Vở thực hành Lịch sử 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009) - Kết nối tri thức

Với giải Vở thực hành Lịch sử 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm Bài tập trong VTH Lịch sử 7 Bài 10.

1 1628 lượt xem
Tải về


Giải Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009) - Kết nối tri thức

Giải VTH Lịch sử 7 trang 34

Câu 1 trang 34 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1.Ý nào sau đây không phản ánh đúng những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?

A. Lên ngôi hoàng đế.

B. Đặt tên nước, đặt niên hiệu riêng.

C. Định đô ở thành Đại La (Hà Nội).

D. Kiện toàn một bước tổ chức bộ máy chính quyền.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

2. Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

A. Xoá bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước.

B. Khẳng định vị thế độc lập của dân tộc, tạo tiền đề để phát triển đất nước.

C. Tạo điều kiện để mở rộng lãnh thổ đất nước.

D. Khiến phong kiến phương Bắc phải kiêng nể.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

2. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tổng băm 981 là

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B Định Liễn.

C. Lê Hoàn.

D. Thiên Phú.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

4. Quan sát lược độ bình 1 (tr.49, SGK) và cho biết quần Tổng bị quân ta đánh bại ở đâu? A. Hoa Lư, Đại La.

B. Lạng Sơn, Chi Lăng.

C. Lục Đẩu Giang, sông Bạch Đằng.

D. Đại La, Lục Đẩu Giang, Sông Bạch Đằng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: Ds

5. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của quốc kháng chiến chống đông năm 981?

A. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

B. Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

C. Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cồ Việt.

D. Khiến nhà Tống phải từ bỏ giấc mộng xâm lược xuống phương Nam.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

6. Ý nào sau đây không phải là về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê?

A. Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.

B. Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

C. Địa phương gồm các cấp: lộ (phủ/châu), giáp, xã.

D. Chính quyền địa phương đã được sắp xếp rất quy củ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

7. Ý nào sau đây không phải là việc làm của Lê Hoàn sau khi lập ra nhà Tiền Lê?

A. Đổi niên hiệu.

B. Đổi tên nước.

C. Định ra luật lệnh.

D. Vẫn giữ quan hệ ngoại giao với nhà Tống.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Giải VTH Lịch sử 7 trang 35

Câu 2 trang 35 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trước các câu dưới đây:

Thời Đinh, tổ chức bộ máy nhà nước dần được kiện toàn thêm một bước.

Thời nhà Đinh, giúp việc cho hoàng đế có Ban Văn, Võ và cao tăng.

Chính quyền địa phương thời Tiền Lê gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã,

Nhà Đinh tổ chức quân đội gồm cấm quân và quân địa phương.

Thời Đinh - Tiền Lê, Nho giáo được triều đình đề cao.

Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền để lưu hành trong nước.

Đinh - Tiền Lê, các loại hình văn hoá dân gian tiếp tục được giữ gìn.

Lời giải:

[ Đ ] Thời Đinh, tổ chức bộ máy nhà nước dần được kiện toàn thêm một bước.

[ Đ ] Thời nhà Đinh, giúp việc cho hoàng đế có Ban Văn, Võ và cao tăng.

[ S ] Chính quyền địa phương thời Tiền Lê gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã,

[ S ]  Nhà Đinh tổ chức quân đội gồm cấm quân và quân địa phương.

[ S ]  Thời Đinh - Tiền Lê, Nho giáo được triều đình đề cao.

[ Đ ]  Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền để lưu hành trong nước.

[ Đ ] Đinh - Tiền Lê, các loại hình văn hoá dân gian tiếp tục được giữ gìn.

Giải VTH Lịch sử 7 trang 36

Câu 3 trang 36 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức:

 a) Hãy hoàn thiện sơ đồ về tổ chức chính quyền thời Đinh và Tiền Lê.

b) Nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê.

Lời giải:

Yêu cầu a) Học sinh quan sát các sơ đồ dưới đây

* Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh

* Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê

Yêu cầu b) Nhận xét:

- Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và địa phương so với thời Ngô. Song nhìn chung tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê còn đơn giản, chưa đầy đủ.

-Mặc dù vậy, việc xây dựng bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê đã khẳng định tính chất độc lập - tự chủ và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn sau.

Câu 4 trang 36 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức:

a) Hãy điền những từ phù hợp vào chỗ trống (...) để hoàn thiện các đoan dữ liệu dưới đây về diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống năm 981.

1. Đầu năm .............., quân Tống do .............................. làm tổng chỉ huy, theo hai đường thuỷ,  bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.

2. .............. trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.

3. Nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra ở ............, Bạch Đằng, Tây Kết, khiến quân giặc bị tổn thất nặng nề.

4. Quân Tống ............, buộc phải rút về nước

b) Em có nhận xét gì về vai trò của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

Lời giải:

Yêu cầu a) Điền từ

1. Đầu năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy, theo hai đường thuỷ,  bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.

2. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.

3. Nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết, khiến quân giặc bị tổn thất nặng nề.

4. Quân Tống đại bại, buộc phải rút về nước

Yêu cầu b) Nhận xét:

- Lê Hoàn là người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt chiến đấu chống quân Tống xâm lược.

- Trong quá trình lãnh đạo kháng chiến, Lê Hoàn đã đề ra nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo. Ví dụ như: lợi dụng địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng để bố trị trận địa cọc ngầm, xây dựng trận địa quyết chiến với quân Tống….

=> Chiến thuật quân sự độc đáo của Lê Hoàn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Giải VTH Lịch sử 7 trang 37

Câu 5 trang 37 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy nối ô chữ bên phải với ô chữ bên trái sao cho phù hợp về sự phân hóa các tầng lớp xã hội thời Đinh - Tiền Lê

Lời giải:

Câu 6 trang 37 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hoàn thành bảng dưới đây về tình hình xã hội, văn hóa thời Đinh - Tiền Lê.

Nội dung

Thời Đinh - Tiền Lê

Tình hình xã hội

 

Đời sống văn hóa

 

Lời giải:

Nội dung

Thời Đinh - Tiền Lê

Tình hình xã hội

- Xã hội phân chia thành 2 bộ phận là: thống trị và bị thống trị.

+ Bộ phận thống trị gồm: vua, quan.

+ Bộ phận bị thống trị, gồm: người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân) và nô tì.

- Mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.

Đời sống văn hóa

- Giáo dục chưa phát triển.

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng.

+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là người có học, được triều đình trọng dụng và nhân dân quý trọng.

- Các loại hình văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,... có sự phục hồi và phát triển.

Câu 7 trang 37 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư không? Vì sao?

Lời giải:

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, các em có thể tham khảo 1 trong 2 phương án sau đây:

- Phương án 1: Nếu em là Đinh Tiên Hoàng, em sẽ chọn đặt kinh  đô ở Hoa Lư. Vì:

+ Hoa Lư là quê hương và là nơi khởi nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.

+ Hoa Lư là nơi địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển... Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện, đây là điều kiện thuận lợi để tạo thế phòng thủ đất nước, tránh sự xâm lược từ bên ngoài của kẻ thù vào những buổi đầu độc lập dân tộc.

- Phương án 2: Nếu em là Đinh Tiên Hoàng em sẽ không chọn Hoa Lư làm kinh đô vì:

+ Hoa Lư là nơi có địa hình hiểm trở, xung quanh đều là núi non bao bọc nên nếu bị quân địch bao vây chúng ta sẽ không thể thoát ra ngoài. Như vậy sẽ rất nguy hiểm cho nhân dân và triều đình.

+ Mặt khác, địa thế hiểm trở của Hoa Lư cũng hạn chế sự phát triển của đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Bài 14: Ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

1 1628 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: