Giải KHTN 9 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cơ năng

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 2: Cơ năng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 9 Bài 2.

1 3,136 10/04/2024


Giải KHTN 9 Bài 2: Cơ năng

Giải KHTN 9 trang 10

Câu hỏi 1 trang 10 Khoa học tự nhiên 9: Trong Hình 2.1 vật chuyển động nào có động năng lớn nhất? Giải thích.

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cơ năng (ảnh 2)

Lời giải:

Vật có động năng lớn nhất là máy bay đang chuyển động trên bầu trời vì động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc. Trong ba vật, máy bay có khối lượng và vận tốc lớn nhất.

Giải KHTN 9 trang 11

Luyện tập trang 11 Khoa học tự nhiên 9: Tính động năng của các vật sau:

a) Một quả bóng đá có khối lượng 0,42 kg đang chuyển động với tốc độ 15 m/s.

b) Một ô tô tải có khối lượng tổng cộng 2,5 tấn đang chạy trên đường với tốc độ 54 km/h.

c) Một viên bi sắt có khối lượng 420 g đang lăn trên mặt phẳng nằm ngang với tốc độ 50 cm/s.

Lời giải:

a) Động năng của quả bóng là:

Wd=12mv2=12.0,42.152=47,25(J)

b) Động năng của ô tô tải là :

Wd=12mv2=12.2,5.104.152=2,8.106(J)

c) Động năng của viên bi sắt là:

Wd=12mv2=12.0,42.0,52=52,5.103(J)=52,5(mJ)

Câu hỏi 2 trang 11 Khoa học tự nhiên 9: Trong hình dưới đây, chậu cây nào có thế năng lớn nhất? Giải thích.

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cơ năng (ảnh 3)

Lời giải:

Vật có trọng lượng càng lớn và độ cao càng lớn thì thế năng của vật đó càng lớn. Trong ba chậu cây, chậu A và C trông lớn hơn chậu B nên trọng lượng của chậu A và C lớn hơn B. Mà chậu A ở vị trí cao hơn chậu C. Vì vậy, chậu cây A có thế năng lớn nhất.

Câu hỏi 3 trang 12 Khoa học tự nhiên 9: Nêu thêm một số ví dụ minh họa cho các vật vừa có động năng, vừa có thế năng.

Lời giải:

Máy bay trên không trung, con diều đang chao đảo trên trời,quả bóng chuyển trong trận đấu, quả cầu lông khi đang chơi cầu lông…

Luyện tập trang 13 Khoa học tự nhiên 9: Một em bé có khối lượng 25 kg bắt đầu trượt từ đỉnh cầu trượt có độ cao 1,6 m so với mặt đất với tốc độ ban đầu bằng không. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cơ năng (ảnh 5)

a) Tính cơ năng của em bé tại đỉnh cầu trượt.

b) Động năng và thế năng của em bé thay đổi như thế nào trong quá trình trượt xuống?

Lời giải:

a) Tại đỉnh cầu trượt, động năng của em bé là :

Wđ = 0

Tại đỉnh cầu trượt, thế năng của em bé là :

Wt = P.h = 10.25.1,6 = 400 (J)

Tại đỉnh cầu trượt, cơ năng của em bé là :

W = Wđ + Wt = 0 + 400 = 400 (J)

b) Trong quá trình trượt xuống, động năng của em bé tăng dần và thế năng giảm dần, tổng thế năng và động năng của em bé không thay đổi.

Câu hỏi 5 trang 13 Khoa học tự nhiên 9: Mô tả sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong chuyển động của quả bóng rơi (Hình 2.5a) và vận động viên nhảy cao qua xà (Hình 2.5b, không xét giai đoạn chạy đà).

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cơ năng (ảnh 6)

Lời giải:

a) Quả bóng rơi

Tại vị trí A, quả bóng có thế năng lớn nhất, động năng bằng không.

Từ vị trí A đến B và C, quả bóng có thế năng giảm dần, động năng tăng dần.

Tại vị trí C trước khi chạm đất, quả bóng có động năng là lớn nhất, thế năng bằng không.

b) Vận động viên nhảy cao qua xà

Từ vị trí A đến B, vận động viên có thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

Tại vị trí B, vận động viên có thế năng bằng không, động năng bằng không.

Từ vị trí B đến C, quả bóng có thế năng giảm dần, động năng tăng dần.

Tại vị trí C trước khi chạm đệm, vận động viên có động năng là lớn nhất, thế năng bằng không.

1 3,136 10/04/2024