Vở thực hành Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hoá phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức

Với giải Vở thực hành Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hoá phục hưng và cải cách tôn giáo sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Lịch sử 7 Bài 3.

1 4995 lượt xem
Tải về


Giải Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hoá phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức

Giải VTH Lịch sử 7 trang 11

Câu 1 trang 11 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Ý nào không phản ánh đúng những biến đổi của xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV?

A. Xuất hiện nhiều công trường thủ công, công ti thương mại.

B. Hầu hết quý tộc phong kiến chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

D. Giai cấp tư sản mới ra đời mong muốn xây dựng một nền văn hoá mới.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

2. “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Pháp.

B. Anh.

C. I-ta-li-a.

D. Đức.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

3. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc.

B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.

C. Đề cao giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

4. Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Văn học, Triết học.

C. Khoa học - kĩ thuật.

B. Nghệ thuật, Toán học.

D. Văn học, Nghệ thuật.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

5. Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?

A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.

C. Đòi bỏ bớt những lễ nghi tốn kém.

D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 11 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) về nội dung lịch sử vào ô trước các câu sau.

Giai cấp tư sản ra đời có thế lực ngày càng mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng, vì thế họ muốn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, đầu tiên là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá.

Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hoá mới của giai cấp mình.

Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Anh.

Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá Phục hưng là ca ngợi sự công bằng, bác ái. Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hộ việc bóc lột, làm giàu của giai cấp tư sản.

Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị của tư sản.

Sự ra đời của đạo Tin Lành là một trong những kết quả của phong trào Cải cách tôn giáo.

Lời giải:

[ Đ ] Giai cấp tư sản ra đời có thế lực ngày càng mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng, vì thế họ muốn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, đầu tiên là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá.

[ Đ ] Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hoá mới của giai cấp mình.

[ S ] Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Anh.

[ S ] Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá Phục hưng là ca ngợi sự công bằng, bác ái. Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hộ việc bóc lột, làm giàu của giai cấp tư sản.

[ S ] Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị của tư sản.

[ Đ ] Sự ra đời của đạo Tin Lành là một trong những kết quả của phong trào Cải cách tôn giáo.

Giải VTH Lịch sử 7 trang 12

Câu 3 trang 12 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Khai thác các tư liệu sau, em hãy cho biết tư liệu phản ánh quan điểm của các nhà  Văn hoá Phục hưng về vấn đề gì?

Tư liệu số 1. “Dòng dõi thì chẳng qua là lưu truyền, còn việc làm tốt đẹp thì do tự mình mà có. Đạo đức tự nó có giá trị gấp bao lần dòng dõi.”

(Lời của Đôn Ki-hô-tê trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)

Tư liệu số 2. Trong đời sống của mỗi người, cái nghĩa vụ vĩ đại là đối với Tổ quốc (Ma-ki-a-ve-li).

(Theo Nguyễn Gia Phu….,Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, 2006, tr.115, 116)

Lời giải:

- Đoạn tư liệu 1 và 2 phản ánh quan điểm của các nhà văn hóa Phục hưng về: giá trị của con người và tinh thần dân tộc. Cụ thể:

+ Đoạn tư liệu 1 cho thấy, các nhà văn hóa Phục hưng đã đề cao vai trò của đạo đức đối với mỗi cá nhân; theo đó, con người trở nên cao quý khi họ có những phẩm chất đạo đức cao đẹp.

+ Đoạn tư liệu 2 cho thấy, các nhà văn hóa Phục hưng đã đề cao tinh thần dân tộc. Theo đó: nghĩa vụ cao quý và thiêng liêng nhất của con người là cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc, cho đất nước.

Câu 4 trang 12 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy nối tên nhân vật với lĩnh vực mà họ có nhiều cống hiến và thành tựu họ để lại trong phong trào Văn hoá Phục hưng.

Lời giải:

* Lưu ý: Đề bài trong SGK có sự nhầm lẫn, các vở kịch: “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”; “Hăm-lét”, “Ô-ten-lô” là tác phẩm của nhà soạn kịch W. Sếch-xpia; tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Đan-tê là “Thần khúc”.

Giải VTH Lịch sử 7 trang 13

Câu 5 trang 13 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy viết vào chỗ (...) để hoàn thành sơ đồ về phong trào Cải Cách tôn giáo.

Lời giải:

Câu 6 trang 13 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Sưu tầm tư liệu từ internet và sách, báo để giới thiệu (theo cách của em) về một công trình/tác phẩm/nhà văn hoá thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452 - 1519) là một thiên tài toàn năng người Ý trong nhiều lĩnh vực: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, khoa học, âm nhạc, toán học, văn học, giải phẫu học, thiên văn học, lịch sử...

- Ông được coi là một trong những họa sỹ vĩ đại nhất mọi thời đại. Các kiệt tác nổi tiếng nhất của ông như: Bữa ăn tối cuối cùng, Mona Lisa, Sự tôn thờ của các vị thần, Người đàn bà và con chồn…..

- Không chỉ là một họa sỹ đa tài, ông còn là một nhà sáng chế vĩ đại trong lịch sử nhân loại, là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVI

Bài 7: Vương quốc Lào

Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia

1 4995 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: