Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 20 (Cánh diều): Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Với giải Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Lịch sử 7 Bài 20.

1 1,350 05/11/2022


Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Câu 1 trang 59 Vở bài tập Lịch sử 7: Khoanh tròn vào phương án đúng.

a) Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đã

A. lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh

B. ban hành luật lệ, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Tây Đô,

C. phong chức tước và ban cấp ruộng đất cho quân lính tham gia khởi nghĩa.

D. hoàn thiện bộ máy chính quyền, khôi phục quốc hiệu Đại Cồ Việt.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

b) Triều đình Lê sơ đặt những chức quan nào sau đây chuyên trách về nông nghiệp?

A. Cục Bách tác, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.

B. Quan đồn điền, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,

C. Khuyến nông sứ, Hà đề sứ, Đồn điền sứ.

D. Đồn điền sứ, Quân điền trang, Hà đề sứ.

Trả lời

Đáp án đúng là: C

c) Thời Lê sơ, thuyền buôn và thương nhân các nước láng giềng buôn bán tại một số địa điểm nào sau đây?

A. Thống Lĩnh (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An - Hà Tĩnh).

B. Chi Lăng (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh), Thiên Cầm (Hà Tĩnh),

C. Thống Lĩnh (Lạng Sơn), Phố Hiến (Hưng Yên), Thăng Long.

D. Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An - Hà Tĩnh), Hoa Lư (Ninh Bình).

Trả lời

Đáp án đúng là: A

d) Thời Lê sơ, tầng lớp nào sau đây ngày càng có vai trò quan trọng?

A. Trí thức Phật giáo.

B. Quý tộc tôn thất nhà Lê.

C. Vương hầu, tướng lĩnh.

D. Quan lại xuất thân từ khoa cử.

Trả lời

Đáp án đúng là: D

e) Một trong những đặc điểm nổi bật về văn hoá thời Lê sơ là

A. Phật giáo, Đạo giáo phát triển mạnh mẽ, Nho giáo bị hạn chế.

B. Nho giáo chi phối đời sống xã hội, Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

C. Nho giáo tiếp tục thịnh hành, Phật giáo và Đạo giáo phát triển.

D. Nho giáo suy giảm vị trí, Phật giáo và Đạo giáo được tôn sùng.

Trả lời

Đáp án đúng là: B

g) Điểm chung của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh là gì?

A. Đều là những nhà thơ Nôm nổi tiếng.

B. Đều là quan văn.

C. Đều là trí thức Nho học.

D. Đều là danh nhân văn hoá thế giới.

Trả lời

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 60 Vở bài tập Lịch sử 7:  Điền những cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong đoạn thông tin sau, thê hiện tình hình xã hội thời Lê sơ: Quốc Tử Giám, tiến sĩ, khoa cử, giáo dục, thi Đình, quan lại.

Về ………, nhà Lê sơ đặc biệt chú trọng chế độ …….. để tuyển chọn …………. Năm 1428, vua Lê Thái Tổ cho mở lại …………. và mở trường học tại các lộ, phủ. Năm 1442, triều đình mở khoa thi Hội đầu tiên lấy đỗ………… Có ba kì thi chính là thi Hương, thi Hội và …………….

Trả lời:

Về giáo dục, nhà Lê sơ đặc biệt chú trọng chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại. Năm 1428, vua Lê Thái Tổ cho mở lại Quốc Tử Giám và mở trường học tại các lộ, phủ. Năm 1442, triều đình mở khoa thi Hội đầu tiên lấy đỗ tiến sĩ. Có ba kì thi chính là thi Hương, thi Hội và thi Đình.

Câu 3 trang 60 Vở bài tập Lịch sử 7: Hoàn thành nội dung bảng sau bằng cách nêu ngắn gọn từng ý, thể hiện sự phát triển của văn hoá Đại Việt thời Lê sơ.

Lĩnh vực

Biểu hiện

Tư tưởng,

Tôn giáo

 

Văn học chữ Hán

 

Văn học chữ Nôm

 

Khoa học

 

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Biểu hiện

Tư tưởng,

Tôn giáo

- Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội.

- Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

Văn học chữ Hán

- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, với các tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (của Nguyễn Trãi)…

Văn học chữ Nôm

- Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Hồng Đức quốc âm thi tập (của vua Lê Thánh Tông), Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)…

Khoa học

- Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc

- Nghệ thuật kiến trúc mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).

- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

Câu 4 trang 61 Vở bài tập Lịch sử 7: Quan sát hình ảnh kết hợp đọc tư liệu:

Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 20 (Cánh diều): Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) (ảnh 1) 

Viết một đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ của em về vai trò của nhân tài và việc sử dụng nhân tài, có sử dụng các từ khoá: hiền tài, xây dựng, đất nước, trọng dụng, chính sách, hùng mạnh.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Người hiền tàiđược hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Những người “hiền tài” sẽ có đóng góp lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ở thời đại nào thì "hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia". Do đó, cần phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ tốt đối với họ.

Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà nước Việt Nam hiện nay luôn coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi, trọng dụng để người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho sự phát triển hùng mạnh của đất nước.

Câu 5 trang 62 Vở bài tập Lịch sử 7: Tìm hiểu thông tin và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong ba nhân vật Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh theo gợi ý sau:

- Nhân vật:

- Quê quán, xuất thân:

- Sự nghiệp, công lao:

- Nhận xét, đánh giá:

Trả lời:

- Nhân vật: Lương Thế Vinh

- Quê quán, xuất thân:

+ Xuất thân trong một gia đình nông dân

+ Quê  ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

- Sự nghiệp, công lao:

+ Năm 23 tuổi, ông đỗ trạng nguyên trong khoa thi năm Quý Mùi (1463).

+ Cuộc đời 32 năm làm quan, Lương Thế Vinh đều ở Viện hàn lâm, trải thăng đến chức Hàn lâm Thị thư chưởng Hàn lâm viện sự, đứng đầu Viện hàn lâm.

+ Ông có biệt tài về ngoại giao, được nhà vua tin yêu, giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Trạng nguyên Lương Thế Vinh còn dạy học ở Quốc tử giám, Sùng văn quán và Tú lâm cục là những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học. 

- Nhận xét, đánh giá: Lương Thế Vinh là một nhà văn hóa lớn của Đại Việt thời Lê sơ.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1 1,350 05/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: