Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 23: Trái đất trong hệ mặt trời trang 119, 120, 121, 122, 123, 124 - Cánh diều

Với lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 23: Trái đất trong hệ mặt trời trang 119, 120, 121, 122, 123, 124 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.

1 1,443 27/10/2022
Tải về


Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 23: Trái đất trong hệ mặt trời

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 119 Chỉ dẫn hoạt động

Trả lời:

Trái Đất có ngày và đêm vì Trái Đất có hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất. Khoảng thời gian được chiếu sáng là ban ngày, khoảng còn lại là ban đêm.

1. Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời 

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 119 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 119 Câu hỏi 1: Chỉ và nói tên các hành tinh trong hệ mặt trời ở sơ đồ dưới đây.

Trả lời:

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời theo sơ đồ là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 119 Câu hỏi 2: Từ mặt trời ra xa dần, trái đất là hành tinh thứ mấy.

Trả lời

Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.

2. Chuyển động của Trái đất

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 120 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 120 Câu hỏi: Chỉ và nói chiều chuyển động của trái đất quanh mặt trời trên sơ đồ.

Trả lời:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. 

- Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết một năm.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 120 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 120 Câu hỏi: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

- Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động quanh mình nó ngược chiều kim đồng hồ.

- Các em thực hành xoay quả địa cầu trên lớp.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 121 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 121 Câu hỏi: Chỉ và nói chiều chuyển động của trái đất quanh mặt trời và chiều chuyển động của trái đất quanh mình nó trên sơ đồ.

Trả lời:

- Chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết một năm.

- Chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó: Trái Đất chuyển động quanh mình nó ngược chiều kim đồng hồ  theo chiều từ Tây sang Đông. Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh mình nó là 24 giờ.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 121 Trò chơi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 122 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 122 Câu hỏi: Tìm hiểu vì sao có ngày và đêm.

3. Chuyển động của mặt trăng quanh trái đất

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 123 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 123 Câu hỏi: Chỉ chiều chuyển động của mặt trăng quanh trái đất.

Trả lời:

Mặt trăng quay quanh Trái đất theo chiều từ phải sang trái.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 123 Trò chơi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 123 Câu hỏi: Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 124 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 124 Câu hỏi 1: Hãy chỉ và nói với bạn chuyển động của trái đất, mặt trăng trong sơ đồ dưới đây.

Trả lời:

Chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng:

- Chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết một năm.

- Chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó: Trái Đất chuyển động quanh mình nó ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông. Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh mình nó là 24 giờ.

- Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông. Mặt Trăng là vệ sinh của Trái Đất.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 124 Câu hỏi 2: Đóng vai nhà du hành vũ trụ, giới thiệu với các bạn trái đất, mặt trăng và mặt trời.

Trả lời:

Hiểu biết của em về Trái đất, mặt trăng và mặt trời:

Trái đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái đất hình thành cách đây 4,55 tỷ năm. Sự sống xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm và có thể tồn tại khoảng 1,5 tỷ năm nữa (sau đó kích thước Mặt trời tăng lên và làm tiêu diệt mọi sự sống). Trái đất có hình cầu hơi bẹt về hai cực (đường kính xích đạo lớn hơn 43 km so với đường kính đo theo hai cực). Khối lượng Trái đất là 5,9722 x 1024kg. Bán kính của Trái đất là 6.371 km. Diện tích Trái đất là 510.000.000 km2. Nước bao bọc tới 70,8% bề mặt Trái đất. Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời hết 365,25696 ngày với tốc độ trung bình là 29,783 km/giây. Nhân loại tính đến ngày 1/1/2016 là 7,34 tỷ người.

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt trời. Mặt trời hình thành cách đây 4,57 tỷ năm. Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt trời được chuyển thành năng lượng dưới dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái đất thông qua quá trình quang hợp và điều tiết khí hậu thời tiết trên Trái đất. Thành phần của Mặt trời gồm Hydro (74% khối lượng), Heli (24% khối lượng) và một lượng nhỏ các nguyên tố khác. Mặt trời có đường kính khoảng 1,392 x 106km, có diện tích khoảng 6,0877 x 106 km2, với thể tích 1,4122 x 1018 km3 và với khối lượng khoảng 1,9891 x 1030 kg. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái đất đến Mặt trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái đất.

Đường kính xích đạo của Mặt trăng là 3.476,2 km, tức là hơn một phần tư đường kính Trái đất. Diện tích Mặt trăng là 3,793 x 107 km2. Khối lượng Mặt trăng là 7,347673 x 1022kg, khoảng bằng 2% khối lượng Trái đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái đất. Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,321661 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày. Mặt trăng có chu kỳ quay quanh quỹ đạo là 2,413402 km với tốc độ 1,022 km/giây. Mặt trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, có nghĩa là nó hầu như giữ nguyên một mặt hướng về Trái đất ở tất cả mọi thời điểm.

Xem thêm lời giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Họ hàng nội, ngoại

Bài 2: Một số ngày kỷ niệm, sự kiện của gia đình

Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

Ôn tập Chủ đề: Trái đất và bầu trời

1 1,443 27/10/2022
Tải về