TOP 40 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10 (có đáp án 2023): Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10.

1 4480 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Bài giảng Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Câu 1. Điểm bù ánh sáng là gì?

A. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

B. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.

C. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Đáp án: B

Giải thích:

Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.

Câu 2. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp như thế nào?

A. Kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

B. Bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

C. Lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

D. Nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Đáp án: C

Giải thích:

Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

Câu 3. Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt hiệu quả quang hợp như thế nào?

A. Cực đại.

B. Cực tiểu.

C. Mức trung bình

D. Trên mức trung bình.

Đáp án: A

Giải thích:

Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt hiệu quả cực đại.

Câu 4. Điểm bão hòa CO2 là gì?

A. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.

B. Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

C. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

D. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

Đáp án: C

Giải thích:

Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

Câu 5. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là?

A. 0,01%.

B. 0,02%.

C. 0,04%.

D. 0,03%.

Đáp án: D

Giải thích:

Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây có thể quang hợp là 0,008- 0,01 % và nồng độ thích hợp nhất là 0,03%

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao thì cường độ quang hợp sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 nên khi tăng nồng độ CO2 sẽ giúp tăng cường độ quang hợp.

Câu 7.  Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hợp là?

A. 15˚C – 25˚C

B. 35˚C – 45˚C

C. 45˚C – 55˚C

D. 25˚C – 35˚C

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp là nhiệt độ mà ở đó cường độ quang hợp có thể đạt tới ngưỡng lớn hơn hoặc bằng 90%. Thực vật quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 25˚C – 35˚C.

Câu 8. Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn?

A. Cây đồi trọc

B. Cây thủy sinh

C. Cây dưới tán rừng

D. Rêu.

Đáp án: A

Giải thích:

Cây ở đồi trọc có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn các cây còn lại do khu vực sinh sống của chúng tiếp nhận nhiều ánh sáng mạnh trong thời gian dài hơn so với khu vực sinh sống của các cây còn lại.

Câu 9. Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm no ánh sáng thấp nhất?

A. Cây đồi trọc.

B. Cây thủy sinh.

C. Cây vượt tán rừng.

D. Cây ở đồng cỏ thảo nguyên.

Đáp án: B

Giải thích:

Cây thủy sinh có điểm bù và điể no ánh sáng thấp hơn các cây còn lại do khu vực sinh sống của chúng tiếp nhận ít ánh sáng hoặc cường độ chiếu sáng yếu.

Câu 10: Loại ánh sáng nào dưới đây xúc tác cho qua trình tổng hợp cacbohidrat?

A. Ánh sáng xanh tím

B. Ánh sáng vàng

C. Ánh sáng trắng

D. Ánh sáng đỏ

Đáp án: D

Giải thích:

- Ánh sáng đỏ kích thích tổng hợp cacbohidrat

- Ánh sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp axit amin và protein

- Ánh sáng vàng và ánh sáng trắng không được thực vật sử dụng

Câu 11: Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

Đáp án: C

Giải thích:

 

Câu 12: Cường độ ánh sáng tăng thì

A. Ngừng quang hợp
B. Quang hợp giảm
C. Quang hợp tăng
D. Quang hợp đạt mức cực đại

Đáp án: C

Giải thích:

 

Câu 13: Quá trình quang hợp cần phải có bao nhiêu nhân tố sau đây?

1. Ánh sáng
2. CO2
3. H2O
4. O2
Bộ máy quang hợp
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3

Đáp án: A

Giải thích:

 

Câu 14: Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là

A. 0,01%.
B. 0,02%.
C. 0,04%.
D. 0,03%.

Đáp án: D

Giải thích:

 

Câu 15: Nước ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

A. Là nguyên liệu quang hợp
B. Điều tiết không khí
C. Ảnh hưởng đến quang phổ
D. Cả A và B

Đáp án: D

Giải thích:

 

Câu 16: Khi sống ở môi trường có khí hậu khô nóng, cac loài cây thuộc nhóm nào sau đây có hô hấp sáng?

A. Cây thuộc nhóm C3
B. Cây thuộc nhóm C4
C. Cây thuộc nhóm C3 và C4
D. Cây thuộc nhóm thực vật CAM

Đáp án: A

Giải thích:

 

Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Đáp án: C

Giải thích:

 

Câu 18: Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

 

Câu 19: Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?

1. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
2. Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
3. Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.
4. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
5. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.
Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (1), (2), (3), (4) và (5).

Đáp án: C

Giải thích:


Câu 20: Quan sát đồ thị sau:

1. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO2 của một loài thực vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí.
2. Tốc độ cố định CO2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng tới một giới hạn nhất định thì dừng lại, mặc dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng. Lúc này, để tăng tốc độ cố định CO2 phải tăng nồng độ CO2.
3. Đường a thể hiện phần mà tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố ánh sáng. Đường b thể hiện phần tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ CO2.
4. a và b là biểu thị sự phụ thuộc vào nồng độ CO2 của hai loài khác nhau.
Số nhận định đúng với đồ thị trên là:

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng có đáp án

1 4480 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: