài.

- Việc Tường yêu thích câu chuyện Cóc tía cho thấy Tường là một cậu bé nhân hậu, sống tình cảm. Cậu sẵn sàng dành thời gian và không gian cho anh hai học bài, giống như cóc tía quẩn quanh bắt muỗi và giúp đỡ chàng thư sinh.

Câu 4:

Những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía:

- Chắc chắn chàng thư sinh này đọc sách giáo khoa để đi thi chứ chẳng phải đọc truyện như thằng Tường.

- Tôi không hiểu sao thằng Tường lại thích câu chuyện dở ẹc đó.

=> Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ rằng đây là một cậu bé có cái nhìn hơi phiến diện và chủ quan khi nghe câu chuyện Cóc tía. Cậu chỉ thấy được những sự việc nối tiếp mà không cảm nhận được tính nhân văn, bài học về tình bạn, lòng yêu thương, san sẻ lẫn nhau giữa các nhân vật ở trong truyện.

Câu 5:

Em yêu thích nhân vật Tường vì đây là một cậu bé nhân hậu, có tấm lòng sẻ chia và rất giàu lòng trắc ẩn. Cậu luôn nhường nhịn anh trai để anh có thể học tập tốt hơn, giỏi hơn mình. Tường cũng sẵn sàng làm hết việc nặng nhọc mà không hề oán than vì muốn tốt cho anh.

Bài tập 2 trang 96 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ câu chuyện về nhân vật “tôi” và Tường, về chàng thư sinh và người bạn xấu trong đoạn trích, viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người.

Dàn ý cho bài viết:

Mở bài

Thân bài

Ý 1

Ý 2

Ý 3

Kết bài

Trả lời:

Mở bài

- Nêu vấn đề và khái quát quan điểm

+ Phẩm chất tốt đẹp: Lòng yêu thương

Thân bài

Ý 1

- Định nghĩa tình yêu thương

Ý 2

- Biểu hiện của tình yêu thương

Ý 3

- Phản đề: biểu hiện của những người không có lòng yêu thương

Kết bài

Kết luận lại vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của lòng yêu thương.

Bài tập 3 trang 97 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chọn một trong hai nội dung sau đây để chuẩn bị nội dung cho bài nói:

a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa.

b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó.

Một số nội dung chính cho bài nói:

...........................................................................................................

Trả lời:

a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa. Vậy thế nào là thói quen xấu và thế nào là thói quen tốt? Thói quen xấu là những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực. Còn thói quen tốt là những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn. Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội. Biểu hiện của thói quen tốt ở việc chúng ta biết ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lý. Người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỷ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan. Ngược lại, người có thói quen xấu thường xuyên ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tùy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…Thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,… Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lý, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Mỗi chúng ta chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, rèn luyện cho bản thân những đức tính, thói quen tốt đẹp, tránh xa những điều xấu để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.

b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó. Mỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Giá trị đó là ở tự thân của mỗi người, giống như viên ngọc đang đợi được mài sáng vậy. Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người, được thể hiện qua bản chất năng lực, trí tuệ, hành động để đem đến thành công trong công việc, học tập, tạo lập vị thế, vai trò trong xã hội. Là con người, ai cũng có những ưu điểm lẫn khuyết điểm riêng, cũng không có ai có thể hoàn hảo. Bạn có thể có điểm mạnh về mặt này, nhưng cũng có thể có yếu điểm về mặt kia. Giá trị bản thân là của riêng bạn có, không thể sao chép hay vay mượn được từ người khác. Nó cũng không được dùng để so sánh giữa người này và người kia. Giá trị của bản thân không dựa trên công việc, ngành nghề mà bạn đang làm. Bạn là một công nhân, làm việc trong xưởng chế biến thực phẩm, giá trị con người bạn chính là nhân lực cung cấp thực phẩm cho thị trưởng. Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận. Giá trị bản thân là lòng tốt, sự hi sinh và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn. Tạo nên giá trị bản thân là chính là sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân bạn. Có ai đó đã từng nói: Khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt. Có rằng, thành công, quả ngọt và dấu ấn của bản thân bạn chỉ có thể do chính bạn quyết định trong hiện tượng và tương lai. Bên cạnh sự nỗ lực nội tại của bản thân, góp phần tạo nên giá trị của bạn còn có sự đóng góp của bố mẹ, những người xung quanh. Bạn không cần phải là đứa trẻ xuất sắc về mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của bố mẹ. Đây chính là một phần giá trị con người bạn. Giá trị mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó, trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là cách bạn nhìn nhận cuộc sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và kính trọng. Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để biết cách khắc phục, hạn chế. Có như vậy mới giúp bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Phiếu học tập số 2

Bài tập 1 trang 98 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn (trích, Trần Đăng Khoa) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Câu 6

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1: “Chúng tôi” trong đoạn thơ là .........................................................................

Câu 2: “Chúng tôi”, “cơn mưa” và “đảo Sinh Tồn” là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện trong các khổ thơ:

.....................................................................................................................................

Câu 3: Trong đoạn thơ, “đợi mưa” và “đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Đó có thể là những ý nghĩa:

......................................................................................................................................

Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong những dòng thơ: “Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

.....................................................................................................................................

Câu 5: Nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn:

.....................................................................................................................................

3 từ có các yếu tố Hán Việt cùng nghĩa với sinh hoặc tồn:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

C

Câu 2

B

Câu 3

B

Câu 4

D

Câu 5

B

Câu 6

C

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

“Chúng tôi” trong đoạn thơ là những người sống trên đảo Sinh Tồn.

Câu 2:

“Chúng tôi”, “cơn mưa” và “đảo Sinh Tồn” là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện đan xen giữa thực tại và mong ước của con người, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đồng thời cũng bày tỏ ước muốn được thấy mưa rơi trên đảo để cỏ cây hoa lá sẽ lại tốt tươi, điều kiện sống cũng bớt khó nhọc hơn.

Câu 3:

Trong đoạn thơ, “đợi mưa” và “đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Đó có thể là những ý nghĩa:

- “đợi mưa” tượng trưng cho niềm tin và hy vọng trong mỗi con người.

- “đảo Sinh Tồn” đại diện cho những khó khăn, trắc trở mà chúng ta có thể sẽ gặp phải trên đường đời. Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có niềm tin và hy vọng để vươn lên không ngừng, tiếp tục sống và cống hiến giá trị cho đời.

Câu 4:

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong những dòng thơ: “Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

- Hình ảnh khiến em liên tưởng đến những con người có ý chí mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt. Trước thực tại khó khăn khắc nghiệt, những người lính không hề nản lòng thối chí mà vẫn luôn vững vàng như “hòn đá ngàn năm”, luôn “vững bền” và “tốt tươi”. Họ giữ trong tim niềm hy vọng vào ngày mai tươi sáng và luôn yêu mến hòn đảo nơi họ sinh sống, đợi ngày mưa đến để khao nhau bữa tiệc linh đình.

Câu 5:

Nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn:

- sinh: sống còn, sự sống, đời sống => Ví dụ: sinh sôi, mưu sinh, sát sinh,...

- tồn: còn, còn sống, tồn tại => Ví dụ: tồn tại, tồn vong,...

Bài tập 2 trang 99 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ ở phần Đọc (SGK, tr. 132).

Trả lời:

Bài thơ "Đợi mưa trên đảo sinh tồn" của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống và ý nghĩa. Tác giả đã phác họa lên một bức tranh về sự sinh tồn trên một đảo hoang vắng, thể hiện rõ sự can đảm, kiên trì và nhân ái của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Về nội dung, bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc sống khắc nghiệt của những người dân đang sống trên một đảo xa xôi, cách bờ biển hàng trăm cây số. Họ phải đối mặt với những cơn bão, dòng nước lũ dữ, sự thiếu chất dinh dưỡng, những cơn đói khát gay gắt. Những ngày tháng ấy, con người chỉ còn biết cố gắng chờ đợi mưa để có thể sống sót. Từ đó, tác giả đã tái hiện lên hình ảnh của những người dân đang đứng chờ mưa cùng những bức tranh về sự gian khổ, tàn nhẫn và độc ác của cơn bão. Về nghệ thuật, bài thơ được viết kết hợp giữa thể loại tự sự và thơ ca. Tác giả đã sử dụng rất nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng trưng và hàm ý để tạo dựng lên một cảnh quan sắc nét về cuộc sống trên đảo hoang. Từng cung bậc cảm xúc của những người dân được tái hiện một cách sống động và chân thực. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều phương tiện âm điệu như điệp ngữ, ngữ điệu và điệu nhạc để thổi vào bài thơ một hơi thở mới, tạo nên một không gian riêng biệt chỉ có trong trí tưởng tượng của người đọc. Tóm lại, bài thơ "Đợi mưa trên đảo sinh tồn" của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng và ý nghĩa. Qua những hình ảnh sống động, từng dòng thơ tràn đầy xúc cảm, tác giả đã giúp ta nhìn nhận lại những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống và sự quan tâm với đời sống của những người dân đang sinh sống trên đảo hoang vắng.

Bài tập 3 trang 99 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Chuẩn bị nội dung cho bài trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đất nước.

Trả lời:

“Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi…”

Những câu thơ trên của Trần Đăng Khoa đã cho thấy sức sống mãnh liệt và tình yêu quê hương đất nước của những người lính sống trên đảo Sinh TỒn. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”.

Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung. Chúng ta cần ra sức học tập và rèn luyện để trở thành những công dân ưu tú nhất, đem sức trẻ và tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ Quốc. Không bao giờ cho phép bản thân đầu hàng trước nghịch cảnh tai ương.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

A. Ôn tập kiến thức

1 189 01/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: