Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 15 (Cánh diều): Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Với giải Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Lịch sử 7 Bài 15.

1 2,282 05/11/2022


Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Câu 1 trang 42 Vở bài tập Lịch sử 7: Khoanh tròn vào phương án đúng.

a) Nhà Lý chủ động đối phó với ý đồ xâm lược Đại Việt của nhà Tống ở phía bắc qua chủ trương nào sau đây?

A. “Dương đông kích tây”.

B. “Điệu hổ li sơn”.

C. “Tiên phát chế nhân”.

D. “Lấy ít địch nhiều”.

Trả lời

Đáp án đúng là: C

b) Việc tấn công vào đất Tống đã giúp nhà Lý như thế nào trong cuộc kháng chiến?

A. Nắm quyền chủ động, gây thanh thế, làm suy yếu quân Tống, đẩy đối phương vào thế bị động, lúng túng.

B. Có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến, mở rộng lãnh thổ trên quy mô lớn, đẩy đối phương vào thế khó khăn.

C. Nắm quyền chủ động, làm suy yếu quân Tống, buộc quân địch chỉ có thể tiến vào Đại Việt theo đường thuỷ.

D. Có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến, làm suy yếu thuỷ quân của địch, mở rộng lãnh thổ trên quy mô lớn.

Trả lời

Đáp án đúng là: A

c) Trong cuộc tấn công của nhà Lý vào đất Tống tháng 10-1075 có sự tham gia của lực lượng nào sau đây?

A. Dân quân tự vệ, do các làng xã điều hành.

B. Dân binh miền núi, do các tù trưởng chỉ huy.

C. Cấm binh và ngoại binh, do Thân Cảnh Phúc chỉ huy.

D. Dân quân du kích, do vua Lý trực tiếp chỉ huy.

Trả lời

Đáp án đúng là: B

d) Khi tấn công sang đất Tống (10-1075), quân đội nhà Lý đã

A. tiêu diệt toàn bộ lực lượng thuỷ binh của quân Tống.

B. đập tan hoàn toàn ý đồ tấn công Đại Việt của nhà Tống.

C. phá huỷ nhiều căn cứ, kho tàng của quân Tống.

D. khẳng định vị thế của Đại Việt ngang hàng với nhà Tống.

Trả lời

Đáp án đúng là: C

e) Phòng tuyến sông Như Nguyệt có vị trí quan trọng đặc biệt vì

A. bảo vệ Thăng Long và đồng bằng sông Hồng từ phía tây, phía bắc.

B. chặn ngang các ngả đường bộ từ Ung Châu vào Thăng Long.

C. án ngữ trên toàn bộ các tuyến đường thuỷ dẫn vào Đông Đô.

D. chặn ngang các ngả đường bộ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội.

Trả lời

Đáp án đúng là: B

g) Việc Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, giảng hòa nhằm mục đích gì và thể hiện điều gì?

A. Nhằm chiến kết thúc chiến tranh, bảo toàn tài sản của nhân dân trong khu vực có trận; thể hiện sự vị tha và bù đắp cho những thiệt hại của quân Tống.

B. Nhằm khiến quân Tổng khâm phục, đầu hàng nhanh chóng; thể hiện tinh thần nhân đạo, hoà hiếu của cả hai bên.

C. Nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân nhà Lý, uy hiếp quân Tống; thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước.

D. Nhằm sớm kết thúc chiến tranh, tránh tổn thất xương máu; thể hiện tinh thần nhân đạo, mong muốn hoà bình, thiện chí nối lại quan hệ hoà hiếu giữa hai nước.

Trả lời

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 43 Vở bài tập Lịch sử 7: Điền những từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong đoạn thông tin sau để, thể hiện quá trình chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý: Thăng Long, Lý Thường Kiệt, biên giới, Như Nguyệt, chiến lược, nhà Tống, thuỷ binh.

Ở ………….. lực lượng quân mai phục được bố trí tại những vị trí …………. Tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy lực lượng chặn đánh ………… nhà Tống ở vùng Đông Kênh. Phòng tuyến sông ………….. ở phía bắc ……………. được gấp rút xây dựng, …………. trực tiếp chỉ huy lực lượng tại đây để chặn đánh quân bộ của ………….

Trả lời:

biên giới lực lượng quân mai phục được bố trí tại những vị trí chiến lược. Tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy lực lượng chặn đánh thủy binh nhà Tống ở vùng Đông Kênh. Phòng tuyến sông Như Nguyệt ở phía bắc Thăng Long được gấp rút xây dựng, Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy lực lượng tại đây để chặn đánh quân bộ của nhà Tống.

Câu 3 trang 43 Vở bài tập Lịch sử 7: Quan sát lược đồ và dựa vào kiến thức đã học viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt theo gợi ý sau:

- Thời gian:

- Địa điểm:

- Diễn biến chính:

- Vị trí, vai trò của phòng tuyến sông Như Nguyệt:

- Kết quả, ý nghĩa thắng lợi:

Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 15 (Cánh diều): Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) (ảnh 1) 

Trả lời:

- Thời gian: đầu năm 1077

- Địa điểm: phòng tuyên sông Như Nguyệt (bờ nam sông Cầu, đoạn từ Đa Phúc đến Phả Lại)

- Diễn biến chính:

+ Tháng 1-1077, quân Tống vượt ải Nam Quan (Lạng Sơn) vào Đại Việt. Trên đường tiến về Thăng Long, quân Tống bị chặn đánh tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt phòng tuyến Như Nguyệt nhưng không thành công, lâm vào thế khó khăn.

+ Nắm bắt thời cơ, cuối xuân 1077, Thái úy Thường Kiệt chủ trương mở các cuộc công kích lớn lớn mà đối tượng chính là nơi đóng quân của Triệu Tiết và Quách Quỳ, khiến quân Tống đại bại.

- Vị trí, vai trò của phòng tuyến sông Như Nguyệt: giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì: phòng tuyến sông Như Nguyệt chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Ung Châu (nay là Quảng Tây, Trung Quốc) vào Thăng Long.

- Kết quả, ý nghĩa thắng lợi:

+ Quân Tống đại bại.

+ Trận chiến trên sông Như Nguyệt là chiến thắng quan trọng, quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Đại Việt.

Câu 4 trang 45 Vở bài tập Lịch sử 7: Quan sát hình dưới đây và viết một đoạn văn ngắn theo gợi ý sau:

- Tên nhân vật:

- Quê hương, xuất thân:

- Công lao, đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tổng thời Lý:

- Nhận xét, đánh giá:

Vở bài tập Lịch sử 7 Bài 15 (Cánh diều): Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) (ảnh 1) 

Trả lời:

- Tên nhân vật: Lý Thường Kiệt (tên thật là: Ngô Tuấn)

- Quê hương, xuất thân:

+ Quê ở phường Thái Hòa, Thăng Long (Hà Nội)

+ Ông là đại thần của nhà Lê, từng phò trợ cho 3 vị vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.

- Công lao, đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tổng thời Lý:

+ Là người đề ra chủ trương “tiên phát chế nhân”.

+ Là một trong những lãnh đạo chủ chốt trong cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Đại Việt.

- Nhận xét, đánh giá: Lý Thường Kiệt là người có tài mưu lược, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của nhà nước Đại Việt thời Lý.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 12: Vương quốc Lào

Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 – 1009)

Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

1 2,282 05/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: