Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà trang 14, 15, 16, 17 - Cánh diều

Với lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà trang 14, 15, 16, 17 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.

1 2301 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 14 Chỉ dẫn hoạt động

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 14 Câu hỏi: Hãy nói về những gì bạn nhìn thấy trong hình dưới đây.

Trả lời:

Hình ảnh một ngôi nhà đang bị cháy.

1. Một số nguyên nhân và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 14 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 14 Câu hỏi: Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây?

Trả lời:

Hình 1: Để lửa cháy quá to rất dễ bùng lên các đồ vật xung quanh gây cháy.

Hình 2: Để quên bàn là đang nóng trên quần áo dẫn đến cháy quần áo và lan rộng.

Hình 3: Ổ điện có lửa rất dễ gây nổ các dây đang cắm ở đó.

Hình 4: Các bạn nhỏ nghịch đốt rơm trong sân nhà bên cạnh là chiếc xe máy.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 15 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 15 Câu hỏi 1: Hãy kể một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết.

Trả lời:

- Khi nấu ăn mà quên tắt bếp.

- Để các đồ vật dễ cháy nổ bên cạnh bếp nóng.

- Các đồ điện tử chạy quá công suất.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 15 Câu hỏi 2: Nêu những thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà.

Trả lời:

Những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà:

- Nhà cửa bị cháy hết.

- Tổn thất về tài sản.

- Thiệt hại về tính mạng.

- Nguy hiểm đến những người xung quanh.

-….

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 15 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 15 Câu hỏi 1: Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo các gợi ý dưới đây.

Trả lời:

Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo gợi ý:

STT

Những thứ có thể gây cháy trong nhà

Một số thông tin về cách phòng cháy

1

Bếp ga

- Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Trông coi bếp suốt quá trình đun nấu.

- Nấu xong, khóa bình ga và tắt bếp.

- Không để trẻ nhỏ sử dụng bếp ga.

2

Bàn là

- Không sử dụng bàn là ở nhiệt độ quá cao.

- Luôn chú ý đến bàn là trong quá trình sử dụng.

- Rút điện ngay sau khi sử dụng xong và để cho mặt bàn là nguội hẳn rồi mới cất đi.

- Để bàn là tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

3

Bình nóng lạnh

- Trước khi tắm phải tắt bình nóng lạnh.

- Kiểm tra bình nóng lạnh thường xuyên và định kỳ.

- Lắp hệ thống chống giật và chống cháy nổ.

- Không bật bình nóng lạnh 24/7.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 15 Câu hỏi 2: Nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà.

Trả lời:

Những thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà là:

Luôn tắt các thiết bị điện trước khi ra ngoài.

- Khóa van bình ga sau khi sử dụng xong.

- Không vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng.

- Lắp đặt các hệ thống tự ngắt điện và cảnh báo cháy nổ trong gia đình.

- Không để các đồ dùng, vật lễ dễ cháy gần nơi đun nấu.

2. Cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 16 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 16 Câu hỏi: Hãy nói về những việc phải làm và những việc không được làm khi phát hiện có cháy trong các tình huống dưới đây.

Trả lời: 

Những việc phải làm và không được làm khi phát hiện có cháy trong các tình huống dưới đây:

- Tình huống 1:

+ Những việc nên làm: Ngay lập tức gọi đội phòng cháy chữa cháy 114, tìm cách di chuyển đến cửa ra vào thoát khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt, chạy ra ngoài bằng lối thoát hiểm gần nhất.

+ Những việc không được làm: Vào phòng tắm trốn.

- Tình huống 2:

+ Những việc nên làm: Ngay lập tức chạy thoát khỏi đám cháy, gọi đội phòng cháy chữa cháy 114.

+ Những việc không được làm: Quay lại nhà lấy cặp sách và đồ chơi.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 17 Câu hỏi: Chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc phải làm khi có cháy.

Trả lời:

Những việc cần phải làm khi có cháy là:

- Ngay lập tức gọi đối cứu hộ phòng cháy chữa cháy 114 hoặc phòng cháy chữa cháy ở nơi mình đang sống.

- Không cố gấng quay lại lấy những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà.

- Nên thoát khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt.

- Luôn giữ cơ thể có vị trí thấp nhất có thể.

- Nếu sống ở chung cư, không sử dụng thang máy để thoát hiểm.

- Dùng chăn mềm có thấm nước trùm lên người và lấy khăn thấm nước để che kín miệng và mũi.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 17 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 17 Câu hỏi 1: Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây?

Trả lời:

Xử lí tình huống:

- Tình huống 1: Nếu em nhìn thấy nhà bên cạnh có đám cháy, em sẽ ngay lập tức gọi 114 và hô hào mọi người trợ giúp dập lửa.

- Tình huống 2:

+ Nếu ngửi thấy mùi khét trong nhà, em sẽ bảo bố mẹ đi kiểm tra các thiết bị điện trong gia đình xem có thiết bị nào đang rò rỉ điện hoặc có đồ đang đun trên bếp nhưng chưa tắt bếp không.

+ Sau đó, tắt cầu dao điện tổng đi để tránh gây cháy nổ điện.

+ Không tự ý động các thiết bị đang bị rò rỉ điện.

+ Nếu nhận thấy có thể xảy ra cháy nổ thì ngay lập tức chạy khỏi nhà và gọi điện cho cứu hỏa.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 17 Câu hỏi 2: Chọn một trong hai tình huống để thực hành ứng xử theo phương án em và các bạn đã đưa ra.

Trả lời

Các em thực hành theo nhóm một trong hai tình huống trên ở trên lớp.

Xem thêm lời giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

Ôn tập: Chủ đề gia đình

Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội

Bài 6: Truyền thống trường em

Bài 7: Thực hành: Khảo sát về sự an toàn của trường học

1 2301 lượt xem
Tải về