Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 17 (Cánh diều): Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Với giải Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Lịch sử 7 Bài 17.

1 1,781 05/11/2022


Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Câu 1 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 7: Khoanh tròn vào phương án đúng.

a) Vị vua Trần đóng vai trò lãnh đạo quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba chống quân xâm lược Nguyên là

A. Trần Anh Tông.

B. Trần Thái Tông.

C. Trần Minh Tông.

D. Trần Nhân Tông.

Trả lời

Đáp án đúng là: D

b) Việc các phụ lão đều nói “Đánh” khi vua Trần hỏi về kế đánh giặc ở thềm điện Diên Hồng năm 1258 thể hiện điều gì sau đây?

A. Tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân Đại Việt.

B. Tinh thần đoàn kết, ý chí quyết thắng ngoại xâm của quân đội nhà Trần.

C. Vai trò đặc biệt của các bậc phụ lão trong các công cuộc xây dựng đất nước.

D. Ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết của quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

c) Vị tướng của nhà Trần có công lao lớn nhất trong cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba chống quân xâm lược Nguyên là

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Nhật Duật.

D. Trần Khánh Dư.

Trả lời

Đáp án đúng là: B

d) Câu nói của Trần Quốc Tuấn khi trả lời vua Trần “Vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức” cho thấy

A. truyền thống yêu nước và tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Đại Việt trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

B. vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng lĩnh trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

C. tinh thần đoàn kết của vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần và các tầng lớp nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

D. truyền thống yêu nước và đoàn kết nội bộ của vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Trả lời

Đáp án đúng là: C

e) Thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên đã góp phần làm

A. suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.

B. sụp đổ đế quốc Mông Cổ, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân đội Mông Cổ đối với Nhật Bản và các nước khác.

C. suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, khiến vua Nguyên chuyển sang xâm lược Nhật Bản và các nước khác.

D. sụp đổ nhà Nguyên, khiến Nhật Bản và các nước trong khu vực khôi phục được độc lập.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 50 Vở bài tập Lịch sử 7: Sắp xếp theo thứ tự ý nghĩa lịch sử các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) trong bảng dưới đây:

Thứ tự

Nội dung

 

Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.

 

Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm.

 

Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt.

 

Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.

Trả lời:

Thứ tự

Nội dung

4

Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.

2

Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm.

1

Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt.

3

Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.

Câu 3 trang 50 Vở bài tập Lịch sử 7: Điền những cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong đoạn thông tin sau, thể hiện sự chuẩn bị của nhà Trần trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba: diễn tập, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, quân Nguyên, tổng chỉ huy, kháng chiến, vương hầu.

Biết trước nguy cơ …………. sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị ……………; vua ………….. ra lệnh cho các ……………., tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng; ………….. tiếp tục được trao quyền …………….; nhà Trần tổ chức cuộc ………….. quy mô lớn.

Trả lời:

Biết trước nguy cơ quân Nguyên sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến; vua Trần Nhân Tông ra lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng; Trần Quốc Tuấn tiếp tục được trao quyền tổng chỉ huy; nhà Trần tổ chức cuộc diễn tập quy mô lớn.

Câu 4 trang 51 Vở bài tập Lịch sử 7: Quan sát lược đồ 17:

Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 17 (Cánh diều): Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) (ảnh 1) 

a) Điền các địa danh Vạn Kiếp, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Thiên Trường bên cạnh các số 1, 2, 3, 4, 5 trên lược đồ để thể hiện những nơi giao chiến giữa quân nhà Trần với quân Nguyên.

b) Mô tả khái quát cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên theo lược đồ và gợi ý sau:

- Thời gian:

- Khái quát diễn biến chính:

- Kết quả:

- Ý nghĩa:

Trả lời:

Yêu cầu a) Điền tên địa danh

1 - Vạn Kiếp 2 - Chương Dương 3 - Hàm Tử

4 - Tây Kết 5 - Thiên Trường

Yêu cầu b)

- Thời gian: năm 1285

- Khái quát diễn biến chính:

+ Cuối tháng 1/1285, quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt từ nhiều phía: Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân từ Trung Quốc tiến vào; Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa đánh phía Bắc.

+ Tháng 2/1285, trước thế mạnh của giặc, quân dân nhà Trần rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long, rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công.

+ Trong thời gian tháng 3 - 4/1285, nhân dân Đại Việt thực hiện kế sách thanh dã, phối hợp với quân triều đình chống giặc ở khắp nơi,  khiến quân Nguyên lâm vào khó khăn.

+ Lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long. Sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.

- Kết quả: quân Nguyên đại bại, cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt giành thắng lợi.

- Ý nghĩa:

+ Bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt.

+ Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Câu 5 trang 52 Vở bài tập Lịch sử 7: Tìm hiểu thông tin và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong ba nhân vật Trần Thủ Độ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn theo gợi ý sau:

- Nhân vật:

- Quê quán, xuất thân:

- Sự nghiệp, công lao trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Nhận xét, đánh giá:

Trả lời:

- Nhân vật: Trần Nhân Tông (tên húy là Trần Khâm, sinh năm 1258, mất năm 1308).

- Quê quán, xuất thân:

+ Là con trưởng của vua Trần Thánh Tông

+ Ông lên ngôi vua năm 1278 và trị vì đến năm 1293 thì nhường ngôi cho con (Trần Anh Tông), lên làm Thái Thượng Hoàng.

+ Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền trúc Lâm Yên Tử.

- Sự nghiệp, công lao trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên: Trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285 và 1287 - 1288).

- Nhận xét, đánh giá:

+ Trần Nhân Tông là một vị vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái

+ Trần Nhân tông là còn còn là một nhà văn hóa tiêu biểu của thời Trần.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 – 1009)

Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

 

1 1,781 05/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: