Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 21 (Cánh diều): Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Với giải Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIsách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Lịch sử 7 Bài 21.

1 655 lượt xem


Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu 1 trang 62 Vở bài tập Lịch sử 7: Khoanh tròn vào phương án đúng.

a) Cuối thế kỉ X, ở Chăm-pa diễn ra tình trạng nào sau đây?

A. Vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu, khủng hoảng và dần bị thay thế bởi Vương triều Vi-giay-a.

B. Quyền lực của chính quyền trung ương được củng cố.

C. Vương triều Vi-giay-a suy yếu, khủng hoảng và dần bị thay thế bởi Vương triều In-đờ-ra-pu-ra.

D. Tổ chức bộ máy nhà nước trở nên hoàn thiện, chặt chẽ.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

b) Khoảng năm 1000, vua Vi-giay-a Sơ-ri đã tiến hành việc gì sau đây?

A. Lui về xây dựng kinh đô In-đờ-ra-pu-ra (thuộc Quảng Nam ngày nay).

B. Trở lại xây dựng kinh đô tại Vi-giay-a (thuộc Bình Định ngày nay).

C. Thống nhất toàn bộ lãnh thổ.

D. Kết thúc chiến tranh với Chân Lạp.

Trả lời

Đáp án đúng là: B

c) Các nghề thủ công truyền thống nổi bật ở Chăm-pa là

A. chế tác thuỷ tinh, làm đồ sứ, xây dựng cầu cống.

B. làm đồ gốm, đóng thuyền, chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc.

C. đóng thuyền, làm la bàn, chế tác đồ trang sức bằng đồng.

D. làm đồ gốm sứ, làm giấy lụa, chế tác thuỷ tinh.

Trả lời

Đáp án đúng là: B

d) Đến thế kỉ VIII, Chân Lạp ở trong tình trạng nào sau đây?

A. Khủng hoảng và phân tán, lãnh thổ phân chia thành Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp.

B. Suy yếu và chia cắt, lãnh thổ dần bị thu hẹp và chỉ còn lại vùng đất Lục Chân Lạp.

C. Từng bước bị Phù Nam xâm lược, triều đình không còn kiểm soát được lãnh thổ.

D. Từng bước rơi vào khủng hoảng, suy vong, lãnh thổ chỉ còn lại vùng Lục Chân Lạp.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

e) Từ thế kỉ XVI, ở khu vực Thuỷ Chân Lạp (chủ yếu thuộc Nam Bộ ngày nay) đã diễn ra hiện tượng nào sau đây?

A. Rơi vào tình trạng bị ngập mặn, kinh tế ngày càng suy sụp.

B. Hoạt động ngoại thương suy tàn, người Chân Lạp rời bỏ vùng đất này.

C. Dân số ngày càng suy giảm, triều đình Chân Lạp ngừng quản lí hành chính.

D. Một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất này.

Trả lời

Đáp án đúng là: D

g) Những tôn giáo phổ biến ở vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là

A. Hồi giáo, Hin-đu giáo.

B. Phật giáo, Hồi giáo.

C. Phật giáo, Hin-đu giáo.

D. Hồi giáo, Nho giáo.

Trả lời

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 7: Điền những cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong đoạn thông tin sau để, thể hiện tình hình thương nghiệp ở Chăm-pa: Trung Quốc, tàu thuyền, ven sông, giao thương, Thị Nại, nội thương.

………… ở Chăm-pa gắn liền với mạng lưới trao đổi ở ……… Ngoại thương phát triển với hoạt động buôn bán của nhiều ……….. nước ngoài. Trong nhiều thế kỉ, Chăm-pa đóng vai trò là một đầu mối ………. quan trọng trong khu vực và trên tuyến đường biển Ấn Độ - …………. Thương cảng …………. (nay thuộc Bình Định) trở thành điểm giao thương sầm uất.

Trả lời:

Nội thương ở Chăm-pa gắn liền với mạng lưới trao đổi ở ven sông. Ngoại thương phát triển với hoạt động buôn bán của nhiều tàu thuyền nước ngoài. Trong nhiều thế kỉ, Chăm-pa đóng vai trò là một đầu mối giao thương quan trọng trong khu vực và trên tuyến đường biển Ấn Độ - Trung Quốc. Thương cảng Thị Nại (nay thuộc Bình Định) trở thành điểm giao thương sầm uất.

Câu 3 trang 64 Vở bài tập Lịch sử 7: Hoàn thành nội dung bảng sau bằng cách nêu ngắn gọn từng ý, thể hiện thành tựu và đặc điểm văn hoá Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Lĩnh vực

Thành tựu văn hóa tiêu biểu

Chữ viết

 

Tôn giáo

 

Kiến trúc

 

Nghệ thuật ca múa

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu văn hóa tiêu biểu

Chữ viết

- Sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm; chữ Chăm dần hoàn thiện

Tôn giáo

- Hinđu giáo giữ vai trò chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt.

- Hồi giáo được du nhập vào Chăm-pa từ khoảng thế kỉ XIII.

Kiến trúc

- Xây dựng nhiều đền tháp với những họa tiết sinh động, tỉ mỉ, phản ánh ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Nghệ thuật ca múa

- Nghệ thuật ca múa đa dạng, nhiều hình thức múa quạt, múa lụa…

Câu 4 trang 64 Vở bài tập Lịch sử 7: Trình bày những điểm tương đồng về tình hình hoặc đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá của Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

- Chính trị:

- Kinh tế:

- Văn hoá:

Trả lời:

- Chính trị: có nhiều biến động phức tạp.

- Kinh tế: nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu; ngoài ra, cư dân còn khai thác hải sane, lâm thổ sản và sản xuất các nghề thủ công

- Văn hoá: chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

1 655 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: