Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(–4; 2), B(–4; 5) và C(–1; 3). Chứng minh các điểm

Lời giải Bài 1 trang 28 Chuyên đề Toán 11 sách Chuyên đề học tập Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập.

1 400 03/07/2023


Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phép quay

Bài 1 trang 28 Chuyên đề Toán 11: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(–4; 2), B(–4; 5) và C(–1; 3).

a) Chứng minh các điểm A’(2; 4), B’(5; 4) và C’(3; 1) theo thứ tự là ảnh của A, B, C qua phép quay tâm O với góc quay –90°.

b) Gọi ∆A1B1C1 là ảnh của ∆ABC qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện phép quay tâm O với góc quay –90° và phép đối xứng qua Ox. Tìm tọa độ các đỉnh của ∆A1B1C1.

Lời giải:

a)

Bài 1 trang 28 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo

Với A(–4; 2) và A’(2; 4), ta có OA=4;2,OA'=2;4,AA'=6;2.

Do đó OA=OA'=25 và AA'=210.

Suy ra cosAOA'^=OA2+OA'2AA'22.OA.OA'=252+25221022.25.25=0.

Do đó AOA'^=90°.

Mà khi quay đoạn OA (với tâm O) theo hướng cùng chiều kim đồng hồ một góc 90° thì ta được đoạn OA’. Tức là, phép quay có góc quay lượng giác theo chiều âm một góc 90°.

Vì vậy góc lượng giác (OA, OA’) = –90°.

Vậy A’ là ảnh của A qua phép quay tâm O với góc quay –90°.

Chứng minh tương tự, ta thu được B’, C’ theo thứ tự là ảnh của B, C qua phép quay tâm O với góc quay –90°.

b) Từ câu a, ta có phép quay tâm O, góc quay –90° biến ∆ABC thành ∆A’B’C’.

Ta có: ∆A1B1C1 là ảnh của ∆A’B’C’ qua phép đối xứng trục Ox nên:

• A1 = ĐOx(A’), do đó hai điểm A1­ và A’(2; 4) có cùng hoành độ và có tung độ đối nhau, suy ra A1(2; –4).

• B1 = ĐOx(B’), do đó hai điểm B1­ và B’(5; 4) có cùng hoành độ và có tung độ đối nhau, suy ra B1(5; –4).

• C1 = ĐOx(C’), do đó hai điểm C1­ và C’(3; 1) có cùng hoành độ và có tung độ đối nhau, suy ra C1(3; –1).

Vậy tọa độ các đỉnh của ∆A1B1C1 thỏa mãn yêu cầu bài toán là A1(2; –4), B1(5; –4), C1(3; –1).

Bài 1 trang 28 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo

1 400 03/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: