Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70 - Cánh diều

Với lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.

1 781 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 61 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 61 Câu hỏi: Chỉ và nói tên những bộ phận của cây đậu tương.

Trả lời: 

- Những bộ phận của cây đậu tương:

1. Rễ cây

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 61 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 61 Câu hỏi 1: Chỉ ra sự khác nhau giữ rễ cây hành và rễ cây cải

Trả lời: 

Sự khác nhau giữa rễ cây hành và rễ cây cải.

- Hình 1: Cây hành là rễ chùm, chỉ có rễ con.

- Hình 2: Cây cải là rễ cọc, có rễ cái và từ đó phân ra các rễ con.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 62 Câu hỏi 2: Cây nào có rễ cọc, cây nào có rễ chùm trong các hình dưới đây?

Trả lời:

- Cây có rễ cọc là cây cây xoài và cây cam.

- Cây có rễ chùm là cây lúa và cây ngô.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 62 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 62 Câu hỏi: Kể tên một số cây khác có rễ cọc hoặc rễ chùm mà em biết.

Thông tin mở rộng

Trả lời:

- Một số cây rễ cọc: cây bưởi, cây xoài, cây đu đủ, cây mít, cây đậu xanh,...

- Một số cây rễ chùm: cây hành, cây tỏi, cây ngô, cây dừa, câu cau, cây chuối, cây khoa lang, cây xả,...

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 63 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 63 Câu hỏi: Dựa vào hình dưới đây, em hãy nêu chức năng của rễ cây.

Trả lời: 

Chức năng của rễ cây:

- Hấp thụ nước và chất khoáng để cây tăng trưởng.

- Bám sát xuống lòng đất để cây đứng vững hơn.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 63 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 63 Câu hỏi 1: Vì sao chúng ta phải tưới nước và bón phân cho cây?

Trả lời:

Chúng ta phải tưới nước và bón phân cho cây vì cây cần các chất dinh dưỡng thiết yếu để sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 63 Câu hỏi 2: Rễ cây còn có chức năng nào khác?

Trả lời:

Chức năng khác của rễ cây:

-Hút nước và chất khoáng có trong đất để nuôi cây.

 - Rễ còn giúp cây bám chặt vào đất để giữ cây không bị đổ.

- Một số rễ cây còn dùng để ăn, làm gia vị, thuốc như: củ nghệ, củ giềng, nhân sâm, tam thất,…

2. Thân cây

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 64 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 64 Câu hỏi 1: Chỉ và nói:

  • Cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo?

  • Cây nào có thân mọc đứng, cây nào có thân leo hoặc thân bò?

Trả lời: 

- Cây có thân gỗ: cây phượng vĩ, cây bằng lăng.

- Cây có thân thảo: cây tía tô, cây bí ngô, cây mướp, cây dưa hấu, cây bí đao, cây hướng dương.

- Cây có thân mọc đứng: cây phượng vĩ, cây tía tô, cây bằng lăng, cây hướng dương.

- Cây có thân leo hoặc thân bò: cây bí ngô, cây mướp, cây dưa hấu, cây bí đao.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 64 Câu hỏi 2: Nhận xét và so sánh về đặc điểm của thân cây trong các hình dưới đây.

Trả lời:

Nhận xét và so sánh về thân của các cây trong hình:

- Cây thân gỗ có thân khỏe, cứng, kích thước cao lớn, có cành và chắc chắn hơn.

- Cây thân thảo có thân mềm, kích thước ngắn và nhỏ nhưng linh hoạt hơn.

- Cây thân mọc đứng sẽ cao và cứng cáp hơn cây thân leo hoặc thân bò (mềm, yếu và thấp).

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 65 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 65 Câu hỏi 1: Kể tên một số cây thân gỗ hoặc thân thảo mà em biết. Chúng có thân đứng, thân leo hay thân bò?

Trả lời:

- Cây thân gỗ: cây bàng, cây phượng, cây ổi, cây hồng xiêm, cây mít, cây nhãn, cây xoài,... Những cây thân gỗ thường mọc đứng.

- Cây thân thảo: cây rau má, cây bạc hà, cây lúa, cây tía tô, cây bí, cây mướp, cây diếp cá,...

+ Cây thân đứng: cây tía tô, cây bạc hà, cây lúa

+ Cây thân leo: cây bí, cây mướp

+ Cây thân bò: cây rau má, cây diếp cá.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 65 Câu hỏi 2: Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây.

Trả lời:

STT

Tên cây

Thân gỗ

Thân thảo

Thân đứng

Thân leo

Thân bò

1

Cây phượng vĩ

x

 

x

   

2

Cây mồng tơi

 

x

 

x

 

3

Cây rau má

 

x

   

x

4

Cây bàng

x

 

x

   

5

Cây mướp

 

x

 

x

 

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 66 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 66 Câu hỏi 1: Tìm hiểu chức năng của thân cây.

Chuẩn bị: Ba bông hoa màu trắng và ba cốc nước:

  • Cốc 1 đựng nước

  • Cốc 2 đựng nước pha màu thực phẩm xanh

  • Cốc 3 đựng nước pha màu thực phẩm đỏ

Tiến hành: Cắm mỗi bông hoa vào một cốc nước đã chuẩn bị

Sau khoảng 3 giờ, màu sắc các bông hoa thay đổi như thế nào? Vì sao?

Kết luận: Qua thí nghiệm, hãy cho biết thân cây có chức năng gì.

Trả lời:

Sau khoảng 3 giờ, sư thay đổi màu sắc của các bông hoa ở 3 cốc là:

- Bông hoa ở cốc 1 vẫn giữ nguyên màu trắng như ban đầu.

- Bông hoa ở cốc 2 đổi sang màu xanh.

- Bông hoa ở cốc 3 đổi sang màu đỏ.

Giải thích:

- Cành hoa cắm ở cốc 1 không có màu nên hoa không bị đổi màu.

- Cành hoa ở cốc 2 có pha thực phẩm màu xanh nên mạch gỗ đã vận chuyển nước và muối khoáng từ dưới lên trên làm cho cánh hoa bị nhuộm màu xanh của nước pha thực phẩm màu.

- Cành hoa ở cốc 3 có pha thực phẩm màu đỏ nên mạch gỗ đã vận chuyển nước và muối khoáng từ dưới lên trên làm cho cánh hoa bị nhuộm màu đỏ của nước pha thực phẩm màu.

Qua thì nghiệm, thân cây có chức năng:

- Vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của cây.

- Vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá đến các bộ phận của cây.

Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 66 Câu hỏi 2: Vì sao cắm hoa vào nước giúp màu hoa tươi lâu?

Trả lời:

Cắm hoa vào nước giúp hoa tươi lâu hơn vì thân cây sẽ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của hoa giúp hoa có đủ các chất cần thiết để duy trì lâu hơn và tươi hơn.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 66 Câu hỏi 3: Thân cây còn có chức năng nào khác?

Trả lời: 

- Vận chuyển các chất từ rễ lên lá và từ lá đến các bộ phận khác để nuôi cây.

- Thân cây còn giúp nâng đỡ tán lá, hoa, quả.

3. Lá cây

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 67 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 67 Câu hỏi 1: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của lá cây.

Trả lời:

 Các bộ phận của lá cây bao gồm: gân lá, cuống lá, phiến lá.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 67 Câu hỏi 2: Nhận xét và so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của lá cây trong hình dưới đây.

Trả lời:

STT

Tên lá cây

Màu sắc

Kích thước

Hình dạng

1

Lá sắn

Màu xanh lục

Nhỏ

Lá dài, phiến lá thon cứng.

2

Lá sen

Mặt trên xanh đậm, nhẵn bóng; mặt dưới xanh nhạt, nhám

To

Mép lá hơi uốn lượn, gần tỏa tròn, nổi rõ ở mặt dưới

3

Lá khế

Màu xanh thẫm

Nhỏ

Theo dạng hình trái xoan nhọn ở đầu

4

Lá tía tô

Một mặt xanh, một mặt tím

Nhỏ

Hình trái tim, mép răng cưa

5

Lá chuối

Màu xanh

Rất to

Lá dài, hình bầu dục

Nhận xét:

- Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ hoặc vàng.

- Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá; trên phiến lá có gân lá.

- Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 67 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 67 Câu hỏi: Sưu tầm lá của một số loài cây. Chia sẻ với các bạn về sự giống nhau, khác nhau của những lá cây em sưu tầm được.

Trả lời:

Lá cây: Khế, cây Chuối,…

Giống nhau: Đều có màu xanh, mềm.

Khác nhau:

Đặc điểm

Lá cây Khế

Lá cây Chuối

Kích thước

Nhỏ

Rất to

Hình dạng

Theo dạng hình trái xoan nhọn ở đầu

Lá dài, hình bầu dục

Thông tin mở rộng

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 68 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 68 Câu hỏi: Dựa vào hình dưới đây, em hãy nêu chức năng của lá cây.

Trả lời:

Chức năng của lá cây:

- Thoát hơi nước.

- Trao đổi khí với môi trường.

- Quang hợp dưới ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất dinh dưỡng.

Thông tin mở rộng

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 68 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 68 Câu hỏi: Vì sao chúng ta nên trồng nhiều cây xanh?

Trả lời:

Chúng ta phải trồng nhiều cây xanh vì:

- Cây xanh có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, là một thành phần không thể thiếu của tự nhiên.

- Cây xanh hấp thụ khí các-bo-nic và thải ra khí ô-xy giúp môi trường sống của con người trong lành và sạch sẽ hơn.

- Cây xanh giúp ngăn chăn lũ, điều hòa không khí, chống xói mòn.

- Cây xanh được coi là lá phổi của Trái Đất. Trồng nhiều cây xanh làm giảm các khí thải độc hại thải ra môi trường, từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường.

4. Hoa và quả

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 69 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 69 Câu hỏi 1: Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa?

Trả lời:

Các bộ phận của hoa bao gồm: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 69 Câu hỏi 2: So sánh kích thước, màu sắc, mùi hương của hoa trong các hình dưới đây

Trả lời:

STT

Tên lá cây

Màu sắc

Kích thước

Mùi hương

1

Hoa hồng

Màu đỏ, màu hồng

Nhỏ

Mùi thơm dịu, nhẹ

2

Hoa li

Màu hồng đậm

Khá to

Mùi thơm nồng nàn.

3

Hoa sen

Màu trắng

Vừa

Mùi thơm ngan ngát,thanh khiết, nhẹ nhàng

4

Hoa ban

Màu hồng tím, hồng nhạt.

Nhỏ

Mùi thơm thoảng thoảng,  dễ chịu.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 69 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 69 Câu hỏi: Sưu tầm hoa của một số loài cây. Chia sẻ với các bạn về sự giống nhau, khác nhau của những hoa em sưu tầm được.

Trả lời:

Hoa của một số loài cây: hoa Hồng, hoa Ly, hoa Sen.

Giống nhau: đều có cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa.

Khác nhau:

Đặc điểm

Hoa Hồng

Hoa Sen

Màu sắc

Màu đỏ, màu hồng

Màu trắng

Kích thước

Nhỏ

Vừa

Mùi hương

Mùi thơm dịu, nhẹ

Mùi thơm ngan ngát, thanh khiết, nhẹ nhàng.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Quan sát

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi 1: Chỉ và nói tên các bộ phận của quả.

Trả lời:

Các bộ phận của quả: Vỏ quả, thịt quả và hạt.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi 2: So sánh hình dạng, kích thước, màu sắc, của quả trong các hình dưới đây.

T

STT

Tên lá cây

Hình dạng

Độ lớn

Màu sắc

1

Quả dưa hấu 

Hình bầu dục, vỏ dày và cứng.

Lớn

Vỏ màu xanh, thịt qua màu đỏ , hạt đen.

2

Quả cam

Hình cầu,vỏ mỏng

Vừa phải

Vỏ màu xanh, thịt quả màu cam, hạt màu cam nhạt.

3

Quả bơ

Hình dạng hơi dài và thon ở đầu, phình ra ở thân, vỏ mỏng, hơi cứng.

Vừa 

Vỏ màu xanh lục = đạm, thịt quả màu vàng, hạt to màu nâu.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi: Kể tên một số em đã từng ăn và cho biết bên trong quả có gì.

Trả lời: 

Một số quả em đã từng ăn:

- Quả táo: vỏ màu đỏ, thịt quả màu vàng nhạt và hạt màu đen.

- Quả chuối: vỏ màu vàng, thịt quả màu vàng nhạt và không có hạt.

- Quả dừa: vỏ màu xanh, thịt quả màu trắng, có nước dừa và không có hạt.

- Quả nhãn: vỏ màu nâu, thịt quả màu trắng trong, hạt màu đen.

- Quả bưởi: vỏ màu xanh, thịt quả màu hồng, có nhiều múi và hạt màu vàng nhạt.

- Quả mít: vỏ có gai, màu xanh, có nhiều múi mít, thịt quả màu vàng và hạt màu nâu.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Quan sát 

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi: Mô tả quá trình hạt trở thành cây cà chua có quả chín.

 

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi 1: Hoa, quả, hạt có chức năng gì?

Trả lời:

Chức năng của hoa, quả, hạt:

- Hoa: là cơ quan sinh sản của cây. Hoa tạo thành quả và hạt.

- Quả: Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.

- Hạt: bảo vệ phô nảy mầm thành cây mới.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 70 Câu hỏi 2: Vì sao người ta cần giữ lại hạt giống?

Trả lời:

Người ta cần giữ lại hạt giống để mang đi gieo hạt, trồng thành cây mới và duy trì giống của cây.

Xem thêm lời giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng năng của chúng

Bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật

Ôn tập Chủ đề: Thực vật và động vật

Bài 15: Cơ quan và tiêu hóa

Bài 16: Cơ quan tuần hoàn

1 781 lượt xem
Tải về