Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15: Cơ quan tiêu hóa trang 83, 84, 85, 86, 87 - Cánh diều

Với lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15: Cơ quan tiêu hóa trang 83, 84, 85, 86, 87 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.

1 1,092 27/10/2022
Tải về


Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15: Cơ quan tiêu hóa

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang Chỉ dẫn hoạt động

1. Các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 83 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 83 Câu hỏi: Chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trong sơ đồ dưới đây.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 84 Trò chơi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 84 Câu hỏi: Ghép thẻ chữ vào hình.

Trả lời:

- Ghép thẻ chữ vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa cho phù hợp:

- Chỉ và nói đường đi của thức ăn trên sơ đồ cơ quan tiêu hóa:

Đường đi của thức ăn trên sơ đồ cơ quan tiêu hóa là: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. Ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 84 Chỉ dẫn hoạt động

2. Chức năng cuả cơ quan tiêu hóa

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 85 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 85 Câu hỏi: Khám phá quá trình tiêu hóa thức ăn  ở khoang miệng

Trả lời:

- Sự thay đổi độ cứng và vị của miếng bánh mì: miếng bánh mì dần dần mềm ra và có độ ngọt.

- Khi ăn cơm, răng sẽ nghiền cơm thành các miếng nhỏ hơn qua hoạt động nhai, lưỡi đảo trộn cơm với nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra và biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đường đôi. 

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 85 Chỉ dẫn hoạt động

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 85 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 85 Câu hỏi: Chỉ và nói quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, ruột non, ruột già trong các hình dưới đây.

Trả lời: 

- Dạ dày:

+ Thức ăn được nhào trộn, nghiền nát thành dạng lỏng.

+ Một phần thức ăn được dịch vị biến đổi thành chất dinh dưỡng.

- Ruột non:

+ Hầu hết tức ăn được mật, dịch tủy, dịch ruột biến đổi thành chất dinh dưỡng.

+ Các chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu nuôi cơ thể.

- Ruột già:

+ Phần lớn nước được hấp thu vào máu.

+ Các chất cặn bã được tạo thành phân và thải ra ngoài.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Câu hỏi 2: Kể về việc ăn uống hằng ngày của em.

Trả lời: 

Việc ăn uống của em hàng ngày chưa được khoa học vì em thường không ăn bữa sáng và ăn nhiều thịt vào bữa tối. Em thường ăn nhiều đồ ăn vặt có chứa dầu mỡ, uống ít nước và ăn ít rau xanh.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về thức ăn, đồ uống đưa vào cơ thể và lượng chất cặn bã thải ra?

Trả lời:

Lượng thức ăn đồ uống được đưa vào cơ thể nhiều nhưng lượng chất cặn bã thải ra ít vì ăn ít rau và hoa quả sẽ làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Câu hỏi 2: Cơ quan tiêu hóa có chức năng gì?

Trả lời:

Cơ quan tiêu hóa có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài.

3. Bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Câu hỏi: Hãy nói về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan trong các hình dưới đây.

Trả lời:

Những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa là:

- Hình 1: Ăn cơm đúng giờ đúng bữa, không ăn cơm quá muộn.

- Hình 2: Ăn cơm từ tốn, nhai kĩ no lâu.

- Hình 3: Không ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bội thực.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Câu hỏi: Em còn biết việc làm nào có lợi ích hoặc có hại cho cơ quan tiêu hóa.

Trả lời:

Những việc làm có lợi cho cơ quan tiêu hóa là:

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ xung chất xơ.

- Uống đủ nước.

- Không xem tivi, điện thoại khi đang ăn, tập trung khi ăn.

- Ăn chậm nhai kĩ.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Không ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt có nhiều dầu mỡ.

Những việc làm có hại cho cơ quan tiêu hóa là:

- Ăn quá no.

- Chạy nhảy, nô đùa sau khi vừa ăn xong.

- Ăn đêm.

- Uống nhiều đồ uống có gas.

- Ăn vội vàng, không đúng giờ, đúng bữa.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Trò chơi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Câu hỏi: ‘‘ Hỏi -đáp’’

Trả lời:

1- c, 2 - a, 3 - b

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Câu hỏi: Em cần thay đổi thói quen nào trong ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hóa? Vì sao? 

Trả lời:

Em cần thay đổi thói quen không nên ăn quá vội vàng mà phải ăn chậm, nhai kĩ vì khi chúng ta ăn chậm, nhai kĩ thức ăn sẽ được nghiền nát tốt hơn, giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Thực ăn nhanh chóng được tiêu hóa và biến thành chất bổ nuôi cơ thể.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn thế nào nếu các bạn cười đùa trong khi ăn?

Trả lời:

Em sẽ khuyên các bạn không nên cười đùa trong khi ăn vì dựa vào cơ chế của phản xạ khi ăn uống. Khi ăn uống vừa cười vừa nói thì nắp thanh quản sẽ không đậy lại và làm cho thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm cho ta bị sặc. Bên cạnh đó khi cười đùa như vậy khiến thức ăn rơi ra rất mất vệ sinh.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Chỉ dẫn hoạt động

Xem thêm lời giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 16: Cơ quan tuần hoàn

Bài 17: Cơ quan thần kinh

Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe

Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh

Ôn tập Chủ đề: Con người và sức khỏe

1 1,092 27/10/2022
Tải về