Vở thực hành Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400) - Kết nối tri thức
Với giải Vở thực hành Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm Bài tập trong VTH Lịch sử 7 Bài 13.
Giải Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400) - Kết nối tri thức
Giải VTH Lịch sử 7 trang 45
Câu 1 trang 45 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Ý nào không phản ánh đúng về bối cảnh thành lập nhà Trần?
A. Lúc này, nhà Lý ngày càng suy yếu.
B. Nhà Lý phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối.
C. Họ Trần từng bước thâu tóm quyền lực.
D. Vua Lý Huệ Tông bị ép nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
2. Đơn vị hành chính cấp cơ sở phổ biến nhất dưới thời Trần là gì?
A. Giai.
B. Sách.
C. Phường.
D. Xã.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
3. Điểm giống nhau về tổ chức quân đội thời Trần so với thời Lý là gì?
A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
B. Chủ yếu dựa vào dân binh các làng xã.
C. Được tổ chức thành nhiều đạo.
D. Chủ trương quân đội “cốt tinh nhuệ, không cốt đồng”.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
4. Ý nào không phản ánh đúng những chủ trương, biện pháp để phục hồi và phát triển
nông nghiệp của nhà Trần?
A. Tích cực khai hoang, giảm tô thuế cho nhân dân.
B. Đắp đê phòng lụt, xây dựng các công trình thuỷ lợi.
C. Cho phép quý tộc tôn thất lập điền trang, thái ấp.
D. Du nhập nhiều kĩ thuật canh tác và giống cây mới từ bên ngoài.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
5. Các cửa biển trở thành nơi buôn bán nhộn nhịp với thương nhân nước ngoài thời Trần là
A. Vân Đồn.
B. Vân Đồn, Hội Thống.
C. Hội An, Thanh Hà.
D. Long Biên, Vân Đồn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
6. Các tầng lớp chính trong xã hội thời Trần là gì?
A. Quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.
B. Quý tộc, nông dân, thương nhân, nô tì.
C. Tầng lớp thống trị, tầng lớp bị trị.
D. Quan lại, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Trần đối với giáo dục?
A. Quốc Tử Giám được mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại.
B. Nhiều trường tư được khuyến khích thành lập.
C. Các kì thi Nho học được tổ chức quy củ.
D. Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu để khuyến khích học tập.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Giải VTH Lịch sử 7 trang 47
Câu 2 trang 47 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) về nội dung lịch sử vào ô ☐ trước các câu sau.
☐ Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Trần được hoàn thiện " thời Lý.
☐ Các vua Trần sau khi nhường ngôi cho con, xưng Thái Thượng hoàng và vẫn tham gia vào việc quản lí đất nước.
☐ Nhà Trần chia cả nước thành 12 đạo (lộ, phủ).
☐ Nhà Trần tăng cường quản lí các địa phương, nhất là các khu vực miền núi, biên viễn.
☐ Kinh đô Thăng Long dưới thời Trần hình thành rất nhiều phường nghệ và buôn bán rất sầm uất.
☐ Thời Trần, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, vai trò của Phật giáo ngày càng suy giảm.
☐ Các kì thi Nho học dưới thời Trần chưa được tổ chức quy củ.
Lời giải:
[ Đ ] Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Trần được hoàn thiện hơn thời Lý.
[ Đ ] Các vua Trần sau khi nhường ngôi cho con, xưng Thái Thượng hoàng và vẫn tham gia vào việc quản lí đất nước.
[ S ] Nhà Trần chia cả nước thành 12 đạo (lộ, phủ).
[ Đ ] Nhà Trần tăng cường quản lí các địa phương, nhất là các khu vực miền núi, biên viễn.
[ Đ ] Kinh đô Thăng Long dưới thời Trần hình thành rất nhiều phường nghệ và buôn bán rất sầm uất.
[ S ] Thời Trần, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, vai trò của Phật giáo ngày càng suy giảm.
[ S ] Các kì thi Nho học dưới thời Trần chưa được tổ chức quy củ.
Câu 3 trang 47 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và nêu nhận xét.
Lời giải:
* Sơ đồ:
* Nhận xét:
- Bộ máy nhà nước thời Trần có sự kế thừa, học hỏi từ bộ máy nhà nước thời Lý, xong đã có sự hoàn thiện, kiện toàn hơn.
- Điểm đặc biệt: nhà Trần thiết lập chế độ Thái thượng hoàng (vua chỉ ở ngôi một thời gian rồi nhường ngai vàng cho con, xưng Thái thượng hoàng, cùng quản lí đất nước).
Giải VTH Lịch sử 7 trang 48
Câu 4 trang 48 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy nối công trình ở cột bên trái với địa phương ở cột bên phải sao cho phù hợp
Lời giải:
Ghép nối: 1 – b); 2 – c); 3 – d); 4 – a)
Giải VTH Lịch sử 7 trang 49
Câu 5 trag 49 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy viết tiếp những nội dung thích hợp để hoàn thiện các câu dưới đây.
1. Phật Hoàng Trần Nhân Tông là người sáng lập ra………..
2. Quốc Tử Giám…………………
3. Một số bộ sử lớn được biên soạn dưới thời Trần là………………
4. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tổng bí truyền thư là những tác phẩm quân sự của………
5. ............... là thầy thuốc nổi tiếng nhất thời Trần, chuyên nghiên cứu và viết sách về y học.
6. Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm thời Trần có ý nghĩa là………….
Lời giải:
1. Phật Hoàng Trần Nhân Tông là người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
2. Quốc Tử Giám được mở rộng, là nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc, quan lại cao cấp.
3. Một số bộ sử lớn được biên soạn dưới thời Trần là Đại Việt sử kí.
4. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tổng bí truyền thư là những tác phẩm quân sự của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
5. Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng nhất thời Trần, chuyên nghiên cứu và viết sách về y học.
6. Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm thời Trần có ý nghĩa là khẳng định sự tự chủ trong ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc Đại Việt.
Câu 6 trang 49 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Hãy hoàn thành bằng hệ thống dưới đây về những nét chính của tình hình chính trị kinh tế, xã hội, văn hoá thời Trần.
Lĩnh vực |
Tình hình |
Chính trị |
|
Kinh tế |
|
Xã hội |
|
Văn hóa |
- Tư tưởng – tôn giáo: - Giáo dục: - Khoa học – kĩ thuật: - Văn học – nghệ thuật: |
Lời giải:
Lĩnh vực |
Tình hình |
Chính trị |
- Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện hơn so với thời Lý - Quân đội được tổ chức quy củ, thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” - Ban hành bộ Quốc triều Hình luật - Ngoại giao: Quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng; kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. |
Kinh tế |
- Nhà nước thu hành nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. - Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng được nhà nước quan tâm và có những bước phát triển mới. |
Xã hội |
- Xã hội tiếp tục có sự phân hóa. - Lực lượng thống trị (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền. - Lực lượng bị thống trị, gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì |
Văn hóa |
- Tư tưởng – tôn giáo: + Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế. + Phật giáo phát triển mạnh; Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời. + Đạo giáo phát triển, hòa nhập với các tín ngưỡng dân gian - Giáo dục: + Quốc Tử Giám được mở rộng. + Các trường học xuất hiện ở nhiều địa phương. + Các kì thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn. - Khoa học – kĩ thuật: đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: sử hoch, quân sự, y học,… - Văn học – nghệ thuật: + Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển + Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc độc đáo, đạt đến trình độ cao + Nghệ thuật diễn xướng phát triển với nhiều loại hình |
Câu 7 trang 49 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết sự thành lập triều Trần vào đầu thế kỉ XIII có phù hợp với yêu cầu lịch sử không? Vì sao?
Lời giải:
- Trong hoàn cảnh suy sụp của nhà Lý (cuối thế kỷ XII), việc nhà Trần được thành lập, thay thế nhà Lý để quản lý đất nước là việc làm cần thiết để ổn định tình hình chính trị, xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân, xây dựng và bảo vệ.
=> Việc nhà Trần thay thế nhà Lý là phù hợp với quy luật lịch sử.
Câu 8 trang 49 vở thực hành Lịch sử 7 - Kết nối tri thức:
a) Tìm hiểu và liệt kê một số thành tựu văn hoá Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn đến ngày nay.
b) Hãy hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7 - 10 câu) về một thành tựu văn hoá Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.
Lời giải:
Yêu cầu a) Một số thành tựu văn hoá Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn đến ngày nay là:
- Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
- Các tác phẩm văn học, như: Phú sông Bạch Đằng; Hịch tướng sĩ; Tụng giá hoàn kinh sư,…
- Các tác phẩm khoa học quân sự, như: Binh thư yếu lược,…
- Các công trình kiến trúc, như: Kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô; các lăng mộ vua Trần ở Đông Triều,…
Yêu cầu b)
(*) Giới thiệu Hoàng thành Thăng Long
- Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nằm trên địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, với diện tích quy hoạch bảo tồn vùng lõi là 18,395 ha (bao gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) và diện tích vùng đệm là 108 ha.
- Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng…, nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ được một số di tích lịch sử và khảo cổ học, tiêu biểu như: Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội); Đoan môn; Điện Kính thiên; Hậu lâu (Lầu Công chúa); Chính Bắc môn (Cửa Bắc)….
- Thành cổ Thăng Long - Hà Nội là di tích lịch sử và khảo cổ tiêu biểu, là bằng chứng vật chất phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đồng thời, phản ánh sự giao thoa văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới trong một quá trình lịch sử lâu dài, thể hiện qua rất nhiều hiện vật lịch sử, công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị mang bề dày hàng ngàn năm lịch sử.
Xem thêm lời giải Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 14: Ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông - Nguyên
Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)
Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức