Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 5 (Cánh diều): Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Với giải Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đạisách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Lịch sử 7 Bài 5.

1 1284 lượt xem


Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Câu 1 trang 14 Vở bài tập Lịch sử 7: Khoanh tròn vào phương án đúng.

a) Ý nào sau đây thể hiện sự biển đổi về kinh tế của Tây Âu thời trung đại?

A. Xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

B. Xuất hiện hình thức kinh doanh hợp tác xã.

C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là tự nhiên, tự cấp, tự túc.

D. Duy trì quan hệ sản xuất phong kiến.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

b) Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gắn liền với hai giai cấp

A. quý tộc và nông dân.

B. lãnh chúa và nông nô.

C. tư sản và vô sản.

D. chủ nô và nô lệ.

Trả lời

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 14 Vở bài tập Lịch sử 7:

a) Hãy điền các từ hoặc cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong đoạn thông tin dưới đây sao cho đúng về sự biển đổi về kinh tế của Tây Âu thời trung đại: thất nghiệp, quý tộc, nông dân, lông cừu.

Vào khoảng thế kỉ XV - XVI, khi nhu cầu………..tǎng cao, nhiều địa chủ và...... Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông bán nhằm thu lợi nhuận. Họ cướp ruộng đất của ....................., lập các đồng cỏ chăn nuôi cừu. Vì thê, người nông dân bị mất đất,...... và phái bán sức lao động. Hiện tượng trên được Tô-mát Mo-rơ gọi là “Cừu ăn thịt người".

b) Qua đoạn thông tin trên, hãy cho biết sự chuyển biển về kinh tế, xã hội Tây Âu thời trung đại đã biển đổi như thế nào?

Trả lời:

- Yêu cầu a)

Vào khoảng thế kỉ XV - XVI, khi nhu cầu lông cừu tǎng cao, nhiều địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông bán nhằm thu lợi nhuận. Họ cướp ruộng đất của nông dân, lập các đồng cỏ chăn nuôi cừu. Vì thế, người nông dân bị mất đất, thất nghiệp và phải bán sức lao động. Hiện tượng trên được Tô-mát Mo-rơ gọi là “Cừu ăn thịt người".

- Yêu cầu b) Sự chuyển biển về kinh tế, xã hội Tây Âu thời trung đại

+ Về kinh tế: phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện

+ Về xã hội: hình thành 2 giai cấp: tư sản và vô sản

Câu 3 trang 15 Vở bài tập Lịch sử 7: Quan sát sơ đồ sau, hãy trình bày sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.

Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 5 (Cánh diều): Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại (ảnh 1) 

- Xuất thân của giai cấp tư sản:

- Xuất thân của giai cấp vô sản:

Trả lời:

- Xuất thân của giai cấp tư sản: lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng,…

- Xuất thân của giai cấp vô sản: nông dân bị mất ruộng đất; thợ thủ công bị phá sản; nông nô, nô lệ,…

Câu 4 trang 15 Vở bài tập Lịch sử 7: Quan sát hình 5, hãy mô tả mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản theo gợi ý sau:

Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 5 (Cánh diều): Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại (ảnh 1) 

- Giai cấp tư sản được khắc họa như thế nào?

- Giai cấp vô sản được khác họa như thế nào?

- Mối quan hệ giữa hai giai cấp tư sản và vô sản:

Trả lời:

- Giai cấp tư sản được khắc họa như thế nào?

=> Giai cấp tư sản nắm trong tay tư liệu sản xuất; họ không tham gia vào đời sống lao động mà sống sung sướng, giàu có dựa trên sự bóc lột giai cấp vô sản.

- Giai cấp vô sản được khác họa như thế nào?

=> Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động để kiếm sống và bị tư sản bóc lột nặng nề.

- Mối quan hệ giữa hai giai cấp tư sản và vô sản:

=> Mối quan hệ giữa hai giai cấp tư sản và vô sản là: quan hệ đối kháng, bất bình đẳng.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục Hưng

Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo

Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

1 1284 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: