Viết và trình bày báo cáo theo mẫu, báo cáo kết quả thực hành trang 176 KHTN 9
Lời giải Báo cáo kết quả thực hành trang 176 KHTN 9 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 9.
Giải KHTN 9 Bài 42: Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
Báo cáo kết quả thực hành trang 176 KHTN 9: Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
QUAN SÁT TIÊU BẢN NHIỄM SẮC THỂ
Ngày ………….. Tháng …………… Năm………………….
Họ và tên: ………………………………………………
Lớp: …………… Trường: ………………………………
1. Mục tiêu: Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
2. Thiết bị hoặc vật liệu:
- Dụng cụ: kính hiển vi quang học (có các vật kính 10×, 40×, 100×), dầu soi kính.
- Mẫu vật: tiêu bản cố định bộ nhiễm sắc thể ở một số loài (châu chấu, lợn, người, hành tím,…)
3. Phương pháp thực hiện:
- Bước 1: Đặt tiêu bản cố định lên bàn kính.
- Bước 2: Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 10× để lựa chọn vị trí có bộ nhiễm sắc thể dễ quan sát.
- Bước 3: Di chuyển vị trí đã chọn vào giữa trường kính. Sau đó, chuyển sang vật kính 40× và 100× để quan sát.
- Bước 4: Đếm số lượng, xác định hình thái và vẽ hình minh họa của các nhiễm sắc thể trong tiêu bản quan sát được.
4. Kết quả quan sát:
5. Thảo luận:
a. Từ những kết quả quan sát, em hãy cho biết tiêu bản nhiễm sắc thể đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào. Tại sao?
- Trong các tiêu bản quan, các nhiễm sắc thể đều có trạng thái kép và có số lượng bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài, đồng thời các nhiễm sắc thể nằm tự do trong tế bào → Các tiêu bản nhiễm sắc thể có thể ở kì đầu của nguyên phân hoặc kì đầu I của giảm phân.
b. Hãy cho biết những khó khăn em gặp phải trong bài thực hành và đề xuất phương án giải quyết.
Một số khó khăn em gặp phải trong bài thực hành và phương án giải quyết là:
Khó khăn |
Phương án giải quyết |
Chưa quan sát được hình ảnh trên tiêu bản |
Điều chỉnh lại kính hiển vi (chỉnh ốc thứ cấp nâng bàn kính, ốc vi cấp chỉnh ảnh rõ hơn), khi chuyển vật kính đảm bảo vật kính vào khớp để soi được tiêu bản. |
Khi chuyển lên vật kính lớn 100× có thể khó quan sát được hình ảnh |
Điều chỉnh ánh sáng của kính phù hợp hơn, nhỏ dầu soi kính. |
Chưa nhận biết được tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào |
Xem lại lí thuyết bài học và tìm hiểu thêm những hình ảnh của các kì trong quá trình phân bào. |
6. Kết luận:
- Có thể quan sát được nhiễm sắc thể bằng kính hiển vi quang học có độ phóng đại 1000 lần.
- Mỗi loài có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về hình dạng và số lượng.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Hình thành kiến thức mới 1 trang 175 KHTN 9: Tại sao khi dùng kính hiển vi quang học,...
Báo cáo kết quả thực hành trang 176 KHTN 9: Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:...
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể
Bài 44: Di truyền học với con người
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Friends plus
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Chân trời sáng tạo